Những ưu điểm của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tình hình thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn

2.2.1. Những ưu điểm của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổ

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác DĐĐT ở tỉnh Hải Dƣơng đã đạt những kết quả nổi bật, góp phần thay đổi

diện mạo quê hƣơng. Để đạt đƣợc những thành tựu đó, vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác DĐĐT rất quan trọng.

- Những ưu điểm về vai trò của tổ chức cơ sở Đảng:

Với vai trò là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị cơ sở, các đảng bộ, chi bộ ở xã, phƣờng, thị trấn đã nhận thức và xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện trên mọi lĩnh vực ở cơ sở. Trong công tác DĐĐT, nhiều cấp ủy đã thực sự đổi mới nội dung, quy trình và xác định đƣợc những vấn đề trọng tâm, trọng điểm nhằm tiến hành có hiệu quả công tác DĐĐT trên địa bàn toàn tỉnh. Những ƣu điểm của tổ chức Đảng thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, cấp uỷ cơ sở thực hiện đúng đắn chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương.

Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn thời kỳ trƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có hàng loạt những chính sách về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lƣơng thực của cả nƣớc, trong đó điển hình là Luật Đất đai năm 1993. Theo đó, ruộng đất đƣợc chia đến tận tay ngƣời nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về quyền sử dụng đất đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, ngƣời nông dân đã thực sự trở thành ngƣời chủ mảnh đất của riêng mình. Ngay khi có chủ trƣơng DĐĐT theo Nghị định 64/CP ngày 279/1993 của Chính Phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh Hải Dƣơng đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, là cơ hội để vƣơn lên xây dựng cuộc sống tốt hơn trên chính mảnh đất quê hƣơng mình. Lúc này, vai trò của mỗi tổ chức Đảng, đặc biệt là tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn vô cùng quan trọng. Để phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, các chi bộ thôn, khu dân cƣ đã khẩn trƣơng tiến hành họp bàn, thảo luận về những tiêu chí mà thôn mình còn thiếu, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện DĐĐT trong thời gian sớm nhất. Không chỉ vậy, trong các hội nghị giao ban bí thƣ chi bộ trên địa bàn toàn tỉnh, vấn đề DĐĐT cũng thƣờng xuyên đƣợc trao đổi, thảo luận,

tập hợp Đảng viên, nhân dân, huy động đƣợc cả hệ thống chính trị vào cuộc để tiến hành DĐĐT thành công.

Triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, theo báo cáo sơ kết một năm thực hiện Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 13-9-2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng về DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 8-2014 cơ bản các xã đã triển khai xây dựng đề án, phƣơng án DĐĐT. Trong đó, có 77 thôn, ở 24 xã đã tổ chức triển khai thực hiện DĐĐT trên đồng ruộng với tổng diện tích DĐĐT là 4.548 ha. Số thửa bình quân cơ bản sau khi đổi thửa đạt từ 1 - 2 thửa hộ, diện tích 1 thửa bình quân đạt trên 800m2. Đến năm 2015, toàn tỉnh cơ bản hoàn thành công tác DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng tại 166 xã, với diện tích là 41.984 ha, đạt 73% diện tích cần DĐĐT. Đến năm 2016, toàn tỉnh hiện có 908 thôn, có 196 xã tổ chức triển khai DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng với tổng diện tích đã DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng là 53.800 ha, đạt 94,9% tổng diện tích đất nông nghiệp cần DĐĐT.[38]

Thứ hai, Đảng cơ sở đã chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân góp đất để chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng.

Thực tế cho thấy, việc sớm xây dựng đƣợc phƣơng án thực hiện DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên phạm vi toàn xã là điều rất cần thiết. Trƣớc khi tiến hành, các xã các địa phƣơng đã tổ chức kiểm kê quỹ đất, rà soát đối chiếu giữa hồ sơ và thực địa, từ đó đƣa ra định hƣớng cho công tác này. Bắt tay vào thực hiện công tác DĐĐT, Đảng ủy xã đã tập trung chỉ đạo khối dân vận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung, mục đích của công tác DĐĐT. Bên cạnh đó, với nền tảng và kinh nghiệm đã thực hiện DĐĐT nên trong thời điểm này xã không còn lúng túng, nhanh chóng chọn đƣợc phƣơng án DĐĐT thích hợp, đó là chuyển đổi ruộng theo từng cánh đồng trên cơ sở có sự đồng ý, thỏa thuận của nhân dân, tránh đƣợc tình trạng so bì ruộng xấu, ruộng tốt, vì vậy tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong nhân dân. Sau khi có sự đồng thuận của các hộ dân, lãnh đạo xã căn cứ kế hoạch

chuyển đổi, tiến hành đo đạc, đánh giá phân loại các hạng đất, sắp xếp trên sơ đồ và tiến hành giao đất cho các hộ dân.

