So sánh giữa kết quả thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 98)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. So sánh giữa kết quả thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg

3. 2. 1 Tương quan giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg

Để có cái nhìn khách quan và chính xác hơn, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát TĐG chung về bản thân học sinh TGD qua thang đo đánh giá Rosenberg. Tự đánh giá chính xác là một cơ sở quan trọng để có được thái độ đúng đắn với bản thân. Nó có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác. Nó giúp con người không chỉ có khả năng làm chủ được tự nhiên, xã hội mà còn làm chủ chính bản thân mình, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu TĐG chung theo thang Rosenberg. Kết quả thu được ĐTB là 3.17 ở mức trung bình. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên chúng tôi cho rằng mặc dù thực hiện khảo sát TĐG chung ở hai loại thang đo khác nhau, có sự khác nhau về nội dung khảo sát. Nếu như thang đo E.T.E.S tập trung nghiên cứu đánh giá cụ thể từng mặt trong đời sống của học sinh: gia đình, xã hội, thể chất, học tập, xúc cảm, tương lai thì thang đo đánh giá của Rosenberg tập trung vào nghiên cứu đánh giá, nhận định chung nhất của học sinh về cuộc sống. Tuy vậy kết quả thu được vẫn cho thấy sự đồng nhất, nhất quán trong đánh giá của các em dù vẫn có sự khác nhau không đáng kể (ĐTB của thang E.T.E.S = 3.32).

Kết quả này sẽ càng được củng cố hơn qua hệ số tương quan mà chúng tôi sử dụng phép tính tương quan person, kết quả như sau:

Biểu đồ 3.15: Sự tương quan giữa đánh giá chung của thang E.T.E.S với thang Rosenberg

Ghi chú **p< 0.01

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, dù đánh giá chung về bản thân theo hai cách khác nhau nhưng đánh giá chung của học sinh TGD đều có tương quan chặt ( r = 0.568; p < 0.01). Sự đánh giá chung về cuộc sống dù được khảo sát bằng các cách khác nhau vẫn cho chúng ta thấy được sự thống nhất chặt chẽ trong cách đánh giá bản thân của học sinh TGD. Các em đánh giá bản thân ở mức thấp và trung bình có thể do những lỗi lầm, những hành vi trong quá khứ và sự giáo dục của thầy cô, nhận thức và rèn luyện bản thân trong hiện tại; sự kỳ vọng của chính các em vào bản thân, của gia đình đối với các em trong tương lai cũng chi phối nhiều đến việc TĐG, sự hài lòng với cuộc sống của học sinh trường giáo dưỡng.

Như vậy, TĐG của học sinh theo thang Rosenberg có sự phù hợp với TĐG của thang E.T.E.S, nhìn chung học sinh có TĐG từ thấp đến trung bình. Khi xem xét mối tương quan TĐG giữa thang E.T.E.S với thang Rosenberg chúng tôi thấy có sự tương quan rất chặt và tương quan thuận.

3. 2.1 So sánh giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo độ tuổi

Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo độ tuổi ( được chúng tôi chia lại như mục 3.1.4.1), kết quả được thể hiện qua bảng sau đây:

TĐG theo Rosenberg TĐG theo

E.T.E.S

Bảng3.11 So sánh giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo độ tuổi

Nhóm tuổi TĐG theo E.T.E.S TĐG theo Rosenberg

Nhóm 1 3.29 3.16

Nhóm 2 3.32 3.11

Nhóm 3 3.39 3.13

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy kết quả như sau: TĐG chung theo thang E.T.E.S cũng có kết quả tương đồng giống như khi HSTGD đánh giá các mặt của thang đo này. Nhóm 1 có TĐG chung ( ĐTB = 3.29) thấp hơn nhóm 2 ( ĐTB = 3.32), và nhóm 3 TĐG chung cao nhất ( ĐTB = 3.39).

