Định hướng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hƣớng nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công

3.1.3. Định hướng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã

chính trị - xã hội ở cơ sở

Thứ nhất, xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc sẽ không trở thành hiện thực, nếu không có nền nông nghiệp phát triển ổn định, vững chắc làm cơ sở, và điều đó không thể tách rời vai trò của giai cấp nông dân. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là một thách thức đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết chuyên đề về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tiêu biểu là Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa X đã chỉ rõ: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của đất nƣớc.

Nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hƣởng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH- HĐH đất nƣớc. “Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hƣởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ nông thôn; thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp”. [ 50, tr. 241]

Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trƣớc hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hƣớng giảm

nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nƣớc ngoài. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ nông thôn; đầu tƣ mạnh hơn cho các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.

Thứ hai, nâng cao nhận thức, năng lực cho các cấp chính quyền và cộng đồng để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong công tác DĐĐT, kiên cố hóa hệ thống kênh tưới trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 – 2020.

Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thông báo rộng rãi cho nhân dân nắm đƣợc về chủ trƣơng tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa hệ thống kênh tƣới giai đoạn 2013 - 2020 để nhân dân đồng thuận và tích cực hƣởng ứng tham gia. Quá trình triển khai, xây dựng kiên cố hóa kênh mƣơng cần thực hiện tốt theo quy chế và pháp lệnh dân chủ, đảm bảo công khai và có sự giám sát chặt chẽ của nhân dân trên địa bàn; tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác xây dựng, quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi; thƣờng xuyên tu bổ, củng cố các tuyến kênh tƣới đã đƣợc kiên cố hóa nhằm phát huy hiệu quả kéo dài tuổi thọ công trình. Tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm nội dung, học tập các địa phƣơng thực hiện kiên cố hóa kênh mƣơng tốt, biểu dƣơng kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực, gƣơng mẫu làm cơ sở nhân rộng ra mọi tầng lớp nhân dân; tuyên truyền lồng ghép chƣơng trình kiên cố hóa kênh tƣới với việc triển khai các nội dung của chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới; tuyên truyền phổ biến cho các hộ dân dọc tuyến kênh hoặc có ruộng, đất ở 2 bên bờ kênh có ý thức bảo vệ và không xâm phạm công trình thủy lợi, thực hiện nghiêm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; vận động nhân dân xây dựng và hƣởng ứng tích cực các phong trào xây dựng nông thôn mới; huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, đặc biệt là trong nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của đề án. Cùng với các cấp, ngành, địa phƣơng xây dựng, giám sát, vận động nhân dân thực hiện các quy định, quy chế, hƣơng ƣớc làng xã nông thôn mới.

Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền cho công tác DĐĐT nhằm phát động cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Việc DĐĐT thực chất là cuộc vận động nhân dân tự nguyện dồn chuyển diện tích, vị trí đất nông nghiệp hiện có của hộ gia đình, cá nhân (vùng ngoài đồng) từ nhiều thửa nhỏ ở các khu vực khác nhau thành thửa lớn phù hợp với vùng sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Thực hiện DĐĐT là nhằm, thay đổi cơ cấu lao động, việc làm của nông dân, vì vậy phải nâng cao chất lƣợng nông dân. Theo số liệu điều tra và báo cáo hiện nay tỷ lệ đã qua đào tạo của các huyện xã, đều phấn đấu nhằm đạt tiêu chuẩn “nông thôn mới”.

Năm 2015, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tiến hành tổng kết đánh giá những kết quả đạt đƣợc, cho thấy 2 cuộc vận động đã đem lại hiệu quả thiết thực và có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, xã hội và ý nghĩa chính trị, nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội, tăng cƣờng đồng thuận xã hội và tăng cƣờng sự tin tƣởng của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.

Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, để động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới - là chƣơng trình đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân. Trƣớc yêu cầu đó, Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xây dựng và phát động cuộc vận động mới với tên gọi: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đây là sự kế thừa và tích hợp những kết quả quan trọng của hai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”,

cuộc vận động “Ngày vì ngƣời nghèo” và phong trào “Cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới” đã và đang làm trong thời gian qua.

Đây là cuộc vận động trung tâm của toàn bộ hệ thống Mặt trận trong giai đoạn mới, là cơ sở để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hiệp thƣơng với các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền các cấp để xây dựng, triển khai cụ thể chƣơng trình thống nhất hành động hàng năm ở các cấp và mỗi địa phƣơng.

3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dƣơng thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)