Tự đánh giá về thể chất của HSTGD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 63 - 66)

STT mệnh đề

Mệnh đề ĐTB SD

5 Nhìn chung, mọi người đều thấy khuôn mặt tôi và vóc

dáng của tôi dễ coi. 3.35 1.07

18 Tôi tự hào về ngoại hình của tôi 3.38 1.1 25 Tôi cho rằng tôi có một cơ thể cân đối. 3.05 1.19 40 Tôi nghĩ rằng quan trọng là phải sạch sẽ và chỉnh tề 4.07 1.09 44 Tôi có năng lực thể chất để chơi thể thao 3.51 1.28 77 Tôi nghĩ rằng cơ thể tôi phát triển tốt. 3.6 1.21 11 Tôi thấy mình thật vụng về và không biết phải làm gì với

đôi bàn tay của mình cả. 3.28 1.4

31 Tôi không chú ý đến ngoại hình của tôi 3.5 1.3

37 Tôi thấy mình thật xấu xí. 3.8 1.1

55 Tôi cảm thấy không tự nhiên khi ai đó nhìn tôi lúc tôi

đang chơi thể thao 3.08 1.36

63 Tôi có khuynh hướng quá lo lắng cho sức khoẻ của tôi. 2.84 1.2 70 Khuôn mặt tôi và ngoại hình của tôi không thú vị cho lắm. 3.3 1.12

Có thể thấy HSTGD có TĐG về thể chất ở mức trung bình (ĐTB = 3.4) xếp thứ 3 trong các mặt TĐG. Qua các mệnh đề trên có thể thấy, yếu tố thể chất ở đây bao gồm sự phát triển hoàn thiện các bộ phận trên khuôn mặt và cơ thể, kể cả yếu tố sức khỏe cũng rất được quan tâm, sự tự tin khi tham gia các môn thể thao…. Thể chất là yếu tố quan trọng của các mặt TĐG của học sinh.

Qua các mệnh đề trên chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các đánh giá của các em về ngoại hình, sự tự tin khi chơi thể thao của HSTGD đều ở mức trung bình và cao, mệnh đề “tôi nghĩ rằng quan trọng là phải sạch sẽ và chỉnh tề” (ĐTB = 4.07) được đánh giá ở mức cao nhất. Em N.V N ( Lào

Cai) cho rằng: “ Em nghĩ rằng không cần phải quá đẹp trai nhưng cứ sạch sẽ là được rồi cô ạ”. Đánh giá của các em học sinh về ngoại hình ở mức trung bình cho thấy các em tương đối khắt khe với ngoại hình của mình. Em N.V.N ( Lào Cai) cũng cho biết thêm: “ Em thấp lắm cô ạ, bây giờ phải cao mới đẹp”. Điều đó cũng lí giải tại sao mà “Tôi tự hào về ngoại hình của tôi”( ĐTB = 3.38) “Tôi cho rằng tôi có một cơ thể cân đối.” ( ĐTB = 3.05)

“Tôi thấy mình thật vụng về và không biết phải làm gì với đôi bàn tay của mình cả.”( ĐTB = 3.28) “Khuôn mặt tôi và ngoại hình của tôi không thú vị cho lắm” ( ĐTB = 3.3). Qua đó chúng tôi nhận thấy đa số học sinh đánh giá ngoại hình của mình ở mức trung bình, trên trung bình không đáng kể. Như vậy, các em cho rằng ngoại hình của mình chưa hoàn thiện, thậm chí là chưa đẹp. Em L. P. T ( Hà Nội) nói rằng: “ Ngày trước khi chưa vào trường giáo dưỡng nhà có điều kiện em “ diện tưng bừng” cô ạ. Từ ngày vào đây, phải mặc đồng phục và đi làm nên trông em “ kinh” lắm. Em cũng không biết lao động chân tay bao giờ mà cô nhìn tay em bây giờ to đùng”.

