7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Những hạn chế của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổ
Trong những năm qua, việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác DĐĐT ở tỉnh Hải Dƣơng mặc dù đã đạt những kết quả tích cực song về cơ bản, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế.
- Hạn chế về vai trò tổ chức cơ sở Đảng
Trong thời gian qua, mặc dù tỉnh Hải Dƣơng đã quan tâm tới việc xây dựng chủ trƣơng chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhƣng hệ thống chính sách kinh tế - xã hội hiện nay thiết lập chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn chồng chéo nhau. Thực tế đúng nhƣ Đảng ta trong nghị quyết 26/ NQ –TW
đã đánh giá: “...chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trƣơng, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhƣng chậm đƣợc điều chỉnh, bổ sung kịp thời… vai trò của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Ðảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế [ 38, tr. 241 ].
Thứ nhất, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác DĐĐT chưa tốt làm cho tiến độ thực hiện DĐĐT còn chậm, chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đã đề ra.
Trong quá trình triển khai việc DÐÐT, nhất là ở cấp cơ sở, một số nơi đã nảy sinh tiêu cực, khiếu kiện kéo dài. Ðể xảy ra tình trạng này, ngoài nguyên nhân do đội ngũ cán bộ cơ sở thực hiện DÐÐT thiếu công khai, dân chủ, trình độ và nhận thức hạn chế; còn do cấp ủy, chính quyền và một số ngành liên quan thiếu sự hƣớng dẫn cụ thể, chỉ đạo sâu sát. Việc DÐÐT phải đặt dƣới sự chỉ đạo tập trung của cấp ủy, chính quyền, có sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội và sự đồng thuận của ngƣời dân. Phƣơng án thực hiện DÐÐT phải đƣợc bàn bạc dân chủ, công khai theo đúng Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở; tuân thủ Luật Ðất đai và các văn bản pháp luật hiện hành; căn cứ vào quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết nông thôn mới; tạo sự đồng thuận cao, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa hộ dân và tập thể... Việc thực hiện chủ trƣơng DĐĐT cũng chƣa thực sự xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, thậm chí có nơi còn vi phạm quyền của ngƣời sử dụng đất. Bên cạnh đó, còn tình trạng đội ngũ cán bộ chƣa gƣơng mẫu, lợi dụng DĐĐT để mƣu lợi cho bản thân và gia đình, chƣa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong DĐĐT. Mặt khác, ở một số địa phƣơng, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng chỉ đạo thiếu kiên quyết, việc phối hợp giữa các tổ công tác với các tiểu ban thực hiện DĐĐT ở các địa phƣơng thiếu gắn kết, chất lƣợng công việc không cao. Thậm chí có nơi có lúc còn vi phạm, gây hậu quả phức tạp, làm mất lòng tin của đảng viên, của nhân dân, làm mất ổn định an ninh, trật tự tại địa phƣơng.
hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà chạy theo phong trào, theo thành tích với mục đích là hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Do đó, khi xây dựng, xét duyệt phƣơng án, kế hoạch, quan tâm nhiều đến việc giảm số thửa, tăng diện tích thửa, ghép thửa một cách máy móc, không phù hợp với thực tế. Việc DĐĐT thực hiện trên tất cả các địa hình với mọi loại đất, mọi loại cây trồng mà không quan tâm đến việc tạo thành một thửa, một vùng chuyên canh hoàn chỉnh nên hiệu quả DĐĐT theo mục tiêu đề ra chƣa cao.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, tổ chức, học tập quán triệt chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách DĐĐT tới cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân ở một số cơ sở xã, phường, thị trấn còn hạn chế.
Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác DĐĐT còn chƣa đƣợc thông suốt và chƣa thực sự mạnh mẽ. Hệ thống chính trị địa phƣơng chƣa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của DĐĐT. Nhiều địa phƣơng còn chủ quan, nặng về hình thức trong thực thi công việc, chƣa tính đến nhu cầu thực tế của ngƣời nông dân. Bên cạnh đó, sự chi phối của quá nhiều các bộ luật, điều luật cũng là một trong những tác nhân làm giảm hiệu quả công tác DĐĐT. Các quy định của pháp luật về thực hiện DĐĐT chƣa cụ thể rõ ràng, dẫn đến trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn do trình tự, thủ tục phức tạp làm cho các cấp chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân khó thực hiện. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ cán bộ địa chính còn nhiều hạn chế, công tác lƣu trữ bản đổ, sổ địa chính thực hiện chƣa nghiêm, không cập nhật thƣờng xuyên, làm thất lạc, mất mát, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn nhìn chung còn yếu và thiếu về chuyên môn, lý luận. Khả năng, năng lực lãnh đạo điều hành còn rất hạn chế.
Tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu xa rời quần chúng nhân dân của một bộ phận cán bộ cơ sở, gây giảm sút sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng. Các cơ quan chuyên môn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về số lƣợng thửa đất/ hộ thích hợp; diện tích, kích thƣớc một thửa đất bao nhiêu là
phù hợp với từng cây, con, từng địa hình, điều kiện tƣới tiêu, khả năng cơ giới hóa… để các xã có căn cứ xây dựng phƣơng án, kế hoạch thực hiện. Do đó, sau DĐĐT, diện tích thửa đã lớn hơn trƣớc, nhƣng kích thƣớc thửa chƣa hợp lý, nhiều nơi thửa đất có chiều rộng quá hẹp, chiều dài quá lớn, một số nơi nông dân vẫn phải cắm vè, chia mảnh để sản xuất.
Ngoài những nguyên nhân do đặc thù đồng đất khó dồn đổi, ở một số địa phƣơng triển khai DĐĐT còn chƣa quyết liệt, chƣa đúng quy trình theo hƣớng dẫn, còn ngại khó, ngại khổ, chƣa tích cực vận động nhân dân khiến ngƣời dân chƣa đồng tình. Có nơi ngƣời dân lại lợi dụng những khó khăn trong DĐĐT để quấy rối. Một số nơi còn tồn tại vƣớng mắc trong quản lý đất đai từ nhiều nhiệm kỳ trƣớc, ngƣời dân gây sức ép, đòi hỏi phải giải quyết các tồn tại mới nhận ruộng. Cùng với đó là công tác tuyên truyền, vận động nhân dân vẫn còn hạn chế, ngƣời dân chƣa thấy đƣợc lợi ích trƣớc mắt và lâu dài của công tác DĐĐT…
Nói tóm lại, một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chƣa thực sự coi trọng công tác DĐĐT, chƣa quan tâm đến quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, chƣa chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là xây dựng chƣơng trình thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng có giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích; công tác triển khai chƣa triệt để, chƣa nghiêm túc thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc; vẫn còn một ít cán bộ và nhân dân nhận thức về ý nghĩa việc DĐĐT chƣa thực sự thông suốt, kinh phí để phục vụ cho công tác DĐĐT còn gặp nhiều khó khăn, công tác chuyển đổi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT vẫn còn kéo dài, nguồn kinh phí để hoàn thiện hệ thống kênh mƣơng, thủy lợi còn gặp nhiều khó khăn và chƣa đồng bộ.
- Hạn chế về vai trò của chính quyền cơ sở:
Hiện nay vƣớng mắc lớn gây ảnh hƣởng tiến độ DĐĐT là sự vào cuộc của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền ở cơ sở chƣa thật sự tích cực. Bên cạnh đó, sự đồng thuận, hợp tác của một số hộ sản xuất nông nghiệp chƣa cao.
