Tự đánh giá của học sinh về gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 52 - 57)

STT mệnh đề

Mệnh đề ĐTB SD

1 Tôi có một vị trí quan trọng trong gia đình. 4.07 0.98

7 Tôi nghĩ rằng tổ tiên của tôi là những người có uy tín

trong xã hội. 3.39 1.29

12 Nhìn chung, khi tôi nói chuyện với bố mẹ thì họ đều

hiểu tôi. 3.48 1.34

26 Trong gia đình mình, tôi luôn thấy thoải mái. 3.95 1.3

30 Trong gia đình, tôi rất được mọi người quan tâm. 4.09 1.17

52 Tôi hài lòng về gia đình tôi 4.24 1.06

65 Khi bố mẹ tôi la mắng, tôi nghĩ rằng nói chung là họ có lý. 3.64 1.28

68 Gia đình tôi rất tự hào về tôi. 2.87 1.29

75 Tôi tin tưởng gia đình tôi có thể giúp tôi giải quyết một

việc gì đó. 4.16 1.2

78 Gia đình rất yêu thương tôi. 4.21 1.11

82 Có vẻ như tôi là người được yêu thương nhất trong gia đình. 3.72 1.25

15 Tôi thường nghĩ rằng mình là gánh nặng cho gia đình. 2.79 1.48

22 Tôi thường xuyên bị chê trách trong khi tôi không đáng

bị như thế. 3.2 1.35

35 Mọi người trong gia đình không quan tâm đến tôi. 4.3 1.17

42 Tôi thường cảm thấy mình là người thừa trong gia đình 4.21 1.21

48 Tôi luôn có cảm tưởng là mọi người trong gia đình tôi

thích những người khác hơn tôi 3.55 1.42

57 Tôi nghĩ rằng tôi sẽ thành công trong cuộc sống. 2.25 1.16

60 Mọi người trong gia đình nghĩ tôi là đồ bỏ đi. 4.17 1.19

Qua bảng 3.2 cho thấy, học sinh có TĐG chung về gia đình trên mức trung bình (ĐTB = 3.71). Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng khi phân tích mệnh đề khẳng định tự đánh giá gia đình ở cao (gồm mệnh đề: 1, 30, 52, 75. 78); mức trung bình (gồm mệnh đề: 7, 12, 26, 65, 82) và có mệnh đề ở mức đánh giá thấp đó là mệnh đề 68, cao hơn so với mệnh đề phủ định ( gồm mệnh đề 15, 22, 35, 42, 48, 57, 60, 71).

Ở các mệnh đề khẳng định, ở mức độ đánh giá cao mệnh đề “tôi hài lòng về gia đình tôi‟‟ (ĐTB = 4.24), “tôi có một vị trí quan trọng trong gia đình” ( ĐTB = 4.07), “trong gia đình, tôi rất được mọi người quan tâm‟‟ ( ĐTB = 4.09), „„tôi tin tưởng gia đình tôi có thể giúp tôi giải quyết một việc gì đó‟‟( ĐTB = 4.16). Qua mức độ này cho thấy, phần học sinh luôn được gia đình, cha mẹ quan tâm dù các em có mắc phải lỗi lầm trong qua khứ. Dù quãng thời gian học tập, lao động trong trường giáo dưỡng các em không được ở bên gia đình, không được thường xuyên gặp gỡ trò chuyện với các thành viên trong gia đình nhưng với các em chỉ thông qua tình cảm gia đình dành cho mình qua những món quà nhỏ những buổi thăm nom, những tình cảm dành cho các em vẫn thật sâu nặng. Chính vì thế « tôi hài lòng về gia đình tôi » là mệnh đề được đánh giá ở mức cao nhất ( ĐTB = 4.24). Cũng chính thông qua các buổi thăm nom của gia đình đã vun xới tình cảm, niềm tin và giúp các em nhận thức tốt hơn được lỗi lầm của mình để các em luôn tin chắc rằng „„tôi tin tưởng gia đình tôi có thể giúp tôi giải quyết một việc gì đó‟‟ ( ĐTB = 4.16) Vì theo như em T.V.Đ ( ở Hà Nội) cho biết : « Em chỉ mong học tốt để sớm ra trường cô ạ. Bố em đang đợi em về để xin việc cho em ». Tiếp theo đó, dù có là những người con lầm lỗi, đã mắc nhiều sai lầm và đang bị giáo dục đặc biệt nhưng các em luôn biết chắc rằng mình có một vị trí quan trọng trong gia đình và rất được mọi người quan tâm. Em Đ.V.C ( Hà Tĩnh) cho rằng : « Em có một vị trí quan trọng trong gia đình vì em là con đầu và là con cuối của bố mẹ em » hay