Theo TĐG chung của thang TĐG Rosenberg thì kết quả có sự khác biệt nhưng không đáng kể. TĐG chung của nhóm 2 thấp nhất ( ĐTB = 3.11), sau đó là nhóm 3 ( ĐTB = 3.13) và nhóm 1 có TĐG chung cao nhất ( ĐTB = 3.16). Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3. 16 Biểu đồ so sánh tự đánh giá chung của học sinh theo thang E.T.E.S và thang Rosenberg theo độ tuổi

2.95 3 3.05 3.1 3.15 3.2 3.25 3.3 3.35 3.4 3.45 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 E.T.E.S Rosenberg

3.2.2 So sánh giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo trình độ học vấn

Tiến hành so sánh kết quả giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo trình độ học vấn ( bậc học đã được chúng tôi chia lại như mục 3.1.4.2 ), kết quả như sau:

Bảng 3.12 So sánh giữa thang đo E.T.E.S và thang đo Rosenberg theo trình độ học vấn

Bậc học TĐG theo E.T.E.S TĐG theo Rosenberg

Bậc 1 3.18 2.99

Bậc 2 3.34 3.21

Bậc 3 3.34 3.13

TĐG chung theo Thang E.T.E.S và TĐG chung theo Thang Rosenberg theo bậc học: TĐG chung theo thang E.T.E.S cũng có kết quả tương đồng giống như khi học sinh TGD đánh giá các mặt của thang đo này. Nhóm 1 có TĐG chung ( ĐTB = 3.18) thấp hơn nhóm 2 ( ĐTB = 3.34), và nhóm 3 TĐG chung ( ĐTB = 3.34).

Theo TĐG chung của thang TĐG Rosenberg thì kết quả có sự khác biệt nhưng không đáng kể. TĐG chung của nhóm 1 thấp nhất ( ĐTB = 2.99), sau đó là nhóm 3 ( ĐTB = 3.13) và nhóm 2 có TĐG chung cao nhất ( ĐTB = 3.21) . Điều này được chúng tôi thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.17 Biểu đồ so sánh tự đánh giá chung của học sinh theo thang E.T.E.S và thang Rosenberg theo trình độ học vấn

2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 E.T.E.S Rosenberg

Như vậy, TĐG của học sinh theo thang Rosenberg có sự phù hợp với TĐG của thang E.T.E.S, nhìn chung học sinh có TĐG từ thấp đến trung bình. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên chúng tôi cho rằng mặc dù thực hiện

khảo sát TĐG chung ở hai loại thang đo khác nhau, có sự khác nhau về nội dung khảo sát nhưng kết quả vẫn cho thấy sự tương đồng trong TĐG của học sinh trường giáo dưỡng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Vai trò của tự đánh giá

Tự đánh giá là giai đoạn phát triển cao của tự ý thức. Nếu như ý thức là nhận thức của con người hướng vào thế giới xung quanh thì tự ý thức là hoạt động nhận thức hướng vào bản thân. Tất nhiên tự ý thức và tự đánh giá không phải là một nhưng khi hình thành và phát triển đến một giai đoạn nào đó tự ý thức sẽ chuyển sang tự đánh giá.

Đánh giá và tự đánh giá còn có vai trò hết sức quan trọng trong cấu trúc tâm lý của nhân cách. TĐG là một trong những chỉ số để nói lên sự khác biệt của cá nhân và có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác. Như vậy, TĐG giúp con người không chỉ có khả năng làm chủ được tự nhiên, xã hội mà còn làm chủ chính bản thân mình.

1.2. .Về mặt lý luận

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm « Tự đánh giá » và mối liên quan giữa tự đánh giá với tự ý thức và cái Tôi. Theo đó tự đánh giá là mức độ phát triển cao của tự ý thức và đánh giá các giá trị của bản thân.

Đề tài cũng đã nêu ra được cơ sở hình thành và đặc điểm của tự đánh giá của học sinh TGD, theo đó tự đánh các giá trị bản thân, thể hiện qua tự dánh giá về gia đình, về xã hội, về thể chất, về lao động – học tập, về xúc cảm và tự định hướng tương lai.

