7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tình hình thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn
2.1.1 Khái quát chung về tỉnhHải Dương và hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnhHải Dương
Khái quát chung về tỉnh Hải Dương:
Hải Dƣơng là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Diện tích: 1662 km2. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng , hiện là đô thị loại 2, nằm cách thủ đô Hà Nội 57km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân nhƣ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sƣ Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.
+ Vị trí địa lý: Hải Dƣơng là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau: Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hƣng Yên.
+ Khí hậu: Hải Dƣơng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1524 giờ, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.
+ Địa hình: Hải Dƣơng đƣợc chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng
còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất đƣợc nhiều vụ trong năm.
+ Dân số: Hải Dƣơng có 2.463.890 ngƣời với mật độ dân số 1.488 ngƣời/km² (
Năm 2006)
Tính đến năm 2017, tỉnh Hải Dƣơng có 1 Thành Phố trung tâm, 1 Thị xã và 10 Huyện trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dƣơng, Thị xã Chí Linh, Huyện Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện.
- Cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị của tỉnh Hải Dương: Bộ máy cơ quan Đảng cấp tỉnh gồm có:
- Văn phòng Tỉnh ủy: Có 2 phòng, và 2 bộ phận. Biên chế có 23 ngƣời.
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy: Gồm có văn phòng ban và 3 phòng chuyên môn giúp việc cho lãnh đạo. Biên chế có 25 ngƣời, trong đó số ngƣời tham gia công tác ngành dƣới 5 năm là 20%, còn lại đều đã từng công tác từ 10 năm trở lên.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Mô hình tổ chức bộ máy gồm có lãnh đạo ban,
gồm: 01 trƣởng ban, 03 phó ban, văn phòng và 4 phòng chuyên môn. Biên chế có 21 ngƣời với trình độ chuyên môn trên 5 năm.
- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy: Thực hiện theo mô hình tổ chức bộ máy gồm có Văn phòng và 2 bộ phận, 5 tỉnh ủy viên chuyên trách. Biên chế toàn cơ quan là 21 ngƣời.
- Ban Dân vận Tỉnh ủy: Có 01 Trƣởng ban là Tỉnh ủy viên, 04 chuyên viên đƣợc phân công theo dõi các huyện và đoàn thể dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo.
- Báo Hải Dương: Gồm 01 Tổng biên tập, 1 Phó Tổng biên tập, 6 Ban
chuyên môn là những bộ phận tham mƣu và trực tiếp xử lý công việc.
- Trường Chính trị Tỉnh: Gồm 7 khoa, 03 phòng với 75 cán bộ, công nhân
- Ban Kinh tế Tỉnh ủy: Trƣớc khi giải thể có 11 ngƣời, cơ cấu tổ chức gồm 3
phòng. Ban Kinh tế Tỉnh ủy đã thực hiện chức năng tham mƣu cho Tỉnh ủy trong việc xây dựng đề án, chƣơng trình Nghị quyết quan trọng về kinh tế - xã hội; tham gia vào công tác kiểm tra việc thực hiện những Nghị quyết lớn về kinh tế.
- Ban Nội chính Tỉnh ủy: Biên chế trƣớc khi giải thể có 5 ngƣời, tổ chức bộ
máy theo mô hình chuyên viên theo dõi, tổng hợp tham mƣu trực tuyến cho lãnh đạo.
- Bộ máy các cơ quan Đảng ở cấp huyện, thành phố:
Trong toàn tỉnh, các cơ quan Đảng ở cấp huyện, thành phố đƣợc tổ chức theo một mô hình thống nhất: Gồm Văn phòng cấp ủy, Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra, Ban tuyên giáo, Trung tâm bồi dƣỡng Chính trị.
Nhìn chung mô hình nhƣ vậy là hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị cấp ủy. Các cơ quan đã phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, không có sự chồng chéo. Tuy nhiên, về cơ chế hoạt động hiện nay, các huyện và thành phố còn vƣớng mắc về tổ chức hoạt động, về tổ chức hoạt động của Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị chƣa phát huy và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ.
Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở tỉnh Hải Dương:
Hải Dƣơng là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, với nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, tự nhiên, xã hội, Hải Dƣơng đang chuyển mình mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp. Toàn tỉnh có 265 đơn vị xã, phƣờng, thị trấn (trong đó có 227 xã, 25 phƣờng và 13 thị trấn).
Đội ngũ cán bộ xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là cấp xã) hiện có 2.702 ngƣời với 11 chức danh, trong đó có 402 cán bộ đƣợc bố trí kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã có tổng số 2.389 ngƣời với 07 chức danh theo quy định tại nghị định 92/2009/NĐ-CP (Theo số liệu thống kê
của Ban Tổ chức Tỉnh ủy tính đến 15-6-2016).
