Vai trò của Đảng bộ cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa

1.2.1. Vai trò của Đảng bộ cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa

Một trong những kinh nghiệm của công tác triển khai DĐĐT đạt kết quả cao là có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng cơ sở. Nơi nào cấp ủy Đảng cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ, bộ mặt “tam nông” mới có những chuyến biến tích cực.

Thứ nhất, Đảng ủy cơ sở có vai trò xây dựng Nghị quyết để triển khai công tác DĐĐT.

Để tiến hành DĐĐT, Đảng cơ sở phải xây dựng Nghị quyết về công tác DĐĐT trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên. Từ đó, Đảng ủy cơ sở chỉ đạo giao quyền, trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân để tiến hành các công việc cụ thể theo đúng quy trình. Hiện nay ở nƣớc ta, về cơ bản các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở cũng nhƣ các cán bộ, đảng viên tại các địa phƣơng đã nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của mình trong công tác DĐĐT. Những nhiệm vụ mà Đảng ủy địa phƣơng ƣu tiên thực hiện là tăng cƣờng tuyên truyền để ngƣời dân hiểu và đồng thuận trong công tác DĐĐT, đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ tầng, kinh tế - kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp và không ngừng nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng… Để thực hiện đƣợc những chủ trƣơng đó, Đảng ủy cơ sở đã xác định việc tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ với ngƣời dân là yếu tố then chốt.

Thứ hai, Đảng ủy cơ sở có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành việc thực hiện công tác DĐĐT.

DĐĐT là một chủ trƣơng có tính chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm xây dựng nông nghiệp, nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đƣợc triển khai trên phạm vi cả nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là sự lãnh đạo của cấp ủy địa phƣơng. Nắm vững tinh thần đó, Đảng ủy cơ sở phải tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác DĐĐT theo đúng chỉ thị của cấp trên. Đảng ủy cơ sở cần phải tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tƣ tƣởng để mọi ngƣời dân nhận thức đƣợc sự cần thiết, tính tất yếu khách quan phải tiến hành chuyển đổi ruộng đất.

Để công tác DĐĐT thành công, tập thể ban chấp hành Đảng bộ cơ sở phải đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, mạnh dạn và quyết tâm đổi mới phƣơng thức lãnh đạo cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng.

Thứ ba, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong công tác DĐĐT.

Đảng ủy đã chỉ đạo từng nhiệm vụ cụ thể trong hệ thống chính trị, mỗi chỉ tiêu, kế hoạch phải đƣợc triển khai một cách hiệu quả nhất. Mỗi cán bộ, đảng viên trong thôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, thông suốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, gƣơng mẫu đi đầu trong công tác DĐĐT, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, hiến đất làm đƣờng giao thông, đóng góp ngày công... Những việc làm thiết thực, cụ thể của cán bộ, đảng viên đã tác động trực tiếp đến ngƣời dân, giúp họ nhận thức rõ DĐĐT là nhiệm vụ quan trọng của địa phƣơng. Hiện nay, cán bộ, đảng viên tại địa phƣơng đã nhận thức sâu sắc vai trò của mình, tích cực tham gia. Trong đó, việc quan trọng là tuyên truyền, để ngƣời dân hiểu ý nghĩa, đồng thuận và ủng hộ chƣơng trình. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã thực sự là một khối thống nhất, cùng hƣớng về một mục tiêu là sớm hoàn thành nhiệm vụ DĐĐT.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tất cả mọi việc phải công khai trƣớc dân, để nhân dân đƣợc bàn bạc, đƣợc tham gia xây dựng, đặc biệt phải phát huy tối đa vai trò của cán bộ, đảng viên, đây là lực lƣợng ít hơn nhƣng phải mạnh hơn và luôn tiên phong đi đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)