Nguyên nhân hạn chế, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác

Thứ nhất, tổ chức DĐĐT chưa đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Công tác chỉ đạo điều hành tổ chức giúp việc của Ban chỉ đạo của một số địa phƣơng còn rất lúng túng nên triển khai chƣơng trình DĐĐT còn chậm. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phƣơng thiếu tích cực, chƣa đồng bộ nhƣng chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể từ các ngành và cấp trên có liên quan.

Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở không theo kịp sự thay đổi cơ chế, chính sách. Một số tổ chức Đảng ở xã, phƣờng, thị trấn chƣa quan tâm đúng mức tới công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho ngƣời dân. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với những nơi đã tiến hành DĐĐT không thƣờng xuyên. Công tác quản lý đảng viên, phân công công tác, công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cơ sở chƣa tốt. Nhận thức của đảng viên ở nông thôn còn thấp và không đồng đều.

Một số cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở chƣa thực sự coi trọng công tác DĐĐT, chƣa quan tâm đến quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, chƣa chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là xây dựng chƣơng trình thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng có giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích; công tác triển khai chƣa triệt để, chƣa nghiêm túc thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.

Thứ hai, nhận thức về đại đoàn kết dân tộc, về công tác vận động quần chúng của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa tốt.

Hiện nay, vẫn còn một ít cán bộ và nhân dân nhận thức về ý nghĩa về việc DĐĐT chƣa thực sự thông suốt, kinh phí để phục vụ cho công tác DĐĐT còn gặp nhiều khó khăn. Cấp ủy cấp trên chƣa thật sâu sát cơ sở, có nơi buông lỏng quản lý,

dẫn đến cơ sở làm sai nguyên tắc, sai chính sách, pháp luật, nhƣng không nắm đƣợc và không giải quyết kịp thời. Bệnh ham thành tích, báo cáo sai sự thật để vụ lợi cho cá nhân, tập thể nhất thời còn tồn tại. Hơn nữa, việc thực hiện chủ trƣơng DĐĐT ở một số địa phƣơng còn diễn ra tự phát, không có quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể hoặc không sát với thực tế. Có nhiều trƣờng hợp DĐĐT thông qua chuyển quyền sử dụng đất đã không làm các thủ tục tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, không theo sự chỉ đạo nên sau DĐĐT, việc phân chia thửa đất lại tái diễn.

Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh còn thiếu thốn, nghèo nàn. Huy động kinh phí còn hạn chế, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến để thu mua nông sản tạo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

Do sự nhận thức không đầy đủ về chủ trƣơng, chính sách DĐĐT và tâm lý không muốn xáo trộn đời sống lao động, sợ ảnh hƣởng đến lợi ích cá nhân nên một bộ phận nông dân còn bảo thủ, không làm theo quy hoạch và sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng. Việc thay đổi trình độ canh tác, tập quán sản xuất của ngƣời dân không đƣợc đồng tình, do trình độ văn hóa còn thấp, cũng nhƣ sự thiếu hiểu biết nên còn thói quen canh tác cũ, không muốn thay đổi. Ngƣời dân chủ yếu tự cung, tự cấp không có nguồn vốn đầu tƣ, dẫn đến tình trạng ngƣời dân không mặn mà với việc DĐĐT, xây dựng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông thôn mới. Một bộ phận cán bộ còn ngại khó, sợ va chạm nên vào cuộc không thật sự quyết liệt, phía xã còn lúng túng trong việc chỉ đạo thực hiện.

Kết quả DĐĐT cho thấy, có địa phƣơng tích cực triển khai DĐĐT, có địa phƣơng lại trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn của nhà nƣớc dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa các tiêu chí của các địa phƣơng trong tỉnh. Ngày 24/9/2013 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Kiên cố hoá hệ thống kênh tƣới trên địa bàn tỉnh” cho cả giai đoạn 2013-2020. Theo đó ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng công trình; địa phƣơng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác và nhân dân đóng góp 50%. Do đề án mới đƣợc triển khai thực hiện và ngân sách tỉnh cũng gặp khó khăn nên chƣa xem xét điều chỉnh nâng mức hỗ trợ kiên cố hoá kênh mƣơng.

