Trình độ học vấn của học sinh TGD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 67 - 72)

Bậc học Tần suất (%)

Bậc 1 12.5

Bậc 2 66.7

Bậc 3 20.8

Qua hai bảng số liệu trên chúng ta thấy HSTGD có trình độ học vấn thấp phù hợp với kết quả nghiên cứu về TĐG về học tập của học sinh trong các mệnh đề khẳng định trên đây. Ở các mệnh đề “tôi tin rằng thầy/cô giáo hài lòng về tôi” (ĐTB = 2.97) “ở lớp, tôi hiểu bài rất nhanh” (ĐTB = 2.81)

trường, những nguời khác luôn muốn ở bên tôi” (ĐTB = 2.9). Học sinh trường giáo dưỡng như đã nói ở trên có trình độ học vấn thấp, nên các em “

hiểu bài nhanh” được đánh giá ở mức thấp (ĐTB 2.81). Việc tiếp thu bài trên lớp của các em gặp trở ngại rất lớn khi các em đã bị gián đoạn việc học sau một thời gian dài bỏ học, nghỉ học vì vậy khi quay lại học văn hóa tại trường giáo dưỡng các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu tri thức. Hơn nữa, việc học tập và lao động ở trường giáo dưỡng là hình thức giáo dục mang tính cưỡng chế, có những em tự giác lao động, học tập rèn luyện vì biết được ý nghĩa của việc lao động rèn luyện đối với bản thân; nhưng cũng không ít học sinh lao động , học tập mang tính chất đối phó với tâm trạng chán nản. Đáng lưu ý các buổi học văn hóa của các em không chỉ tiếp thu kiến thức văn hóa đơn thuần mà nhà trường còn lồng ghép các buổi dạy văn hóa Đạo đức như: Hiếu thảo là gì? Tình yêu và lòng thương người; Tiết kiệm trong cuộc sống…. nhằm giáo dục đạo đức cho các em. Với các em có thời gian vi phạm pháp luật, mắc phải sai lầm trong quá khứ, nhân cách lệch chuẩn việc dạy các em những vấn đề đạo đức tốt đẹp cơ bản trong cuộc sống khiến các em tiếp thu kiến thức khó khăn là điều dễ hiểu. Vì vậy, “các em không muốn được thầy cô giáo hỏi bài nhiều” , “những người khác tôi luôn muốn ở bên tôi” đều đánh giá ở mức thấp và khiến thầy “cô giáo không hài lòng về các em”. Qua phân tích mệnh đề cũng thấy được mối quan hệ của thầy cô giáo và HSTGD đều gần ở mức trung bình “tôi tin rằng thầy/cô giáo hài lòng về tôi” (ĐTB = 2.97) “ ở trường, tôi muốn được thầy/cô giáo hỏi bài nhiều” (ĐTB = 2.88). Mối quan hệ giữa học sinh và thầy cô giáo trong trường giáo dưỡng là mối quan hệ đặc biệt. Như trên đã phân tích ngoài quan hệ thầy trò thông thường thì quan hệ chi phối ở đây, bao trùm tất cả là mối quan hệ của người quản lý và người bị quản lý. Các em không chỉ được thầy cô dạy dỗ văn hóa, tiếp thu tri thức khoa học nhân loại mà thầy cô còn là người dạy bảo các bài học đạo đức,

bài học làm người, những tâm tình tuổi mới lớn hay những khó khăn trong cuộc sống. Thậm chí là ngay cả miếng ăn, giấc ngủ, tác phong sinh hoạt…các em cũng được các thầy cô trực tiếp kèm cặp. Tuy vậy, mối quan hệ thầy cô và học sinh sẽ không được như mối quan hệ thầy trò bên ngoài vì bản thân mỗi học sinh luôn mang một “ trạng thái tâm lý phòng vệ” với chính thầy cô của mình bởi những nỗi sợ của người có lỗi lầm. Điều đó sẽ làm cho khoảng cách thầy trò bị ngăn cách, nhưng nhìn vào số liệu nghiên cứu đánh giá này vẫn ở mức gần trung bình. Những thầy cô ôn hòa, nhẹ nhàng vẫn làm cho các em dám thổ lộ tâm sự của mình: “ Thầy S vui tính lắm cô ạ, thỉnh thoảng chúng em còn gọi thầy là bố xưng con đấy cô nên có chuyện gì em cũng kể cho thầy”.

Khi đánh giá năng lực học tập của mình các em đánh giá ở mức trung bình và cũng là cao nhất trong mệnh đề khẳng định của thang TĐG về học đường của HSTGD: “tôi nhớ lâu những gì tôi đã học” ( ĐTB = 3.28) “tôi tự hào vể kết quả học tập ở trường của tôi”( ĐTB= 3.14). Học sinh trường giáo dưỡng có trình độ học vấn không cao song không hẳn chỉ là những em học sinh có học lực yếu hay kém, có những em học tốt nhưng do những lí do khác nhau mà bỏ học giữa chừng, vi phạm pháp luật bị đưa vào TGD. Em L.P.T ( Hà Nội) cho biết: “ Em học Văn và Tiếng Anh tốt lắm cô ạ, nhưng em bay sàn nhiều quá nên bố mẹ em đưa em vào đây”. Các em TĐG mình nhớ lâu những gì đã học, và vẫn tự hào về kết quả học tập của mình ở trường.