Trong quá trình triển khai công tác DĐĐT, ở nhiều địa phƣơng, yếu tố minh bạch trong thực thi chƣa đƣợc đề cao, cán bộ làm công tác DĐĐT chuyên quyền, đốt cháy giai đoạn, chạy tiến độ, thậm chí một số cán bộ vin vào để trục lợi… dẫn đến ngƣời dân phản kháng. Việc thành lập lại hoặc củng cố Ban chỉ đạo DĐĐT, việc ban hành chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch tiếp tục thực hiện DĐĐT gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn các xã, thị trấn chậm đƣợc triển khai, hoặc có triển khai nhƣng quá trình kiểm tra, đôn đốc không thƣờng xuyên nên hiệu quả thấp. Một số địa phƣơng, trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ xã, hợp tác xã nông nghiệp, thôn, đội sản xuất còn hạn chế nên lúng túng, chậm trễ trong quá trình thực hiện chủ trƣơng DĐĐT.
Thứ nhất, công tác tham mưu và vai trò quản lý đất đai của chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế nên tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phức tạp.
Công tác quản lý đất đai ở cơ sở thời gian qua còn buông lỏng, khi thực hiện DĐĐT phải quy chủ, xác định đúng diện tích ruộng đất nên tốn nhiều công sức và nảy sinh khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, nhân dân chƣa nhận thức đúng về chính sách giao ruộng ổn định lâu dài cho hộ sản xuất, do đó còn băn khoăn không muốn dồn ruộng, dẫn đến quá trình DĐĐT bị ách tắc.
Một số địa phƣơng thực hiện chính sách DĐĐT nhƣng chƣa xuất phát từ tâm tƣ, nguyện vọng của nông dân, còn chủ quan, nóng vội, áp đặt nên dẫn đến tình trạng một số hộ nông dân bị thiệt thòi đã quay lƣng lại với phong trào này.
Việc DÐÐT tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dƣơng đã nảy sinh những tiêu cực, khiến ngƣời dân bức xúc, khiếu kiện kéo dài. Gần đây, bảy hộ dân tại thôn Bùi Xá, xã Đoàn Kết (Thanh Miện, Hải Dƣơng) liên tục gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng về việc các cấp chính quyền thôn, xã làm trái mục đích, yêu cầu và nguyên tắc trong DĐĐT. Ngày 13-1-2014, thôn Bùi Xá tổ chức họp dân để xin ý kiến xã viên về dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Có 110 trong số 112 hộ dân dự họp biểu quyết nhất trí phƣơng án DĐĐT.
Nhiều nơi, chính quyền địa phƣơng “ép” các hộ có đất nằm trong vùng quy hoạch phải “chia nhỏ” diện tích mà các hộ đang sử dụng mặc dù chƣa đƣợc sự đồng ý của ngƣời dân. Một số hộ dân không đồng ý phƣơng thức chia ruộng nêu trên, nên đã ra cấy tại ruộng cũ thì bị cán bộ, lãnh đạo UBND xã , công an xã, cán bộ thôn ngăn cản, cƣỡng chế không cho cấy thậm chí hành hung gây thƣơng tích cho ngƣời dân. Nhƣ vậy, có thể thấy một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề này có liên quan đến chính quyền cơ sở, chƣa có sự quan tâm đúng mức cho công tác quản lý đất đai. Một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý đất đai yếu kém về năng lực, thậm chí một vài cá nhân thiếu đạo đức, công vụ dẫn đến những sai phạm.
Thứ hai, thủ tục hành chính về đất đai vẫn còn rườm rà, thời gian giải quyết kéo dài, một số địa phương còn quy định thêm thủ tục, giấy tờ, chưa cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người dân.
Tình trạng giao đất trái thẩm quyền, giao đất sai đối tƣợng và không theo quy hoạch còn xảy ra ở một số địa phƣơng, một số nơi xảy ra tình trạng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở, gây mất ổn định chính trị xã hội, tình trạng lấn chiếm đất còn xảy ra ở một số địa phƣơng…
Mặt khác, thực tế ruộng đất của từng địa phƣơng cũng nhƣ ruộng ở các vùng, các xứ đồng trong cùng một địa phƣơng có điều kiện khác nhau nhiều cũng là cản trở không nhỏ để thực hiện DĐĐT đƣợc thuận lợi. Một yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp nữa là thiếu vốn cho thực hiện DĐĐT. Thực tế hiện nay là nhiều khi địa phƣơng cũng muốn thực hiện DĐĐT nhanh tạo điều kiện phát triển sản xuất nhƣng do thiếu kinh phí trong đo đạc, dụng cụ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất… nên tiến độ DĐĐT bị chậm.
