Giải pháp đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 107 - 124)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công

3.2.3. Giải pháp đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hộ

hội ở cơ sở

DĐĐT cần sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó, mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ của mình. Với tƣ cách là tổ chức đại diện cho các tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ, thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, Mặt trận giữ vai trò quan trọng trong triển khai công tác DĐĐT. Để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này, xin đề xuất một số giải pháp.

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác DĐĐT trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp và trong các tầng lớp nhân dân.

Trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng, nhất là việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng và đƣa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, thì công tác thông tin tuyên truyền, vận động bao giờ cũng đƣợc xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mà các cấp, các ngành đều phải quan tâm thực hiện. Có thể khẳng định, thông qua công tác thông tin tuyên truyền, vận động tốt sẽ làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nghiêm đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Công tác tuyên truyền về chƣơng trình Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng nông thôn mới trong hệ thống Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên cần đƣợc đẩy mạnh thực hiện sâu rộng, đặc biệt trong công tác DĐĐT là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc cũng không nằm ngoài hệ thống đó. Công tác tuyên truyền phải thực hiện thƣờng xuyên. Hình thức tuyên truyền cần phong phú, đa dạng. Thông qua hoạt động tuyên truyền kịp thời nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân cũng nhƣ những vấn đề nhân dân chƣa thông suốt trong việc thực hiện chủ trƣơng này. Mục đích cuối cùng của công tác tuyên truyền là tạo sự đồng thuận trong nhân dân về nhận thức để tiến hành thành công công tác DĐĐT trên địa bàn toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, phát huy tính dân chủ, tạo đồng thuận cao trong tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để ngƣời dân đƣợc bàn, đƣợc tham gia, các

chƣơng trình kế hoạch đƣợc công khai, công tác đƣợc minh bạch hóa, là điều kiện để ngƣời dân tin tƣởng và đồng thuận.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của cán bộ Mặt trận về vai trò của tổ chức mình trong công tác DĐĐT đất nông nghiệp.

Mỗi cán bộ cần nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc DĐĐT trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ Mặt trận về vai trò của tổ chức mình trong công tác DĐĐT cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, rèn luyện đạo đức, lối sống để nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ Mặt trận. Giáo dục cán bộ Mặt trận các cấp thể hiện vai trò tiên phong, gƣơng mẫu trong thực hiện chủ trƣơng DĐĐT, phát hiện, bồi dƣỡng những cán bộ Mặt trận cấp cơ sở có kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhiệt tình, có trách nhiệm với quê hƣơng để nhân điển hình, nêu gƣơng cho quần chúng noi theo. Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ mặt trận. Nội dung tập huấn nên chú trọng về tổng quan về công tác DĐĐT; các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về DĐĐT; kỹ năng chuyển tải bộ tiêu chí; kết quả đạt đƣợc qua 3 năm triển khai thực hiện DĐĐT trên địa bàn toàn tỉnh, cách lồng ghép nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện công tác này.

Thứ ba, kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể gương mẫu trong DĐĐT và hiến đất xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi của địa phương.

Tỉnh Hải Dƣơng đang phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lƣợng xã nông thôn mới, với nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, do thiếu chủ động nguồn nƣớc nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, các tiêu chí về giao thông và thủy lợi chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển. Những tuyến đƣờng giao thông nội đồng và kênh mƣơng thủy lợi đang xây dựng hôm nay, sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngƣời dân địa phƣơng và tập thể gƣơng mẫu trong phong trào DĐĐT, hiến đất xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, làm tốt chức năng phản biện, giám sát của Mặt trận Tổ quốc trong công tác DĐĐT, định kỳ sơ kết, tổng kết, kịp thời điều chỉnh các vấn đề liên quan nhằm phát huy cao nhất vai trò của Mặt trận Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở là tổ chức rộng rãi, mang tính đại diện rất lớn, có vai trò đoàn kết toàn dân, là cầu nối giữa Đảng bộ cơ sở, chính quyền ở cơ sở và nhân dân.

Thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc sẽ góp phần quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội. Do đó, cần thúc đẩy việc hoàn thiện cơ chế quản lý các quá trình này. Điều quan trọng hiện nay là các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc phải tránh đƣợc căn bệnh nhà nƣớc hoá, hành chính hoá. Vì muốn phản biện thì phải đứng ở một vị trí khác, ở góc nhìn khác với ngƣời có dự án cần phản biện. Một khi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc đã bị nhà nƣớc hoá và hành chính hoá thì họ chỉ có thể làm đƣợc công việc chuyển tải các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc đến dân chúng, chứ không làm đƣợc chức năng tạo ra tƣơng tác sống động giữa nhân dân và Nhà nƣớc. Muốn vậy, phải thể chế hoá và hiện thực hoá chức năng phản biện của Mặt trận Tổ quốc.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện quy hoạch xây dựng, vấn đề thu chi tài chính, đền bù giải phóng mặt bằng, sự đóng góp của nhân dân, bảo đảm công khai minh bạch. Coi trọng việc giám sát của Ban thanh tra nhân dân, phát hiện những sai sót để chấn chỉnh kịp thời. Kiện toàn lại Ban giám sát đầu tƣ của cộng đồng theo hƣớng chú trọng năng lực của các thành viên.

Vào dịp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm, cùng với sơ kết, tổng kết công tác Mặt trận nói chung, cần sơ kết, tổng kết việc Mặt trận tham gia triển khai công tác DĐĐT, rút kinh nghiệm các xã làm điểm, làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc phối hợp với chính quyền, đoàn thể chỉ đạo thực hiện những vấn đề trọng tâm, nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề huy động và sử dụng vốn xây dựng... Mỗi vấn đề đều đánh giá làm rõ kết quả, rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch thực hiện các bƣớc tiếp theo .

Thứ năm, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, lãnh đạo thực hiện tốt khối liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức ở từng địa phương.

Tăng cƣờng vai trò tích cực của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở. DĐĐT là một chủ trƣơng lớn và đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng yêu cầu CNH - HÐH nông nghiệp, nông thôn. Ðể thực hiện đƣợc công tác này, sự vào cuộc của các tổ chức mặt trận, chi bộ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... ở các xã, thôn, xóm, tổ, đội, khu dân cƣ là rất quan trọng. Vì đây là những đoàn thể tiếp xúc gần nhất, trực tiếp nhất với dân trong triển khai, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, bàn bạc, giải quyết, phản ánh tâm tƣ nguyện vọng của dân. Mặt khác hầu nhƣ hộ gia đình nào cũng có những thành viên không là đảng viên thì cũng là hội viên của các tổ chức này, đây là những hạt nhân tích cực trong mỗi hộ vừa là đối tƣợng để triển khai thực hiện vừa là chủ thể tích cực vận động, tuyên truyền, giải thích để tạo sự đồng thuận trong mỗi hộ gia đình.

Trong thời gian qua, một trong những vấn đề bức xúc trong khu vực nông thôn của vùng là do sự hạn chế của đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nông dân. Đội ngũ cán bộ này là những ngƣời gần dân nhất và là những ngƣời trực tiếp giải quyết các vấn đề của nông dân nhƣ: vấn đề đất đai; giải phóng mặt bằng; triển khai ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn... Để đẩy nhanh tiến độ DĐĐT, giải pháp này nhằm nâng cao khả năng vận dụng, triển khai đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc đối với nông dân.

Thứ sáu, Mặt trận và các đoàn thể xã hội tạo điều kiện nâng cao năng lực của nông dân trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào DĐĐT trong thời gian tới.

Từ thực trạng sản xuất, kinh doanh của nông dân trong tỉnh, cho thấy muốn đẩy nhanh quá trình DĐĐT, phải nâng cao năng lực của nông dân, đặc biệt là năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, để từng bƣớc nâng cao

năng suất và chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp.Vì vậy, đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở cần tổ chức quán triệt sâu rộng để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở địa bàn nông thôn có nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng vai trò tổ chức chỉ đạo thực hiện của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. Tăng cƣờng đào tạo cán bộ, đào tạo nghề cho ngƣời lao động dƣới nhiều hình thức đa dạng và thích hợp để họ thực sự tiếp thu đƣợc và có khả năng phổ cập nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

Phát động phong trào rộng lớn trong nông dân, hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, trong các doanh nghiệp nhà nƣớc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngƣ nghiệp cũng nhƣ trong các doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài, trong các nhà quản lý, các nhà khoa học để đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn nhằm tạo ra bƣớc chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh thu nhập, tích luỹ cho hộ nông dân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh để khoa học và công nghệ trở thành nhu cầu thực sự trong sản xuất và đời sống ở các nông thôn.

