Định hướng đối với chính quyền cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hƣớng nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công

3.1.2. Định hướng đối với chính quyền cơ sở

Thứ nhất, chính quyền cơ sở xác định chủ trương CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị cấp cơ sở.

Quá trình đổi mới của đất nƣớc, trên cơ sở đổi mới tƣ duy lý luận, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, và chính lĩnh vực này đã mở đƣờng cho các chính sách đổi mới. Nhƣng thực tế thời gian qua

cho thấy, dƣờng nhƣ nhận thức của xã hội đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn chƣa theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn. Những chính sách với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hoạch định nhƣ: vốn cho sản xuất - kinh doanh, việc làm, phát triển thị trƣờng, xây dựng kết cấu hạ tầng… lại chƣa phản ánh lộ trình phát triển của kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, cũng nhƣ những vấn đề mới đặt ra từ quá trình dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đã đến lúc, nhận thức của xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần phải đổi mới so với hiện nay. Thực tiễn bức xúc trong khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cuộc khủng hoảng lƣơng thực trên thế giới nổ ra từ đầu năm 2006 cho thấy rõ nhu cầu khách quan này.

Nghị quyết số 26- NQ/T.Ƣ “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” của Hội nghị BCH Trung ƣơng Ðảng lần thứ 7 (khóa X) đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chƣa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trƣơng, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhƣng chậm đƣợc điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Ðảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế.

Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở phải xác định chủ trƣơng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị cơ sở. Sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn phải đáp ứng đƣợc mục tiêu và các yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đến lƣợt nó, sự phát triển nông

nghiệp, nông thôn bền vững phải đảm bảo: bền vững về sinh thái; lợi ích về kinh tế; lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng.

Dựa trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 - 2020, Ban Chỉ đạo DĐĐT của các địa phƣơng tổng hợp nhu cầu quỹ đất phục vụ xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, trƣờng học, nhà văn hoá, sân thể thao, đất nghĩa trang, nghĩa địa... để nhân dân bàn bạc, quyết định hiến, góp đất. Khi đã có quỹ đất, tiếp tục vận động nhân dân đóng góp tiền của để có kinh phí chỉnh trang đồng ruộng.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện các Đề án: “Xây dựng và phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, “Kiên cố hóa hệ thống kênh tưới trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 - 2020” góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và thực hiện kế hoạch “Dồn ô đổi thửa” giai đoạn II.

Kiên cố hoá hệ thống kênh tƣới giai đoạn 2013 - 2020 nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi thông qua việc tiết kiệm nƣớc, tiết kiệm điện, giảm chi phí sửa chữa và chi phí quản lý vận hành, phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất các sản phẩm hàng hoá sạch có chất lƣợng, giá trị cao đáp ứng thị trƣờng; góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn và hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2013 - 2020 kiên cố hóa khoảng: 1.000 km, kinh phí đầu tƣ ƣớc tính: 2.778,453 tỷ đồng.

Chính quyền cơ sở lập quy hoạch, kế hoạch kiên cố hóa kênh tƣới thuộc xã, phƣờng, thị trấn phù hợp theo quy hoạch thủy lợi và đề án, các quy hoạch khác có liên quan phù hợp thực tiễn của địa phƣơng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Làm nhiệm vụ chủ đầu tƣ các dự án kiên cố hóa kênh tƣới do cấp xã quản lý, thành lập Ban quản lý dự án cấp xã để thực hiện (có thể ghép với Ban quản lý dự án chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã). Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí kiên cố hóa kênh tƣới và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ trƣớc pháp luật. Giải phóng mặt bằng, giải tỏa vi phạm các tuyến kênh do Sở

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tƣ. Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia chƣơng trình kiên cố hóa kênh tƣới; phổ biến, giáo dục công dân các quy định của pháp luật về bảo vệ, quản lý, khai thác công trình thủy lợi để mọi ngƣời tự giác thực hiện; phát hiện và tổ chức xử lý kịp thời các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn. Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện Đề án tại địa phƣơng.

