7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công
3.2.2. Giải pháp đối với chính quyền cơ sở
Chính quyền cơ sở là trụ cột của hệ thống chính trị cơ sở, với vai trò quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi địa bàn theo nghị quyết của Đảng các cấp, quyết nghị của hội đồng nhân dân cùng cấp trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới chung của cả nƣớc, nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hải Dƣơng đã có nhiều tiến bộ rõ nét, đời sống của nông dân ngày càng đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn đã có những biến đổi tích cực. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó công tác triển khai DĐĐT đã đạt đƣợc những kết quả to lớn. Những thành tích đã đạt đƣợc do nhiều nguyên nhân, nhƣng một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng đó việc phát
huy vai trò lãnh đạo của chính quyền cơ sở. Để tiếp tục phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong công tác DĐĐT ở tỉnh Hải Dƣơng trong thời gian tới cần quan tâm đến những giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, thực hiện đúng nguyên tắc các cấp ủy Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ.
Tiếp tục hoàn thiện các khâu nhận xét đánh giá, quy hoạch, luân chuyển bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Cụ thể là thực hiện các bƣớc, các khâu trong quy trình đánh giá cán bộ theo hƣớng mở rộng dân chủ, thông tin đa chiều. Việc đánh giá phải công khai, khách quan, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thƣớc đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt ở cơ sở theo hƣớng chuẩn hóa cán bộ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt ở cơ sở hàng năm. Đối tƣợng là cán bộ đƣơng chức và dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng đạt chuẩn chức danh về lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, chuyên môn nghiệp vụ, tin học. Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về quản lý hành chính, pháp luật và kỹ năng hoạt động công tác ở cơ sở. Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia góp ý cán bộ chủ chốt cơ sở.
Thứ hai, phải có chủ trương bằng nghị quyết lãnh đạo, có hỗ trợ kinh phí, chính sách khai thác nguồn kinh phí đầu tư.
Vấn đề kinh phí cho việc thực hiện DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng, tình trạng ngƣời nông dân phải đóng góp nhiều ảnh hƣởng rất lớn tới tiến độ và chất lƣợng của công việc. Mặt khác, cần có sự giúp đỡ bằng công tác chuyên môn của các ngành trong quy hoạch, tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ sau khi chuyển đổi ruộng đất (cây con, giống mới, mô hình sản xuất).
Đặc biệt, trƣờng hợp xuất hiện các tình huống phức tạp trong việc DĐĐT thì không đƣợc để mặc thôn, xóm tự giải quyết, mà UBND cấp huyện cần kịp thời vào cuộc, nhƣ tổ chức đối thoại hoặc tìm các giải pháp khác để giải quyết, tuyệt đối
không để xẩy ra tình trạng khiếu kiện đông ngƣời, gây phức tạp cho tình hình an ninh, chính trị và thiệt thòi cho ngƣời dân...
Sau khi thực hiện DĐĐT, các địa phƣơng cần hoàn thiện hồ sơ giao ruộng cho các hộ nông dân: hoàn thiện hồ sơ địa chính làm cơ sở cho việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ; hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán các khối lƣợng công việc đã thực hiện; xây dựng phƣơng án để tiếp tục huy động các nguồn lực để tu bổ, hoàn thiện nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; có cơ chế khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Các địa phƣơng cần quan tâm làm tốt các khâu dịch vụ cho quá trình sản xuất và có các phƣơng án để thu hút lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân triển khai công tác DĐĐT.
Cán bộ cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở là những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với nhân dân, đƣợc nhân dân hiểu nhất. Do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở thạo việc, miệng nói, tay làm, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc luôn là yêu cầu cấp bách cả trƣớc mắt và lâu dài. Quan trọng nhất là phải có kiến thức, trình độ chuyên môn về DĐĐT để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chức trách đƣợc giao.
Phải rà soát, sắp xếp điều chỉnh, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ hiện có, trƣớc hết là các chức danh lãnh đạo ở cấp xã. Đối với cán bộ chủ chốt, kiến thức, năng lực yếu không đảm đƣơng nổi nhiệm vụ DĐĐT cần điều chỉnh, bố trí công việc thích hợp, ở những nơi trì trệ, yếu kém, cán bộ chủ chốt có sai phạm cần làm rõ, xử lý kịp thời, nghiêm minh.Nên có kế hoạch và động viên số cán bộ đƣơng chức học chuyên môn và nghiệp vụ, chọn hình thức đào tạo cho phù hợp với điều kiện công tác cơ sở.
Có năng lực tổ chức thực hiện. Năng lực tổ chức thực hiện đòi hỏi cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải biết vận dụng sáng tạo đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào thực tế, thiết lập chƣơng trình, kế hoạch cụ
thể, có khả năng tuyên truyền vận động quần chúng, phân công bố trí nhân lực thực hiện kế hoạch đã đề ra một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, năng lực tổ chức thực hiện còn đòi hỏi ngƣời cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải biết tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm hay, những bài học tốt để vừa cải tiến công tác cho mình vừa giúp cho đồng chí, đồng đội nâng cao năng lực thực tiễn.
Thứ tư, chính quyền cơ sở tạo điều kiện phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, kỹ năng lao động, trình độ chuyên môn, văn hóa chính trị, pháp luật cho nông dân sau DĐĐT.