em B.V.C (ở Lạng Sơn) thì nói rằng : « Mẹ em quí em nhất nhà nên em thương mẹ em nhất ». Như vậy, gia đình là bến đỗ bình yên, là nơi mà các em trao gửi niềm tin, là nơi mà dù đi đâu các em cũng luôn nhớ tới.

Các mệnh đề đánh giá ở mức trung bình đó là : « tôi nghĩ rằng tổ tiên của tôi là những người có uy tín trong xã hội” ( ĐTB = 3.39), “nhìn chung, khi tôi nói chuyện với bố mẹ thì họ đều hiểu tôi” (ĐTB = 3.48). “trong gia đình mình, tôi luôn thấy thoải mái” ( ĐTB = 3.95) “khi bố mẹ tôi la mắng, tôi nghĩ rằng nói chung là họ có lý » (ĐTB = 3.64) ; «có vẻ như tôi là người được yêu thương nhất trong gia đình” (ĐTB = 3.72). Những mệnh đề trên thể hiện sự tương tác giữa HSTDG với cha mẹ mình. Ở lứa tuổi 12- 20 là lứa tuổi mà người ta gọi là “ tuổi nổi loạn”, khi mà sự tương tác giữa con cái và cha mẹ chịu không ít ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm sinh lý ( độ tuổi dậy thì) , thêm vào đó vai trò của những người bạn ( bạn thân cùng giới, tình bạn khác giới, tình yêu đầu đời) chi phối phần lớn thời gian của các em. Ở độ tuổi này không phải lúc nào cha mẹ cũng hiểu các em, khi bị la mắng thì không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng. Chính vì vậy, các em dù được yêu thương và cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ thì mối quan hệ của cha mẹ và các em không phải lúc nào cũng là mối quan hệ thuận như chúng ta vẫn nghĩ.

Nhưng dù có biết là mình được yêu thương như thế, tin tưởng và tự hào về gia đình mình như vậy nhưng HSTGD cũng luôn biết rằng mình không phải là niềm tự hào của gia đình, ở mệnh đề : « gia đình tôi rất tự hào về tôi » (ĐTB = 2.87) ở mức thấp. Theo em B.V.C ( Lạng Sơn) cho biết : « Gia đình không hãnh diện về em. Ở trong họ bố mẹ em khổ lắm ».

Khi phân tích các mệnh đề phủ định, chúng tôi thấy điểm trung bình ở mức đánh giá thấp (gồm mệnh đề 15, 57) ; trung bình ( gồm các mệnh đề 22, 48) ; cao ( gồm mệnh đề 35, 42, 60, 71). Thường gia đình là cái nôi, nơi che chở, bệ phóng tâm hồn cho mỗi con người khi vui cũng như buồn, là