Trƣớc khi thực hiện DĐĐT cần tiến hành chỉnh trang đồng ruộng, trong đó chú trọng làm tốt ngay từ khâu đo đạc, xác minh diện tích từng thửa và dự kiến quy hoạch thủy lợi nội đồng, kênh mƣơng tƣới tiêu ngoài thực địa. Lên bản đồ quy hoạch vùng thửa, thiết kế hệ thống đƣờng nội đồng, kênh mƣơng tƣới tiêu, cống tiêu nƣớc trên phạm vi toàn xã. Để phát huy dân chủ trong quá trình triển khai, đặc biệt ban chỉ đạo các xã, địa phƣơng đã quan tâm đến việc lấy ý kiến của nhân dân, đồng thời kêu gọi sự tham gia, ủng hộ của mỗi hộ gia đình. Đến nay đã hoàn thành xong phƣơng án chỉnh trang, lấy ý kiến nhân dân, tổ chức đóng mốc đƣờng nội đồng, mƣơng tƣới tiêu của từng tuyến đã đƣợc quy hoạch trên phạm vi các xã, địa phƣơng trên toàn tỉnh.

Để quá trình triển khai thống nhất trong toàn tỉnh ngày 13-9-2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành Kế hoạch số 1704/KH-UBND về việc thực hiện DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2013 - 2015, với mục tiêu giảm số thửa mỗi hộ gia đình chỉ còn từ 01 đến 02 thửa ruộng. Trong quá trình thực hiện DĐĐT, diện tích đất công điền đƣợc tập trung gọn vùng, gọn thửa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng, khu dân cƣ mới của các địa phƣơng. Việc tập trung diện tích đất công điền đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các công trình, dự án đã đƣợc phê duyệt. Nhìn chung, Đảng và chính quyền các xã đã chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân góp đất để chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng.

Việc DĐĐT gắn với quy hoạch, chỉnh trang, sắp xếp lại đồng ruộng đã tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất, ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật mới, đƣa máy móc vào sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào và tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác. Nhiều nông dân tỏ rõ vui mừng, phấn khởi bởi đƣờng to, ruộng lớn, máy móc vào tận ruộng làm đất, thu hoạch đỡ công

Thứ ba, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tự giác của các tầng lớp nhân dân ở địa phương.

Việc DĐĐT bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng gặp không ít những khó khăn vƣớng mắc. DĐĐT là công việc khó khăn, phức tạp, gắn liền với lợi ích của đại đa số nông dân, do nông dân trực tiếp tham gia thực hiện. Trƣớc thực trạng này, đảng viên ở các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho nhân dân. Tổ chức hƣớng dẫn, tập huấn thực hiện phƣơng án DĐĐT theo trình tự các bƣớc trong kế hoạch của Ban chỉ đạo DĐĐT. Sau khi đã ổn định tƣ tƣởng, các thôn đã xây dựng kế hoạch triển khai theo địa bàn từng thôn, phát động phong trào toàn dân hiến đất, đóng góp ngày công tham gia đào đắp công trình giao thông, thủy lợi nội đồng, tổ chức để các hộ nông dân bốc thăm và giao đất ngoài thực địa.

Bên cạnh đó, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục, làm cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, phƣơng pháp, cách thức hiệu quả của việc thực hiện DĐĐT, từ đó nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Đội ngũ cán bộ trong ban thực hiện DĐĐT đã chú trọng công tác vận động cá biệt, vì những đối tƣợng này tuy ít nhƣng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động DĐĐT đất nông nghiệp của nhân dân.

Một số hộ trƣớc đây đƣợc giao ruộng ổn định ở vị trí tốt và thuận tiện trong sản xuất đã đồng tình với việc DĐĐT. Diện tích đất để quy hoạch xây dựng một số công trình phúc lợi công cộng theo đề án xây dựng nông thôn mới tập trung vào diện tích đất tốt, thuận lợi cho các hộ sản xuất thâm canh nay lấy ra dành cho quy hoạch. Nhiều diện tích đất công điền nhỏ lẻ, nằm phân tán ven các khu dân cƣ, xen với đất thổ cƣ, hiệu quả canh tác thấp, trƣớc đây các hộ không nhận, nay đã vận động, ghép cho các hộ để dồn đất công gọn vùng, gọn thửa...

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn; Ban DĐĐT các xã, thôn, xóm tổng hợp nhu cầu quỹ đất phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (đƣờng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, các công trình phúc lợi công cộng,

nhƣ trƣờng học, nhà văn hóa thôn, xóm, sân thể thao, đất nghĩa trang, nghĩa địa...) để nhân dân bàn bạc, quyết định hiến góp đất. Khi đã có quỹ đất, Ban tiếp tục vận động nhân dân đóng góp để có kinh phí chỉnh trang đồng ruộng (đắp đƣờng nội đồng, đào mƣơng...).

- Những ưu điểm về vai trò của chính quyền cơ sở

Chính quyền cơ sở là chính quyền cuối cùng ở nông thôn, gần dân nhất trong hệ thống hành chính nhà nƣớc, là nền tảng của hệ thống chính trị, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Chính quyền cơ sở trực tiếp tuyên truyền, phổ biến và kiểm nghiệm sự đúng đắn, chính xác đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật về DĐĐT. Vì vậy, chính quyền cơ sở hoạt động có hiệu quả thì các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách thực thi công tác DĐĐT mới dễ dàng, tạo đƣợc niềm tin và sự phấn khởi trong nhân dân.

