Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa

1.2.3. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ

cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa.

Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có vai trò tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia DĐĐT.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhƣng không thể thoát ly vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tuyên truyền vận động giác ngộ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân. Ngoài việc tập trung chỉ đạo của ban chấp hành Đảng ủy thì tất cả các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị xã phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, đi sâu nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng nhân dân, kịp thời giải đáp những vƣớng mắc của quần chúng nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi đối tƣợng quần chúng để có cơ sở tạo điều kiện triển khai nhanh và đúng tiến độ.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở nhƣ: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... đã tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia DĐĐT. Nhiều hình thức tuyên truyền đã đƣợc vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhƣ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua hội họp. Để công tác tuyên truyền có hiệu quả, các tổ chức Mặt trận cơ sở đều thành lập các Ban Công tác Mặt trận tại các thôn xóm, kết hợp vói Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ cơ sở tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên của mình trực tiếp hoặc qua các tờ rơi nhằm giúp cho nhân dân hiểu rõ hơn về chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong phong trào DĐĐT.

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc các xã phối hợp với cán bộ cấp ủy Đảng, chính quyền hƣớng dẫn việc thành lập Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng; kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân ở các xã; đào tạo, tập huấn cho nhân dân; tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở xã thấy đƣợc tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc chung tay cùng xây dựng quê hƣơng đổi mới.

Thứ hai, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có vai trò giám sát quá trình thực hiện DĐĐT.

Thực tiễn lịch sử dân tộc ta đặc biệt từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo đất nƣớc, thời chiến cũng nhƣ thời bình, cái gốc của thắng lợi chính là ở “dân chủ” và “đồng thuận”. Muốn có sức mạnh phải “đồng thuận”. Muốn có “đồng thuận” phải “dân chủ”. Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. Nhân dân thông qua Mặt trận, thực hiện quyền giám sát quá trình tiến hành DĐĐT để giúp Đảng và Nhà nƣớc thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị này”.

Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có vai trò góp ý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công tác DĐĐT.

Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cần sơ kết, tổng kết việc Mặt trận tham gia DĐĐT để rút kinh nghiệm các xã làm điểm, làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc phối hợp với chính quyền, đoàn thể chỉ đạo thực hiện những vấn đề trọng tâm, nhƣ xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, vấn đề huy động và sử dụng vốn cho công tác DĐĐT... Mỗi vấn đề đều đánh giá làm rõ kết quả, rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch thực hiện các bƣớc tiếp theo. Đây là một trong những hoạt động cần thiết nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác DĐĐT.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, chấp hành nghiêm quy định của Nhà nƣớc về kê khai, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. Đồng thời, thực hiện tốt chức năng giám sát, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn.

Nhƣ vậy, việc DĐĐT đất nông nghiệp là một trong những chủ trƣơng lớn, là một “cuộc cách mạng” đối với nông dân nhằm gắn kết và liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thực chất DĐĐT đáp ứng ngày một tốt hơn về nhu cầu vật chất cũng nhƣ giá trị cho mỗi một ngƣời dân. Hay nói theo phép duy vật biện chứng là chính là “Tạo ra một lực

lượng sản xuất mới dựa trên quan hệ sản xuất tiến bộ”. Việc DĐĐT là một cuộc

cách mạng toàn dân và toàn diện và liên tục, xuyên suốt và triệt để đối với đời sống nông dân.

Việc tiến hành DĐĐT đất nông nghiệp là trách nhiệm và nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trƣớc hết phải thể hiện sự xuyên suốt, nhất quán và đồng bộ từ chủ trƣơng, đƣờng lối đến cơ chế, chính sách về mặt lý luận, từ mỗi một việc làm ngay trong hệ thống chính trị đến mỗi một ngƣời dân. “Cha nói con nghe, trên nói thì dưới chấp hành, dưới phản hồi thì trên ghi nhận và chắt lọc”. Sự đồng thuận giữa

các thành tố của hệ thống chính trị cơ sở là hệ quả từ vai trò của cấp ủy Đảng trong việc chọn bƣớc đi đến tuyên truyền và vấn đề tƣ tƣởng trong Đảng, trong quần chúng nhân dân. Đó là hành động cách mạng đến vai trò gƣơng mẫu tiên phong của cấp ủy đến mỗi một cán bộ đảng viên nên đã tạo ra sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.

Đồng thuận “là động lực, là nguồn lực, là nội lực” để công tác triển khai công tác DĐĐT thành công. Sự đồng thuận của hệ thống chính trị cơ sở trong DĐĐT mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đó là biểu hiện cụ thể của bài học dân là gốc: “Lật

thuyền mới biết sức dân như nước”.

Tóm lại, mỗi một kết quả đạt đƣợc là tổng hòa của các mối quan hệ trong hệ thống chính trị cơ sở, sự thể hiện trong vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của bộ máy Nhà nƣớc và các đoàn thể quần chúng nhân dân.

Tiểu kết chƣơng 1

Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp (DĐĐT) là chủ trƣơng của chính quyền Việt Nam tiến hành xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hƣớng quy vùng sản xuất hàng hoá. Dồn điền đổi thửa giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác, áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp. Biện pháp thực hiện còn có quy hoạch lại giao thông, thuỷ lợi nội đồng, đƣa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bƣớc phân công lao động trong từng địa bàn, nhằm tăng năng suất lao động, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Theo chủ trƣơng này, các hộ nông dân đƣợc chia lại đất, đồng thời nhà nƣớc cấp mới cho họ Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để có thể vay vốn ngân hàng, ngoài ra họ còn đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí.

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, để tiến hành DĐĐT, điều quan trọng là phải quy hoạch lại đồng ruộng theo hƣớng quy vùng sản xuất hàng hoá, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu đƣa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm tăng năng suất lao động.

Đảng, Nhà Nƣớc ta đã xác định DĐĐT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã xã hội, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo điều hành trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện, do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc DĐĐT và phải coi đây là việc làm thƣờng xuyên và mang tính lâu dài của cả hệ thống chính trị, chứ không phải một việc làm mang tính phong trào, hay mang tính thời sự trong một giai đoạn nhất định.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở TỈNH

HẢI DƢƠNG

2.1. Tình hình thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)