CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Mẫu nghiên cứu
2.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường giáo dưỡng là một mô hình trường nội trú “ đặc biệt”, đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 40 năm qua. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, hướng nghiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chức lao động, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháo luật nhằm giúp đỡ các em sửa chữa những vi phạm của mình, học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành công dân lương thiện, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Ban giám hiệu nhà trường gồm có 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó. Cơ cấu tổ chức trong ban giám hiệu nhà trường gồm có 7 đội phòng. Đội chính trị, đội chủ nhiệm, đội hậu cần, đội bảo vệ, đội giáo vụ, đội văn hóa và đội sản xuất.
Tuổi, giới tính
Học sinh các trường giáo dưỡng được đưa vào trường trong nhóm tuổi từ đủ 12 đến dưới 18. Có nghĩa là không ít em vào trường từ lúc còn là trẻ em -12 tuổi và có những em khi ra trường đã trở thành người lớn gần 18 tuổi. Thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 6 tháng đến 2 năm. Tùy theo mức độ phấn đấu của các em mà thời gian sống trong trường của các em có thể giảm xuống 18 tháng hay 12 tháng. Tuy nhiên, phần lớn các em ở trong trường là 24 tháng- chiếm 85,16%. Số em ở lại trường trong thời gian ngắn nhất – 6 tháng là rất ít, chỉ chiếm 1,03% .
Số trẻ em được đưa vào các trường giáo dưỡng tập trung nhiều ở nhóm từ 16 đến dưới 18 tuổi. Thời kỳ mà các em đang hình thành bản sắc cá nhân với những câu hỏi đặt ra cần phải tự giải đáp: tôi là ai? Người khác nghĩ tôi như thế nào? Tương lai của tôi sẽ ra sao?...Ở giai đoạn khẳng định bản sắc cá nhân, nếu trẻ thiếu vắng sự hướng dẫn, dạy dỗ và tình yêu thương của gia đình, thiếu vắng sự kiểm soát xã hội sẽ gây ra không ít những trở ngại cho quá trình trưởng thành của các em.
Trình độ học vấn
Trẻ em trong các trường giáo dưỡng có trình độ học vấn nhìn chung khá thấp. Số liệu theo điều tra của tổ chức Plan cho thấy học vấn của các em tập trung chủ yếu mới ở bậc THCS - chiếm 51,56%. Số em có trình độ THPT rất ít, chiếm 15%. Số lượng các em ở trường số 2 (Ninh Bình) có trình độ học vấn phổ thông trung học là rất cao - chiếm 47,9%.
Hoàn cảnh gia đình
Nhìn chung học sinh trong các trường giáo dưỡng có hoàn cảnh gia đình rất khác nhau, nên lý do khiến các em vào trường cũng rất khác nhau. Có em thì vẫn còn cả cha lẫn mẹ, có em lại chỉ còn bố hoặc mẹ, có em thì bố mẹ li dị, có em thì mồ côi cả cha lẫn mẹ, có em phải sống với họ hàng. Khi trẻ em có cuộc sống gần như nghèo nàn về tình thương yêu thì không thể không ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận biết cuộc sống của các em.
Các hình thức vi phạm pháp luật
Trẻ em vào trường giáo dưỡng chủ yếu có hành vi trộm cắp, cướp của và lừa đảo. trong đó hành vi trộm cắp là chủ yếu. Hành vi gây rối trật tự, đánh người gây thương tích chiếm 22,6%. Những hành vi vi phạm khác của các em chiếm một tỷ lệ khá ít, được nhắc đến chủ yếu là hiếp dâm, ma túy, giết người và một số vi phạm nhỏ lẻ khác chiếm 7,69%. Không ít em lại có tất cả các vấn đề kể trên.
2.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 120 học sinh TDG .
Chúng tôi phát ra 120 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về 120 phiếu hợp lệ.
Như vậy kết quả có 120 phiếu của học sinh và 40 phiếu của phụ huynh. Phân bố theo trình độ học vấn và độ tuổi của học sinh, chúng tôi chia lại bậc học và nhóm tuổi như sau:
Về bậc học: - Từ lớp 1 – lớp 5 : bậc 1. - Từ lớp 6 – lớp 8: bậc 2. - Từ lớp 9 – lớp 11: bậc 3. Về nhóm tuổi: - Từ 14 – 16 tuổi: nhóm 1 - Từ 17 – 18 tuổi: nhóm 2 - Từ 19 – 20 tuổi: nhóm 3 Cơ cấu mẫu như sau:
Bậc học và nhóm tuổi Số lƣợng % Bậc học Bậc 1 15 12.5 Bậc 2 80 66.7 Bậc 3 25 20.8 Độ tuổi Nhóm 1 51 42.5 Nhóm 2 51 42.5 Nhóm 3 18 15