Mục đích của đề án nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, tiết kiệm nƣớc, tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho bơm tƣới, giảm chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng công trình, máy móc thiết bị, nạo vét kênh mƣơng, chi phí quản lý vận hành, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, giảm tình trạng vi phạm lấn chiếm bờ kênh; góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn và hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tăng diện tích tƣới của các trạm bơm do doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi quản lý, từng bƣớc xoá bỏ một cách hợp lý các trạm bơm, điểm bơm dã chiến do các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý diện tích tƣới chồng lấn, kém hiệu quả. Tiết kiệm đƣợc diện tích đất làm kênh mƣơng cũ (khoảng 200 ha – 250 ha) chuyển sang mở rộng đƣờng giao thông nông thôn và đƣờng ra đồng sản xuất hoặc tận dụng để sản xuất nông nghiệp. Từng bƣớc tiến tới tƣới tiêu chủ động khoa học, thoả mãn nhu cầu dùng nƣớc của các loại cây trồng trong từng thời kỳ sinh trƣởng, phát triển, phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất các sản phẩm hàng hoá có chất lƣợng, giá trị cao, sạch, chủ động kịp thời hơn. Thành công của đề án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng, cơ sở; ổn định trật tự xã hội, tăng cƣờng sự đoàn kết thống nhất của các tầng lớp nhân dân, nêu cao vai trò làm chủ của nhân dân. Qua đó, nâng cao nhận thức, năng lực cho các cấp chính quyền và tầng lớp nhân dân để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Thứ ba, chính quyền cơ sở nghiên cứu, chỉ đạo tiếp tục triển khai công tác DĐĐT tại các địa phương chưa tiến hành DĐĐT thành công, góp phần xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, theo báo cáo sơ kết một năm thực hiện Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 13-9-2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng về DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 8-2014 cơ bản các xã đã triển khai xây dựng đề án, phƣơng án dồn điền, đổi thửa. Tuy nhiên một số xã chƣa đạt chỉ tiêu đề ra (vẫn còn trên 2 thửa/hộ Hồng Thái, Ninh Thành (Ninh Giang); Đức Xuyên (Gia Lộc); Tứ Xuyên, Dân Chủ (Tứ Kỳ)[38]. Chính vì vậy, chính quyền cơ sở cần đẩy mạnh hơn nữa công tác DĐĐT tại các địa phƣơng chƣa tiến hành thành công nhằm tiến tới mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong Bộ tiêu chí quốc gia của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật có 6 nội dung: Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ và chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên; xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

Nhƣ vậy, DĐĐT là câu chuyện dƣờng nhƣ đã trở nên quá quen thuộc với ngƣời dân tỉnh Hải Dƣơng những năm qua. Và mặc dù không phải là tiêu chí bắt buộc trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên đây lại đƣợc ví nhƣ chìa khóa để thực hiện các tiêu chíxây dựng nông thôn mới. DĐĐT là một công việc khó khi triển khai nhƣng nếu nhƣ làm tốt công tác này thì sẽ giúp đẩy mạnh tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, khuyến khích, thu hút đầu tư theo “tinh thần tất cả vì nông nghiệp”.

Có thể nói, chƣa bao giờ tỉnh Hải Dƣơng có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhƣ thời gian qua. Nhất là sự hỗ trợ về cơ

chế, chính sách để các địa phƣơng tập trung DĐĐT. Hiện nay, do tốc độ thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp nhanh so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra. Mục tiêu của tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020 là “Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp kết hợp phát triển tiểu thủ công nghiệp, và làng nghề trong nông thôn, đào tạo, chuyển đổi nghề để giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 70,57% năm 2005 xuống 53% năm 2010 và 35% năm 2020”. Tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào khu vực nông thôn của huyện, phát triển các hình thức tổ chức sẳn có nhƣ: hợp tác xã, tổ hợp tác để hƣớng dẫn nông dân tiếp cận, gia nhập thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đặc biệt đối với các mặt hàng có lợi thế. Nhờ công nghiệp vƣợt bậc mà kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ cao, liên tục trong khoảng 10 năm qua.

Trong đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020”, Hải Dƣơng hƣớng đến một nền nông nghiệp tập trung, hiện đại, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm chất lƣợng, có tính cạnh tranh cao. Tỉnh đã xây dựng cơ chế hỗ trợ cho vùng sản xuất tập trung, sản xuất an toàn và ứng dụng công nghệ cao.

Để thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh có cơ chế hỗ trợ 100 nghìn đồng/m2 nhà màng và 50 nghìn đồng/m2 nhà lƣới. Vùng nuôi thủy sản tập trung có quy mô từ 20 ha/vùng trở lên đƣợc hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng hạ tầng. Tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ con giống gia súc, gia cầm và cơ sở chuồng trại lên tới 3 tỷ đồng/dự án. Nhằm nâng cao năng lực bảo quản, chế biến nông sản, tỉnh có cơ chế hỗ trợ tối đa 5 tỷ đồng/dự án để mua máy móc, thiết bị và xây dựng hạ tầng.

Hải Dƣơng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đƣợc miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, đƣợc đối trừ tiền thuê đất đối với các dự án đầu tƣ đã ứng vốn để bồi thƣờng giải phóng mặt bằng... Hiện tại, tỉnh đang xây dựng đề án tích tụ ruộng đất, nới hạn điền để tạo cơ sở nền tảng cho các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)