Với phƣơng châm “làm đâu đƣợc đấy”, công tác DĐĐT ở tỉnh Hải Dƣơng đã hoàn thành trong thời gian ngắn, giúp ngƣời dân ổn định, phát triển sản xuất... sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cùng với sự hƣởng ứng tích cực của ngƣời dân, công tác DĐĐT của tỉnh đã cơ bản hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Thứ nhất, kiện toàn Ban chỉ đạo DĐĐT, xây dựng phương án, đề án DĐĐT và triển khai đến tất cả các cán bộ, nhân dân.

Căn cứ thực trạng ruộng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, từng địa phƣơng xây dựng phƣơng án DĐĐT đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Phƣơng án DĐĐT đƣợc xây dựng theo đơn vị hành chính xã, thị trấn; trong đó thôn, khu dân cƣ là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện.

Ngay sau khi có chủ trƣơng DĐĐT của cấp Trung ƣơng, Đảng bộ xã, chính quyền địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đã họp và ra Nghị quyết chuyên đề về chỉnh trang đồng ruộng gắn với DĐĐT, thành lập ban chỉ đạo cấp xã và các tiểu ban gồm các thành viên Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể tham gia công tác

DĐĐT. Các xã, thị trấn thực hiện DĐĐT đều thành lập ban DĐĐT do đồng chí phó bí thƣ, chủ tịch UBND xã, thị trấn làm trƣởng ban; thành viên gồm các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng ủy, UBND, bí thƣ, trƣởng các xóm làm thành viên; Tổ chức hội nghị quân dân chính để quán triệt Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 13- 9-2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng về DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, kế hoạch chi tiết của UBND huyện. Chỉ đạo các chi bộ tổ chức quán triệt tới đảng viên trong chi bộ sau đó tổ chức triển khai tới toàn thể nhân dân trên địa bàn thôn, xóm để bàn bạc và triển khai thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở.

Nhận thức tầm quan trọng của công tác DĐĐT không chỉ giúp nông dân giảm chi phí sản xuất mà còn là điều kiện cần để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức sản xuất hàng hóa, là cơ sở để phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Xác định đây là công việc khá nhạy cảm, liên quan đến lĩnh vực đất đai, tƣ liệu sản xuất của nhân dân nên xã cẩn trọng thực hiện từng bƣớc theo quy trình.

Với quyết tâm hoàn thành DĐĐT, Huyện ủy, UBND các huyện Ninh Giang, Bình Giang, Kim Thành, Thanh Hà, Gia Lộc,… đã đề ra nhiều giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Các huyện đã thành lập 5 tổ công tác do các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ Huyện ủy làm tổ trƣởng, có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể để giúp UBND các xã trên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Hiện nay, địa phƣơng các huyện này đều đã xây dựng xong các phƣơng án, kế hoạch DĐĐT và đƣợc nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Để quá trình triển khai thống nhất trong toàn tỉnh ngày 13 tháng 9/2013 UBND Tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành Kế hoạch số 1704/KH –UBND về việc thực hiện dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2013- 2015, với mục tiêu giảm số thửa mỗi hộ gia đình chỉ còn từ 01 đến 02 thửa ruộng.[38]

Triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, đến tháng 8 năm 2014 cơ bản các xã đã triển khai xây dựng đề án, phƣơng án dồn điền, đổi thửa. Trong đó đã có 77 thôn, ở 24 xã đã tổ chức triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa trên đồng ruộng với tổng diện tích dồn điền, đổi thửa là 4.548 ha. Số thửa bình quân cơ bản sau khi đổi thửa đạt từ 1- 2 thửa hộ, diện tích 01 thửa bình quân đạt trên 800 m2

, tuy nhiên một số xã chƣa đạt chỉ tiêu đề ra (vẫn còn trên 2 thửa/hộ (Hồng thái, Ninh Thành (Ninh Giang; Đức Xuyên (Gia Lộc); Tứ Xuyên, Dân Chủ (Tứ Kỳ)…[38]

Sau khi DĐĐT không có hộ nào là không nhận ruộng, chứng tỏ phƣơng án DĐĐT đã đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân. Tuy nhiên, diện tích giao cho các hộ có biến động một chút ít do sự chênh lệch diện tích về thửa giữa các hộ. Bình quân số thửa/hộ và bình quân diện tích/thửa giảm xuống một cách rõ rệt (từ 5-7 thửa giảm xuống còn 1- 3 thửa/hộ). Diện tích đất lúa năm 2003 là 139,922 ha, năm 2006 là 130,614, đến năm 2010 còn 127,483 giảm 12.439 ha, sự giảm mạnh của đất lúa là do chuyển sang đất phi nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hóa. (Niên giám

nông nghiệp 2010).

Thứ hai, điều tra hiện trạng đất nông nghiệp, xác định diện tích đất quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.

Trên cơ sở tài liệu bản đồ, sổ sách thu thập, tổ chức điều tra thống kê diện tích đất nông nghiệp của xã, xác định hiện trạng đất nông nghiệp của từng hộ gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dồn điền đổi thửa ở tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)