Thứ ba, chính sách tín dụng dành cho nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Thời gian qua, không ít nơi ngƣời dân từng tiếp cận với những vốn vay ƣu đãi nhằm mục đích phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, tuy nhiên để vay đƣợc nhƣ y muốn cũng rất khó khăn. Thực tế tại Hải Dƣơng, quy
mô vƣờn hộ gia đình phần lớn còn nhỏ lẻ và manh mún. Đặc biệt, tiềm năng đất đai vẫn chƣa đƣợc khai thác tƣơng xứng. Bởi, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng vẫn còn nhiều diện tích đất bị bỏ hoang hoặc sản xuất không hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nông dân thiếu vốn, trong khi đó việc tiếp cận các nguồn tín dụng ƣu đãi của nhà nƣớc thì lại đòi hỏi rất nhiều thủ tục, điều kiện. Nếu đi vay ngân hàng thƣơng mại thì không có tài sản thế chấp, còn đi vay theo kiểu tín chấp thì cũng chỉ đƣợc vài chục triệu đồng vì ngân hàng “sợ” ngƣời dân không trả đủ vốn và lãi khi dịch bệnh xảy ra liên miên.
Do thiếu thông tin định hƣớng thị trƣờng nên nông dân liên tục gặp phải rủi ro trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực. Trong những năm gần đây, hàng loạt cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dƣơng nhƣ vải thiều của ngƣời dân trồng ra không đem lại hiệu quả kinh tế. Hàng chục ngàn hộ dân đã phải đốn vải làm củi, hoặc luôn chịu cảnh “đƣợc mùa mất giá” và ngƣợc lại.
Qua thực tế tại nhiều địa phƣơng, việc lao động trẻ bỏ đi làm ăn xa cũng là một điều đáng quan tâm. Vì đến vụ mùa, không tìm đâu ra những thanh niên khỏe mạnh, xốc vác làm việc đồng áng. Tại rất nhiều nơi, lực lƣợng lao động trong nông nghiệp bị thiếu hụt nghiêm trọng. Bây giờ, nông dân đa số là ngƣời già, phụ nữ và trẻ em. Vì hiệu quả kinh tế mà cây lúa, cây ngô mang lại cho họ quá thấp nên không ít thanh niên và lao động trung niên bỏ ruộng. Nhiều ngƣời tính toán, nếu đƣợc mùa, 1 sào đất cho năng suất 300kg lúa khô. Với giá bán 5 nghìn đồng/kg thì tổng giá trị thu về là 1,5 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí cho việc mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trả công cày bừa và tiền thủy lợi phí nội đồng đã ngốn hết 2/3 con số này. Chăm bẵm suốt hơn 3 tháng trời, lãi ròng chỉ 500 nghìn đồng, quả là quá thấp. Nhiều nông dân cho biết, họ chỉ cần đi phụ hồ 3 ngày thôi là đã đủ số tiền đó.
Cơ giới hóa các khâu sản xuất là một phần quan trọng trong chiến lƣợc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu những bất cập của chính sách tín dụng mà Nhà nƣớc dành cho nông dân không đƣợc giải quyết thấu đáo thì việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông dân vẫn còn khó khăn.
- Hạn chế về vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội cơ sở:
Đồng hành cùng với các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên luôn nỗ lực hết mình trong mọi công tác phối hợp vận động, tuyên truyền ngƣời dân tham gia, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới. Ở đâu khó có Mặt trận, đó là một câu nói mà khi về công tác tại một số địa phƣơng. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong công tác DĐĐT còn những hạn chế.