Khi phân tích các mệnh đề phủ định, chúng tôi thấy hầu như điểm trung bình TĐG về học đường của HSTGD ở mức thấp. Đáng lưu ý nhất là mệnh đề “ tôi học không tốt vì tôi không chăm chỉ” (ĐTB = 2.13). Sự chăm chỉ là một trong những đức tính quan trọng trong lao động và học tập của bất kì một cá nhân nào trong xã hội. Học sinh tự đánh giá mức độ chăm chỉ của mình ở mức thấp, và là thấp nhất trong thang TĐG về học đường. Điều

đó cũng lý giải được phần nào các em dễ mắc phải sai lầm và vi phạm pháp luật, bởi lẽ người lười lao động, không chăm chỉ nhưng lúc nào cũng muốn được hưởng thụ sẽ là người dễ mắc phải nhiều sai lầm trong cuộc đời, thậm chí là vi phạm pháp luật, vì không một thành công nào không trải qua mồ hôi và nước mắt. Chính vì vậy, theo nghiên cứu của chúng tôi, mô hình lao động học tập của trường giáo dưỡng là hợp lý vì chỉ có thông qua lao động con người mới rèn luyện được phẩm chất và nhân cách. Đặc biệt là với học sinh TGD các em dù vi phạm những cũng chỉ là những con người đang trong quá trình hình thành nhân cách cần được rèn luyện và uốn nắn.

Các mệnh đề “tôi dễ dàng chán nản trong lớp học” “tôi cảm thấy khó khăn trong viêc tự tổ chức hoạt động học tập ở trường” “kết quả học tập kém ở trường dễ dàng làm tôi chán nản” HSTGD đều đánh giá ở mức thấp và “ ở trường, tôi không dám nói những gì tôi không hiểu” ( ĐTB = 2.76) cho thấy phần nào những nguyên nhân chủ quan khiến các em có kết quả học tập không cao. Việc rụt rè, không tự tin khi nói những điều không hiểu của học sinh khiến các em có kết quả học tập không cao và có những khó khăn trong học tập, cùng với đó thì những em có kết quả học tập không cao cũng thường dễ chán nản. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu vì khi gặp thất bại con người không chán nản thì sẽ là nổi loạn( nhất là ở độ tuổi thanh thiếu nhiên, từ 12- 17, độ tuổi của HSTGD) Tìm hiểu lí do sâu hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành phỏng vân sâu một số học sinh:

“ Em bỏ học lâu quá nên bây giờ học khó vào lắm ạ. Thêm nữa là em sai lỗi chính tả nhiều quá nên hay bị bạn bè cười và cô phê bình nên em chán”. ( T.B.T , Hà Nam).

Em học chỉ để nhanh được ra trường về đi làm thôi cô ạ, mấy môn học này em không còn hứng thú nữa. Em chỉ thích học mỗi môn Toán thôi

mà môn Toán học ít lắm ạ. Ngoài ra chúng em còn phải đi làm nữa nên về mệt em toàn ngủ thôi ạ” ( T.V.Đ, Hà Nội).

“Thầy cô dạy nhiệt tình nhưng do chúng em lười lắm ạ và không có phương pháp học. Chúng em cứ buôn chuyện đến hết đêm sáng hôm sau đi học mệt quá nên học không vào ạ. Quan trọng là do chúng em lười ạ”.( N.V.Q, Bắc Giang).

Chúng tôi tiến hành quan sát ở lớp học và chỗ ở của HSTGD. Các em thường không tập trung, rệu rã , mệt mỏi khi học tập nhưng chỉ cần có đoàn đại biểu đi qua là các em nháo nhác quay ra bàn luận rất sôi nổi. Các thầy cô cho biết “ thấy đoàn mặc đồ Cảnh sát thì ngay lập tức các em nghiêm túc lạ kỳ”.Tại chỗ ở, thông thường thì các em sẽ túm năm tụm ba để trò chuyện và chơi đùa. Vì vậy, theo chúng tôi, ngoài giáo dục đạo đức bằng các bài giảng thầy cô trường giáo dưỡng cũng nên thay đổi phương pháp giảng, vận dụng học đi đôi với hành, tạo những tình huống, khơi gợi hứng thú cho học sinh vì vốn dĩ các em đã là những học sinh đặc biệt.

Tóm lại, TĐG về học đường của HSTGD ở mức thấp ( xếp hạng 6 trong các mặt TĐG). Sự chán nản, lười biếng của các em là những nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến kết quả học tập kém của học sinh.

3.1.2.5. Tự đánh giá về cảm xúc

Nghiên cứu TĐG về cảm xúc của HSTGD là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu về TĐG. Đặc biệt ở lứa tuổi 12- 18 khi cơ thể các em có hàng loạt sự thay đổi về thể chất dẫn đến sự thay đổi về cảm xúc. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của chúng tôi như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)