Đội ngũ cán bộ cấp xã, hầu hết trƣởng thành ở cơ sở, đã trải qua nhiều cƣơng vị công tác ở địa phƣơng; có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt; có năng lực,
kinh nghiệm công tác; cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị (trong đó có 47,5% có trình độ chuyên môn đại học; 82,1% có trình độ lý luận trung cấp trở lên). Đa số cán bộ cấp xã phát huy đƣợc tính tiền phong gƣơng mẫu, nhiệt tình trách nhiệm với công việc và nỗ lực hoàn thành chức trách. Cán bộ đƣợc phân công kiêm nhiệm thêm các chức danh, hầu hết đều hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của quá trình cải cách hành chính hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Hải Dƣơng còn một số hạn chế.
Số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã có xu hƣớng ngày càng tăng, tạo nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Một bộ phận công chức cấp xã chƣa đƣợc bố trí, sử dụng có hiệu quả (các chức danh tài chính - kế toán, tƣ pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội... bố trí 2 ngƣời dẫn đến lãng phí nhân lực).
Đội ngũ cán bộ, công chức nhiều ngƣời trƣởng thành từ thực tiễn nhƣng chƣa đƣợc đào tạo cơ bản; một số có tƣ tƣởng bảo thủ, trì trệ; tác phong, lề lối làm việc chậm đổi mới. Một số cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ chƣa cao, thái độ phục vụ nhân dân chƣa tốt; trình độ, năng lực còn hạn chế, ngại học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Một bộ phận cán bộ, công chức có biểu hiện suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống; thiếu gƣơng mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; không trung thực, thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình; buông lỏng quản lý dẫn dến xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, tài chính tại địa phƣơng. Một số cán bộ, công chức xã còn nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho tổ chức và công dân.
2.1.2. Tình hình thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dương dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dương
Thời gian qua, công tác DĐĐT đã đƣợc tỉnh Hải Dƣơng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, nhằm phát triển nông thôn theo hƣớng bền vững. Với phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”,
phong trào DĐĐT ở Hải Dƣơng đã đƣợc nhân dân trong tỉnh hƣởng ứng sâu rộng. Nhân dân hiến đất, đóng góp công sức tiền của cùng với nhà nƣớc tiến hành DĐĐT, xây dựng nông thôn mới.
Công tác DĐĐT đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, do đó vai trò của hệ thống chính trị trong công tác DĐĐT rất quan trọng và cấp thiết.
Vai trò của Đảng cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dương
Khi lựa chọn DĐĐT là bƣớc đi đầu tiên trong xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng xác định đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Vì nó đụng chạm đến đất đai, tƣ liệu sản xuất chủ yếu của ngƣời nông dân. Đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Nếu tiến hành không thành công thậm chí sẽ rất dễ dẫn đến mất ổn định chính trị ở địa phƣơng. Tƣ tƣởng của đa số ngƣời dân không muốn có sự xáo trộn, nhất là đối với những hộ đang canh tác ở những thửa ruộng tốt, ruộng gần nên đó cũng là một lực cản rất lớn trong quá trình thực hiện. Một khó khăn nữa là năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, một bộ phận ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm nên sẽ dẫn đến tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, không muốn triển khai DĐĐT.
Đảng và chính quyền địa phƣơng xác định DĐĐT chính là bố trí, sắp xếp lại ruộng đất theo quy hoạch, góp phần tổ chức lại sản xuất, bố trí các vùng sản xuất để khai thác tiềm năng, thế mạnh của đất đai và điều kiện tự nhiên. Thông qua DĐĐT cũng giúp cho việc quy hoạch lại hệ thống giao thông nội đồng, bố trí sắp xếp lại hệ thống kênh mƣơng... Có thể nói, DĐĐT tuy không phải là một tiêu chí bắt buộc, nhƣng nó lại là yếu tố rất quan trọng để thực hiện nhiều tiêu chí khác trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thứ nhất, vai trò của Đảng được thể hiện tập trung nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thông qua đường lối, chủ trương, chính sách về công tác DĐĐT ở tỉnh Hải Dương.