Thứ tư, thủ tục hành chính về đất đai vẫn còn rườm rà, thời gian giải quyết kéo dài dẫn đến số lượng hồ sơ để quá thời hạn giải quyết còn khá phổ biến. Việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất tại một số địa phương chưa thực hiện đúng các bước theo quy trình.

DĐĐT là công việc khó khăn, phức tạp bởi nó đụng chạm tới quyền lợi của phần lớn các hộ dân nông nghiệp; khối lƣợng công việc lớn cho nên không ít cán bộ tại các địa phƣơng chƣa thật sự vào cuộc. Công tác đo đạc, phân loại, lập bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho ngƣời dân chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, thiếu chặt chẽ trong thời gian dài; năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ địa chính còn hạn chế... là nguyên nhân ảnh hƣởng đến tiến độ công tác DĐĐT. Trong khi một số địa phƣơng, bƣớc đi, cách làm còn bộc lộ nhiều sai sót thì một bộ phận không nhỏ ngƣời dân ở các thôn đã lợi dụng việc DĐĐT tƣ lợi cá nhân và lôi kéo ngƣời dân khiếu kiện vƣợt cấp, gây rối làm mất an ninh trật tự địa phƣơng và ảnh hƣởng đến phong trào chung của tỉnh. Thậm chí một số nơi ngƣời dân không nhận ruộng và bỏ ruộng hoang không sản xuất.

Tiểu kết chƣơng 2

Cùng với cả nƣớc chung tay xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dƣơng đã và đang tích cực triển khai công tác DĐĐT, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đóng góp vào sự thành công này có vai trò to lớn của hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh với tƣ cách là những ngƣời hƣớng dẫn, chỉ đạo, tổ chức toàn thể nhân dân tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới.

Để lãnh đạo điều hành công tác triển khai DĐĐT trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng một cách tập trung, các tổ chức Đảng cơ sở đã nhanh chóng chỉ đạo việc thành lập các Ban chỉ đạo, tiểu ban chỉ đạo DĐĐT ở các địa phƣơng, đặc biệt là ở các xã làm điểm ở các huyện: Kim Thành, Thanh Hà, Bình Giang, Nam Sách, Kinh Môn… Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính quyền cơ sở các xã đã từng bƣớc cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng ủy và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh… góp phần quan trọng trong công tác DĐĐT. Chính quyền các xã đã chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thực hiện có hiệu quả việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, trao đổi thông tin, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân xung quanh vấn đề DĐĐT; thông qua các cuộc tiếp xúc với cử tri và nhân dân, các vấn đề nổi cộm trong công tác DĐĐT đều đƣợc phát hiện và giải quyết kịp thời. Hoạt động giám sát quá trình triển khai DĐĐT cũng đƣợc các xã trên địa bàn tỉnh thực hiện khá nghiêm túc và thƣờng xuyên, thông qua hoạt động giám sát, những vấn đề bất cập, sai phạm trong công tác DĐĐT đƣợc phát hiện và kịp thời khắc phục.

Trong quá trình triển khai công tác DĐĐT, Ủy ban nhân dân cấp xã ở hầu hết các địa phƣơng đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện công khai, minh bạch các chƣơng trình, kế hoạch, kinh phí, ngân sách, thu hút mọi ngƣời dân tham gia tích cực vào công tác DĐĐT. Cùng với hoạt động của các tổ chức đảng và chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở nông thôn tỉnh Hải Dƣơng cũng đã tích cực vào cuộc, thực hiện và phát huy tốt vai trò của mình trong công tác DĐĐT. Bên cạnh những kết quả đã nêu, việc phát huy

vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác DĐĐT ở tỉnh Hải Dƣơng cũng còn một số hạn chế. Một số đảng bộ xã chƣa thật sự phát huy đƣợc vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống chính trị chƣa đƣợc phân định rõ ràng; tổ chức và hoạt động của một số bộ phận cấu thành hệ thống chính trị còn mang tính hình thức, hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao; trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chƣa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn nhiều chức danh chƣa đạt chuẩn, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành chƣa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ DĐĐT ở các địa phƣơng.

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI

THỬA Ở TỈNH HẢI DƢƠNG THỜI GIAN TỚI

3.1. Định hƣớng nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dƣơng thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)