Tập trung các lực lƣợng khoa học và công nghệ vào giải quyết những vấn đề bức xúc trong CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhƣ tạo các giống mới giá trị kinh tế cao; áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch; phát triển mạnh ngành nghề ở nông thôn. Khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng lao động, đất đai, mặt nƣớc, rừng, biển, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững, hƣớng vào xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, hƣớng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới, phổ cập tri thức thông tin, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, hiệu quả sản

Thứ bảy, Mặt trận và các tổ chức chính trị cơ sở đúc rút kinh nghiệm về giải quyết những khó khăn do lịch sử để lại khi triển khai thực hiện DĐĐT đất nông nghiệp.

Tỉnh Hải Dƣơng, đang có hiện tƣợng nông dân thấy sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả, nên họ không còn thiết tha với đồng ruộng. Có nhiều ý kiến nói rằng việc mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất khiến nông dân không có đất để sản xuất, nhƣng cũng có vùng nông dân để đất trắng không sản xuất. Nhằm giải quyết vấn đề này, Mặt trận đang tập trung cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền vận động nhân dân làm thế nào để tận dụng nguồn tài nguyên, nguồn đất của mình phát triển sản xuất bằng cách có thể là chuyển đổi để ngƣời ta tích tụ ruộng đất lại, đổi mới phƣơng thức sản xuất thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao và thƣơng hiệu. Từ đó giúp ngƣời nông dân ổn định cuộc sống.

Hiện nay mỗi hộ gia đình có khoảng 3, 4 sào Bắc Bộ nhƣ vậy sản xuất không hiệu quả, nhƣng 10 - 20 hộ gia đình dồn lại cho một ngƣời đứng ra sản xuất theo mô hình mới đang thu đƣợc hiệu quả cao. Mặt trận hiện cần tới những vùng nông dân không thiết tha với đồng ruộng để vận động những hộ này tích tụ ruộng đất.

Trong quá trình thực hiện, một số hộ nông dân không đồng tình dẫn đến không thể thực hiện kế hoạch DĐĐT của địa phƣơng. Do vậy, phải áp dụng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, khi phƣơng án xây dựng đƣợc trên 80% nhân dân đồng tình ủng hộ là có thể triển khai thực hiện. Thông qua thực hiện DĐĐT, Mặt trận với vai trò chức năng nhiệm vụ của mình đã đi sâu sát tới cơ sở để nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng, cùng với chính quyền vận động nhân dân. Có những mô hình vận động thực sự có hiệu quả. Đến từng gia đình, đặc biệt ở một số vùng trũng, vùng sâu mà ngƣời ta vẫn giữ lối sản xuất cũ để phân tích cho ngƣời dân thấy, không sản xuất theo cách thức mới thì năng suất chất lƣợng không cao, không đồng đều. Chính quyền phải vận động làm sao để ngƣời dân sở hữu ruộng đất có thể cho đối tƣợng nào đó thuê lại để sản xuất lớn, sản xuất nông nghiệp sạch rồi chính gia đình cho thuê đất có thể đi làm thuê cho ngƣời đứng ra sản xuất lớn, hay những mô hình sản xuất sạch đang đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh.

Tiểu kết chƣơng 3

CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và điều kiện sinh thái của từng vùng; góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

DĐĐT là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đƣa sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung; nhiều mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày một hoàn thiện, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất của nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn đƣợc củng cố, dân chủ cơ sở đƣợc phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn ổn định.

DĐĐT là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận đóng vai trò nòng cốt trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

DĐĐT phải tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã, thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí, kế thừa, lồng ghép các chƣơng trình, dự án và các cuộc vận động, các phong trào quần chúng đang đƣợc triển khai ở nông thôn, nhất là phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, theo phƣơng châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cƣ là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 107 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)