DĐĐT thành công đã tạo ra bƣớc ngoặt lớn đối với nông dân huyện nhà trong tổ chức sản xuất. Nhằm đạt đƣợc mục đích cuối cùng là nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân từ sản xuất nông nghiệp, sau DĐĐT huyện và các địa phƣơng cần phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, kỹ năng lao động, trình độ chuyên môn và pháp luật cho nông dân. Đồng thời tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành các nội dung nhƣ kế hoạch dự kiến ban đầu.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đào tạo nghề; gắn đào tạo với nhu cầu thị trƣờng; thiết kế chƣơng trình đào tạo phù hợp đối tƣợng, ngành nghề; xây dựng chiến lƣợc đào tạo dài hạn để hình thành lực lƣợng lao động và cán bộ quản lý có trình độ cao...
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta đến năm 2020, một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc của Ðảng đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 là: phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp đƣợc nêu trong nghị quyết là giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ƣu tiên xuyên suốt trong mọi chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có thể nói, chƣa bao giờ vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại đƣợc Ðảng và Nhà nƣớc quan tâm nhƣ vậy và đã có những cơ chế chính sách cùng các giải pháp đồng bộ để thực hiện.
Thứ năm, phương án DĐĐT các xã phải tuân thủ Luật Đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở xã.
Trƣớc hết phải tôn trọng Luật Đất đai, các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật Đất đai do Nhà nƣớc ban hành. Chấp hành tốt các chính sách chế độ quy định của địa phƣơng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Đặc biệt phải tôn trọng tiêu chuẩn diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc chia theo Nghị định 64/CP của Chính phủ thời điểm 15/10/1993, bởi đất đã giao cho các hộ chính là tài sản của dân, là phƣơng tiện chính để ngƣời dân kiếm kế sinh nhai hàng ngày. Đất nông nghiệp đã đƣợc giao cho các hộ gắn chặt với quyền lợi, lợi ích của họ. Một khi lợi ích của các hộ không đƣợc đảm bảo thì DĐĐT sẽ khó thành công. Bên cạnh đó phải tôn trọng những diện tích giữa các hộ đã chuyển nhƣợng hợp pháp cho nhau. Khi thực hiện DĐĐT thì tiêu chuẩn cũ của hộ đã chuyển nhƣợng không đƣợc chia lại mà phải chia cho hộ nhận chuyển nhƣợng.
Phƣơng án DĐĐT tuân thủ Luật Đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn; căn cứ số khẩu và mức diện tích đất nông nghiệp giao ổn định của hộ gia đình, cá nhân Kế hoạch số 1704/KH-UBND; trƣờng hợp diện tích đã nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện các dự án hoặc đã chuyển nhƣợng thì phải đối trừ trong tổng mức diện tích đất nông nghiệp đƣợc giao. Các hộ gia đình, cá nhân góp một phần diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng (do xã quy định) để làm đƣờng giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy hoạch đƣợc duyệt, phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất của hộ... Căn cứ quy định của pháp luật, các văn bản của cấp tỉnh, cấp huyện và điều kiện thực tế của địa phƣơng, Đảng ủy, UBND cấp xã cụ thể hóa thành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhƣ Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo, chỉ đạo DĐĐT; phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới (đồng thời thực hiện nhiệm vụ DĐĐT của địa phƣơng); xây dựng phƣơng án, lập kế hoạch thực hiện và hƣớng dẫn Ban phát triển thôn thực hiện phƣơng án.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ phải “Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nƣớc, của ngƣời sử dụng đất, của ngƣời giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển; khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai” [20; tr.324].
Thứ sáu, sau khi thực hiện DĐĐT phải chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân để đảm bảo quyền lợi; thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai vào hồ sơ địa chính theo quy định pháp luật.
Phƣơng án DĐĐT, phải đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện cân đối quỹ đất và giao lại ruộng đất trên sơ đồ, bản đồ giải thửa trƣớc sau đó mới giao trên thực địa. Thời điểm giao ruộng ngoài thực địa phù hợp nhất là sau khi thu hoạch xong cây vụ đông. Các vấn đề nhƣ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất, giá trị đã đầu tƣ trên đất, các hợp đồng kinh tế đang còn hiệu lực, khi chuyển đổi giữa các hộ với nhau cần đƣợc xem xét thận trọng, đầy đủ, chính xác, công bằng và tôn trọng các quy định của pháp luật có liên quan và quy định ở địa phƣơng.
Sau khi giao ruộng, tiến hành đo đạc hoặc chỉnh lý bản đồ, sổ sách cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Thông báo số thửa, diện tích, loại đất của từng hộ sau DĐĐT. Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trƣớc khi DĐĐT; thông báo với các tổ chức tín dụng biết đối với những trƣờng hợp đang thế chấp; phát đơn theo mẫu quy định để hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện, thành phố xét cấp đổi, cấp lại, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; lập sổ địa chính, sổ theo dõi biến động, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam. Đối với những xã đang triển khai thực hiện “hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai (VLAP) phải căn cứ quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt; cắm mốc quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng và gắn việc DĐĐT với việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.