Trƣớc khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Tỉnh ủy Hải Hƣng ( từ ngày 1/1/1997, tỉnh Hải Hƣng đƣợc chia tách thành hai tỉnh là Hải Dƣơng và Hƣng Yên) đã có Nghị quyết 03- NQ/TU ngày 28/4/1992 về việc giao ruộng đất cho nông dân và UBND tỉnh Hải Hƣng cũng đã có Quyết định số 721- QĐ/UB, ngày 17/9/1992 cho làm thí điểm giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân. Sau khi thí điểm đạt kết quả tốt, ngày 25/2/1993 UBND tỉnh Hải Hƣng ra Quyết định số 235- QĐ/UB để thực hiện việc giao quyền sử dụng đất cho hộ nông dân trong toàn tỉnh. Đến nay, Đảng cơ sở ở Hải Dƣơng tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 14- NQ/TU, ngày 24/9/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Kế hoạch số 1704/ KH-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dƣơng “Về việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2013-2015”, Hƣớng dẫn số 761- HD/LN ngày 03/11/2013 của Liên ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Tài nguyên và Môi trƣờng.
Căn cứ quy định của pháp luật, các văn bản của tỉnh, huyện, thành phố và điều kiện thực tế của địa phƣơng, Đảng uỷ, UBND cấp xã cụ thể hóa thành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhƣ: Đảng ủy họp ban hành Nghị quyết chuyên đề về DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng giai đoạn 2013-2015; phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho từng cấp uỷ viên Ban Quản lý DĐĐT, đồng thời thực hiện nhiệm vụ DĐĐT của địa phƣơng; thành lập Tổ công tác giúp việc Ban quản lý; xây dựng phƣơng án, lập kế hoạch thực hiện và hƣớng dẫn Tiểu ban ở thôn thực hiện phƣơng án.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo xây dựng trình tự xây dựng và tổ chức thực hiện phương án DĐĐT.
Để thực hiện thắng lợi chủ trƣơng DĐĐT, Đảng cấp cơ sở ở các xã đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, xây dựng lộ trình thực hiện với các bƣớc tiến
hành chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo công khai dân chủ và đúng luật, tạo sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân ngay từ bƣớc khởi đầu. Đảng ủy các xã đã đề ra Nghị quyết lãnh đạo và đƣợc thảo luận rộng rãi tới các chi bộ Đảng. Đồng thời các xã đã kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã và các ban phát triển thôn, tiến hành DĐĐT.
UBND các cấp tham mƣu với Ban chấp hành Đảng bộ ban hành Nghị quyết về DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng để làm cơ sở cho các chi bộ lãnh đạo triển khai thực hiện. Đảng ủy chỉ ra nghị quyết lãnh đạo khi mà chủ trƣơng, kế hoạch đó nhận đƣợc sự đồng thuận từ phía ngƣời dân. Có nhƣ vậy mới bảo đảm chắc chắn rằng nghị quyết sẽ sớm đi vào cuộc sống và thực hiện thắng lợi.
Dƣới sự chỉ đạo của Đảng ủy các xã, ngay sau khi thành lập, các tổ chức này đã tiến hành họp phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, khẩn trƣơng triển khai các kế hoạch, các nội dung phần việc phải làm. Khối dân vận cơ sở ở các xã trên địa bàn toàn tỉnh cũng vào cuộc, cùng các tổ dân vận ở các thôn, xóm tích cực vận động, tuyên truyền nhân dân hƣởng ứng thực hiện các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng, trọng tâm là phong trào chung tay cùng cả nƣớc xây dựng nông thôn mới. Điển hình trong phong trào này là các đơn vị nhƣ: xã Ninh Thành, Hồng Thái, Tân Hƣng thuộc huyện Ninh Giang, xã Đoàn Kết ( Thanh Miện), Cổ Dũng, Kim Anh ( Kim Thành)…
Thứ ba, sự lãnh đạo của Đảng cơ sở trong công tác DĐĐT thể hiện qua công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân triển khai nhanh và đúng tiến độ.
Đảng ta đã xác định công tác tuyên truyền, vận động phải đƣợc đặt lên hàng đầu, phải đi trƣớc một bƣớc và phải đƣợc triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể. Cần đi sâu nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng nhân dân, kịp thời giải đáp những vƣớng mắc của quần chúng nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong mọi tầng lớp
nhân dân, mọi đối tƣợng quần chúng để có cơ sở tạo điều kiện triển khai nhanh và đúng tiến độ.
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và các hộ nông dân về mục đích, yêu cầu, các bƣớc thực hiện DĐĐT đất nông nghiệp nhằm thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Làm rõ những thuận lợi, khó khăn phức tạp khi triển khai thực hiện DĐĐT, do vậy cần có sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, dân chủ bàn bạc và quyết tâm cao, phấn đấu thực hiện bằng đƣợc mục tiêu của tỉnh đề ra, khắc phục khuynh hƣớng chần chừ, do dự hoặc chủ quan nóng vội khi thực hiện.
- Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh, có chính sách khuyến khích khen thƣởng các điển hình tiên tiến trong phong trào xây