Vai trò của chính quyền cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa

1.2.2. Vai trò của chính quyền cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa

DĐĐT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của cả toàn dân. Trong đó, chính quyền cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng, là cấp trực tiếp tổ chức, quản lý quá trình DĐĐT ở địa phƣơng.

Thứ nhất, chính quyền cơ sở có vai trò xây dựng phương án DĐĐT phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Thời gian vừa qua ở nƣớc ta, quy trình triển khai công tác DĐĐT thƣờng đƣợc các cấp chính quyền cơ sở thực hiện trên các bƣớc cơ bản sau:

Bước 1: Lập dự án DĐĐT ở địa phương.

Để triển khai thực hiện DĐĐT hiệu quả, việc đầu tiên của mỗi chính quyền địa phƣơng phải thực hiện là xây dựng kế hoạch thực hiện của từng giai đoạn và từng năm. Trong đó, chính quyền xã phải đặt ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng.

Bước 2: Tổ chức thực hiện quá trình DĐĐT ở địa phương

Sau khi đã xác định những công việc cần phải thực hiện của các tổ chức, cá nhân, chính quyền cơ sở phải tổ chức thực hiện theo đúng quy trình.

Bước 3: Kiểm tra đánh giá quá trình DĐĐT ở địa phương.

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự lãnh đạo, tổ chức, thực hiện DĐĐT. Nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát cần đƣợc chính quyền thực hiện toàn diện, trong quy hoạch, đầu tƣ, áp dụng chính sách hỗ trợ, tiến độ thực hiện,... Cần phải tiến hành kiểm tra về việc thực hiện theo các tiêu chí, tốc độ thực hiện DĐĐT, đồng thời kiểm tra về việc thực hiện chủ trƣơng chính sách DĐĐT, kiểm tra đội ngũ cán bộ xem có thực hiện đúng nhiệm vụ của mình không, cuối cùng là kiểm tra về quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Chính quyền cấp xã với vị trí là một trong bốn cấp quản lý của hệ thống chính trị ở nƣớc ta và là cấp quản lý trực tiếp con ngƣời và sự vụ xảy ra ở nông thôn, là một trong những chủ thể quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ này. Nghiên cứu vai trò cụ thể của chính quyền cấp xã trong công tác DĐĐT để thấy đƣợc

những đóng góp tích cực và hạn chế của chính quyền cấp xã để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện thành công công tác DĐĐT.

Thứ hai, chính quyền cơ sở có vai trò vận động, thuyết phục cán bộ, đảng viên và nhân dân tự nguyện và đồng thuận trong công tác DĐĐT.

Phát huy tối đa vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, vai trò tiên phong gƣơng mẫu của cán bộ đảng viên trong quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Chính quyền cơ sở chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thực hiện có hiệu quả việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, trao đổi thông tin, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân xung quanh vấn đề DĐĐT; thông qua các cuộc tiếp xúc với cử tri và nhân dân, các vấn đề nổi cộm trong việc DĐĐT đều đƣợc phát hiện và giải quyết kịp thời.

Thứ ba, chính quyền cơ sở có vai trò phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc ở địa phương để thực hiện tốt các nhiệm vụ trước, trong và sau DĐĐT.

Cấp ủy, chính quyền cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến với các hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp đối với cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về các công tác trƣớc, trong và sau DĐĐT. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát và hoàn thiện quy trình cấp giấy chứng nhận sát thực tế, dễ thực hiện, đảm bảo công khai, minh bạch. Phân công, xác định cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện. Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị. Xử lý nghiêm các trƣờng hợp cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)