nơi để con người yêu và được yêu, được chia sẻ và cảm thông vì sự tin tưởng vốn đã có sẵn trong mỗi thành viên với nhau nhưng không phải gia đình nào, cha mẹ nào cũng làm được điều ấy đối với con em mình điều đó khiến cho dù cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình, HSTGD vẫn có những hoang mang, lo lắng, bất an trước tình yêu của gia đình cũng như là những ước mơ mong mỏi mình sẽ không phải là một phần của gia đình mình đã từng sống « tôi thích ở trong một gia đình khác hơn » ( ĐTB = 4.26) vì theo em L.N.T ( Nghệ An) « Bố mẹ em thường xuyên cãi nhau vì kinh tế gia đình em khó khăn lắm. Em ước mình ỏ một gia đình có kinh tế ổn định hơn, lúc ấy em sẽ được đi học, xây nhà cho bố mẹ ». Một trong những lí do khiến học sinh trường giáo dưỡng mắc phải những sai lầm, tội lỗi là do sự thiếu quan tâm đúng mực từ phía gia đình, cha mẹ không là những tấm gương tốt cho con em họ noi theo, bản thân cha mẹ các thường bỏ bê, mặc kệ con em mình tự trưởng thành trên cuộc đời mưu sinh đầy vất vả điều đó khiến các em bơ vơ và lạc lõng, mất niềm tin để rồi tìm đến những nhóm bạn xấu hoặc thói hư tật xấu của xã hội. Nhiều học sinh vì yêu thương gia đình, mặc cảm tội lỗi với việc làm của mình, các em nhận thấy mình là gánh nặng của gia đình, mình là nguyên nhân khiến gia đình không hạnh phúc (mệnh đề 15, ĐTB = 2.79) và sau này mình cũng rất khó thành công trong cuộc sống ( mệnh đề 57, ĐTB = 2.25). Điều đó cũng cho thấy rất rõ những mặc cảm, ăn năn cũng như sự tự ti trong cuộc sống của học sinh TGD đối với gia đình và cuộc đời của chính mình mặc dù lí do của sự sa ngã, lỗi lầm của các em có một phần không nhỏ từ sự thiếu quan tâm, chia sẻ, dạy dỗ từ cha mẹ các em.

Tóm lại, tình yêu thương của gia đình, những chia sẻ và động viên của gia đình là một phần không thể thiếu trong đời sống của bất kì cá nhân nào và học sinh TGD cũng như vậy. Kết quả nghiên cứu TĐG của học sinh TGD về gia đình phần nào cho thấy được những đánh giá của các em về gia

đình mình ở mức cao( xếp hạng thứ nhất) trong tất cả các mặt TĐG của học sinh TGD. Gia đình là nơi trao gửi niềm tin, tâm tư, tình cảm, là nơi có thể giúp các em giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống của mình nhưng kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra chính sự thiếu quan tâm chia sẻ từ phía gia đình, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn khiến các em dễ sa nga và mắc phải những lỗi lầm đáng tiếc trong cuộc đời. Càng yêu thương gia đình mình thì những mặc cảm tội lỗi, những suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân như vì mình mà gia đình không hạnh phúc, cha mẹ xấu hổ vì tội lỗi của mình, khiến cho HSTGD có những cái nhìn thiếu tích cực đối với gia đình của mình.

3.1.2.2. Tự đánh giá về giao tiếp xã hội

Nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, nhân cách của mỗi cá nhân. Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội văn minh đều phải trải qua một thời gian dài ở trường học. Trường học là nơi giáo dục các kiến thức cơ bản cho cá nhân và đồng thời còn là môi trường xã hội mà qua đó cá nhân dần dần hoàn thiện mình.

Giao tiếp với bạn bè trở thành dạng hoạt động quan trọng. Cùng với hoạt động học tập, giao tiếp thân tình là một dạng hoạt động chủ đạo của trẻ em ở lứa tuổi này. Trẻ em ở lứa tuổi này ( đặc biệt là những em cùng phòng, cùng nơi lao động – học tập) thường tìm thấy ở bạn bè những điểm tương đồng, sự thông hiểu, và sự chấp nhận, điềm mà trẻ em không tìm thấy trong giao tiếp với người lớn và trẻ nhỏ.

Tự khẳng định bản thân là một nhu cầu rất lớn của học sinh nói chung và học sinh trường giáo dưỡng nói riêng. Bởi vì sự trường thành ở mặt nào đó về mặt xã hội nên trẻ có cảm giác mình đã thành người lớn, muốn được người lớn công nhận, được đối xử như đối xử với người lớn. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với người lớn thì nguyện vọng này khó được thỏa mãn. Do đó trẻ mong muốn có bạn, nhất là bạn thân để cùng nhau học

tập, rèn luyện, để được tin cậy, để được tôn trọng và được tự khẳng định mình là mong muốn mãnh liệt của các em.

Các mối quan hệ với tình bạn, những người xung quanh thể hiện « cái Tôi xã hội » của học sinh TGD. Đây chính là một yếu tố quan trọng giúp các em mở rộng tầm hiểu biết cũng như đánh giá chính mình. Kết quả nghiên cứu TĐG về giao tiếp xã hội được chúng tôi trình bày sau đây :

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)