1.2.Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng TĐG của học sinh TGD, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Qua kết quả nghiên cứu TĐG của thang đo E.T.E.S và độ tin cậy cho thấy học sinh TGD có TĐG ở mức từ yếu đến trung bình. Kết quả TĐG

chung của học sinh trường giáo dưỡng theo thang đo E.T.E.S, TĐG chung theo thang Rosenberg và sự hài lòng với cuộc sống đều cho thấy mức độ TĐG ở mức trung bình của các em.

TĐG của học sinh TGD không đồng đều ở các mặt, trong đó học sinh đánh giá cao hơn ở các mặt gia đình, định hướng tương lai và về thể chất ngoại hình. TĐG học đường ở mức thấp nhất, gần đạt mức trung bình, đa phần các em chưa hài lòng với kết quả học tập, lao động rèn luyện ở trường. Cái tôi xã hội và cái tôi xúc cảm đánh giá ở mức thấp tiếp theo chỉ ra một thực trạng đáng phải quan tâm tới thế hệ trẻ lầm lỗi này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi tới TĐG: có sự khác nhau TĐG các mặt lứa tuổi càng nhỏ học sinh càng TĐG thấp hơn nhóm tuổi cao hơn. Điều này cũng cho thấy thực tế, học sinh nhỏ tuổi vi phạm pháp luật, và được đưa vào trường TGD để giáo dục đặc biệt sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển tâm sinh lý mọi mặt của các em. Các em tự đánh giá thấp về năng lực học tập, giao tiếp xã hội, các cảm xúc. Ảnh hưởng của các mối quan hệ, giáo dục gia đình, nhà trường và sự quan tâm của gia đình có tác động rất lớn đến TĐG của học sinh TGD.

Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với TĐG: trình độ học vấn ảnh hưởng đến TĐG của học sinh TGD. Học sinh càng có trình độ học vấn thấp, nhận thức và hiểu biết về xã hội thấp thì TĐG càng thấp. Ngược lại, học sinh có trình độ học vấn cao hơn, có hiểu biết và tri thức xã hội tốt hơn thì các em có TĐG về bản thân cao hơn.

Những mong muốn của học sinh TGD với bản thân: học sinh TGD tuy là những đứa trẻ “ hư”, nhưng khát vọng trở thành người lương thiện thể hiện rõ trong những mong muốn lớn nhất trong cuộc đời của học sinh TGD. Những khó khăn trong cuộc sống như đời sống kinh tế khó khăn, gia đình cha mẹ không hạnh phúc là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến TĐG của học sinh TGD và điều này cũng được thể hiện ở những mong muốn của các em.

Mong muốn của cha mẹ, thầy cô giáo đối với học sinh TGD : mong đợi con em mình sẽ nhận thức được lỗi lầm, trở thành người con ngoan của gia đình và sống có ích cho bản thân và xã hội, tránh xa những lỗi lầm cũ đã mắc phải. Việc mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con em mình thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho tương lai của con em mình khi mà nỗi lo về cái nhìn của xã hội, việc chấp nhận của xã hội đối với con em mình là một rào cản rất lớn trên con đường phát triển của các em.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với học sinh

Học sinh TGD cần tự mình nỗ lực, không ngừng rèn luyện bản thân, chủ động học tập, lao động rèn luyện sửa chữa những lỗi lầm của bản thân. Học sinh TGD phải tự xác định con đường đi cho mình, tích cực chủ động học tập hơn nữa để thể hiện năng lực bản thân và từ những trải nghiệm đó, giúp các em nhận thức và đánh giá đúng năng lực của mình.

Việc mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức là rất quan trọng để giúp học sinh TGD không những có thể tự định hướng tương lai, hướng nghiệp chọn nghề, chọn lý tưởng sống cho cuộc đời mình mà giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại từ cuộc sống sau khi ra trường. Từ đó, các em sẽ tự tin, tin tưởng vào bản thân mình hơn, giúp con đường trở về với nẻo thiện của các em là điều không quá xa vời.