Việc đánh giá của mọi người với HSTGD về thể chất thể hiện ở mệnh đề “nhìn chung, mọi người đều thấy khuôn mặt tôi và vóc dáng của tôi dễ coi” (ĐTB = 3.35) cho thấy đây là những nhận xét ngoại hình các em ở mức trung bình. Qua tìm hiểu chúng tôi cũng được biết phần lớn học HSTGD đều xuất thân trong những gia đình khó khăn về kinh tế và ở những vùng nông thôn kinh tế kém phát triển. Việc chăm sóc cho sức khỏe và ngoại hình dù rất được quan tâm, là nhu cầu của bất kì cá nhân nào nhưng với các em còn rất ít. Phần vì kinh tế gia đình khó khăn lo từng bữa ăn, lo cho các em đi học đã khó khăn rồi thì tiền đâu mà để các em may quần áo mới hay làm đẹp. Phần nữa do tuổi còn nhỏ, chưa là lao động chính kiếm tiền nên các em còn phụ thuộc vào gia đình, chưa có nhiều tiền mua sắm quần áo hay làm đẹp. Thêm vào đó hoàn cảnh gia đình của HSTGD tương đối đặc biệt: Cha mẹ các em người thì đã bỏ nhau; người thì

đi làm ăn xa nên các em ở với ông bà; có trường hợp cả cha lẫn mẹ đang thi hành án phạt tù không có người bên cạnh chỉ bảo dạy dỗ cũng như chia sẻ với các em về sức khỏe giới tính. Đó cũng là lý do mà các em quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của mình khi mệnh đề “tôi có khuynh hướng quá lo lắng cho sức khoẻ của tôi” (ĐTB= 2.84) được đánh giá ở mức thấp nhất trong các mệnh đề TĐG về thể chất. Sức khỏe của các em như trên đã trình bày, ở lứa tuổi này là giai đoạn phát triển về cơ thể và những biến đổi trong hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Tim, phổi làm việc khó khăn hơn khiến việc đưa máu lên não không đều, ảnh hưởng đến tâm trạng chung của các em. Em N.V. N ( Lào Cai) “ Em hay hoa mắt, chóng mặt lắm cô ạ. Có những hôm em thức dậy nửa đêm, không ngủ được vì cứ thấy đau đầu” . Điều này khiến cho các em lo lắng cho sức khỏe của bản thân. Nhưng nguyên nhân cho sự lo lắng này theo chúng tôi rất dễ lí giải: sự thay đổi sinh lý của lứa tuổi của các em đang diễn ra mạnh mẽ nhưng những kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe lứa tuổi của các em rất hạn chế, đa phần các em tự tìm hiểu hoặc do “ bảo nhau” của những người bạn cùng nhóm, cùng chơi thân mà rất ít khi trao đổi với cha mẹ, thầy cô giáo. Cùng với đó là mối quan hệ thầy cô giáo với HSTGD là mối quan hệ của người quản lý với người bị quản lý cũng phần nào làm cho các em rụt rè hơn khi muốn trao đổi hay hỏi han thầy cô về sức khỏe giới tính của mình. Trong quá trình nghiên cứu, theo quan sát của chúng tôi, trong phòng ở của các em ở trường giáo dưỡng đều có giá sách với nội dung về Luật, về Giới tính, về HIV AIDS, về Ước mơ của em… nhưng là chưa đủ vì các quyển sách này đều in ở dạng quyển màu nhỏ với nội dung rất sơ sài khiến các em chỉ có cái nhìn chung chung về sức khỏe giới tính của mình mà thôi.

Như vậy TĐG về thể chất của HSTGD đánh giá ở mức trung bình, các em đánh giá còn khắt khe về thể chất cũng như sức khỏe của mình trên các phương diện: khuôn mặt, ngoại hình, sức khỏe, khả năng chơi thể thao….Việc đánh giá đó cho thấy các em rất đề cao các yếu tố ngoại hình, sự cẩn thận, chỉnh tề, chỉn chu trong ăn mặc và sức khỏe của bản thân là điều các em coi trọng và đánh giá cao.

3.1.2.4. Tự đánh giá về học đường

Học sinh trường giáo dưỡng được học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc học văn hóa đối với học sinh chưa phổ cập giáo dục là bắt buộc. Đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học tập. Ngoài việc học văn hóa, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân, giáo dục hướng nghiệp, học nghề và chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định; được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.... Học sinh được hưởng các chế độ ăn ở, trang phục theo quy định. Với độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, ngoài giờ học tập học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Vì vậy học tập – lao động được coi như hoạt động chủ đạo của học sinh TGD, thông qua hoạt động này giúp các em rèn luyện năng lực bản thân, hình thành nhân cách chuẩn.

Nghiên cứu TĐG về học đường của HSTGD chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)