2.2. Đối với gia đình

Cha mẹ của học sinh TGD cần chú ý đến cách ứng xử, giáo dục của bản thân với con cái, đây là điều hết sức quan trọng trong việc giáo dục con. Sự gắn bó trong tình cảm gia đình là điều kiện thuận lợi để con cái phát triển các phẩm chất nhân cách, năng lực bản thân, qua đó các em sẽ có TĐG cao và đúng năng lực bản thân. Đặc biệt với học sinh TGD, khi mà ngay cả về lứa tuổi, các em gặp nhiều khó khăn, có nhiều bối rối về mặt cảm xúc và tầm hiểu biết còn trong phạm vi nhất định; thêm vào đó, các em là những

người đã từng vi phạm pháp luật, hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định trong việc tái hòa nhập cộng đồng từ phía bản thân các em và cộng đồng xã hội vì vậy cha mẹ cần lắng nghe con cái, tôn trọng ý kiến của con, để con cái nói ra suy nghĩ của mình. Thông qua sự hiểu biết với con cái sẽ giúp cha mẹ thấu hiểu con, đồng thời có những định hướng phù hợp với suy nghĩ và năng lực của con. Và quan trọng hơn trên tất cả là giúp đỡ con cái mình vượt qua những khó khăn về mặt tâm lý, rào cản bản thân và xã hội để giúp các em trở thành người có ích cho xã hội.

Cha mẹ cũng cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò của mình trong đời sống tâm lý của con cái thể hiện qua việc kiểm soát, định hướng, có trách nhiệm trong cách giáo dục con cái một cách phù hợp. Đặc biệt chú trọng đến đời sống tình cảm của con cái khi mà ở độ tuổi lẽ ra học sinh phải có những tâm trạng tươi vui, lạc quan, yêu đời thì các em phần lớn TĐG cảm xúc của mình ở mức thấp, màu xám. Việc giáo dục con cái phải đi kèm với việc nêu gương, làm mẫu, thể hiện được vai trò chủ đạo trong điều hành bầu không khí tâm lý trong gia đình. Cha mẹ ngoài giáo dục nghiêm khắc phải tích cực xây dựng cảm xúc tích cực, hạn chế những cảm xúc tiêu cực cho học sinh, đồng thời cần tránh chê bai, phê phán làm cho con cái cảm thấy thấp kém, tự ti, xấu hổ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con, tránh tình trạng phó mặc, thờ ơ với con cái, nếu không có kiểm soát đúng mức, học sinh TGD rất dễ tái vi phạm những lỗi lầm mà mình đã mắc phải thậm chí mức độ nặng hơn.

2.3. Đối với các cơ quan chức năng.

Việc giáo dục, định hướng cho học sinh TGD trên con đường hướng thiện ngoài sự giúp đỡ của gia đình, sự nỗ lực của bản thân mỗi học sinh thì cần sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, ban ngành, cơ quan chức năng. Cụ thể : cần thực hiện tốt nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.

Trong đó có quy định, biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.

Nghị định quy định, 2 tháng trước khi học sinh, trại viên chấp hành xong quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo cho Công an cấp huyện, UBND cấp xã nơi họ về cư trú để chủ động theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học sinh, trại viên.

Bộ Công an có nhiệm vụ hướng dẫn hoạt động tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, giáo dục kỹ năng sống, thị trường lao động, trợ giúp pháp lý cho học sinh, trại viên.

Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Quỹ hòa nhập cộng đồng từ nguồn kinh phí thu được do kết quả lao động của học sinh, trại viên theo quy định để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên khi chấp hành xong quyết định.

Theo Nghị định, người chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội theo dõi, giúp đỡ, giáo dục trong thời gian kể từ khi họ chấp hành xong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)