Tự đánh giá về giao tiếp xã hội của HSTGD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 57 - 63)

STT mệnh đề

Mệnh đề ĐTB SD

3 Khi tôi nói chuyện với bạn bè, nhìn chung họ thường đồng

ý với tôi. 3.16 1.02

16 Tôi luôn sát cánh bên các bạn tôi. 3.14 1.16

20 Tôi thích làm cho người khác cười. 4.0 1.16

29 Tôi luôn chú ý những gì người khác nói về tôi, dù đó là

điều tốt hay xấu. 4.07 1.18

38 Tôi thích làm mọi thứ theo nhóm. 2.94 1.3

53 Tôi tin là những người khác rất quí tôi. 2.97 0.96

67 Tôi mong được mọi người để ý và thừa nhận vai trò trong nhóm. 3.34 1.14

72 Có vẻ như những người khác nghe và làm theo những gì tôi nói. 2.68 1.17

9 Những người khác nghĩ rằng tôi có những ý tưởng khác với

mọi người. 3.2 1.31

43 Người ta chán nản cùng tôi 3.62 1.19

47 Tôi luôn tranh cãi với người khác. 3.0 1.22

61 Tôi cảm thấy rất thoải mái dễ chịu, nhất là khi tôi ở một mình. 2.46 1.33

76 Trong nhóm, tôi chờ người khác quyết định và hành động

trước tôi. 3.2 1.29

Qua bảng 3.3, HSTGD có TĐG chung về giao tiếp xã hội ở mức trung bình và thấp (ĐTB = 3.21), xếp thứ 5 trong các mặt TĐG như trên đã phân tích. Phân tích các mệnh đề khẳng định chúng tôi nhận thấy học sinh TGD có TĐG ở mức cao (gồm các mệnh đề 20, 29) ; trung bình ( gồm các mệnh đề 3, 16, 67) và thấp ( gồm các mệnh đề 38, 53, 72).

Học sinh đánh giá cao ở các mệnh đề « tôi thích làm cho người khác cười »( ĐTB = 4.0) « tôi luôn chú ý những gì người khác nói về tôi, dù đó là điều tốt hay xấu » (ĐTB = 4.07). Mức độ này cho thấy nhu cầu, mong muốn của các em được tham gia vào nhóm bạn bè, mong muốn được là thành viên của nhóm. Dù mắc phải những lỗi lầm nhưng HSTGD luôn thể hiện khát khao được mang lại tiếng cười, niềm hạnh phúc cho người khác, đây cũng chính là một trong những tình cảm, nhu cầu mong muốn được « phục thiện » của những con người mắc phải lầm lỡ. Tuy vậy, các em cũng luôn chú ý đến những gì người khác nhận xét về mình. Đó cũng chính là điều hết sức dễ hiểu bởi ở lứa tuổi này, mối quan tâm của các em ngoài gia đình thì nhóm bạn chính là mối quan tâm lớn nhất của các em.

Con người của chúng ta được sinh ra đã mang tính xã hội, nghĩa là cần được sống chung, cần được san sẻ cuộc sống, tư tưởng và tâm tình với những người khác, từ đó chúng ta mới cảm thấy thoải mái hạnh phúc.

Học sinh cần có tình bạn, cần được giao tiếp xã hội bởi vì các em cần có người lắng nghe, hiểu được các em và chia sẻ những gì họ suy nghĩ. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng có những điều mà chúng ta không thể nói với cha mẹ, với anh chị em nhưng lại có thể tâm sự với một người bạn. Tham gia vào nhóm còn là một trong những yếu tố giúp cho con người trưởng thành cũng như thành công trong cuộc sống. Hoạt động nhóm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của HSTGD.

Các mệnh đề « khi tôi nói chuyện với bạn bè, nhìn chung họ thường đồng ý với tôi »(ĐTB = 3.16) « tôi luôn sát cánh bên các bạn tôi »(ĐTB =

3.14) « tôi mong được mọi người để ý và thừa nhận vai trò trong nhóm »( ĐTB = 3.34) « tôi thích làm mọi thứ theo nhóm » (ĐTB= 2.94 ) “ tôi tin là những người khác rất quí tôi » (ĐTB = 2.97) “ có vẻ như những người khác nghe và làm theo những gì tôi nói » (ĐTB = 2.68). Đây là các mệnh đề thể hiện sự tương tác của học sinh với các nhóm bạn mà các em gia nhập cũng như các mối quan hệ xã hội khác mà em tham gia. Khi tham gia vào nhóm các em được thể hiện quan điểm, được bạn bè, người xung quanh đánh giá nhận xét, từ đó nhận ra những mặt mạnh, điểm yếu của mình (tự đánh giá năng lực bản thân). Những kiến thức về xã hội, về cuộc sống học sinh có được thông qua giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Tuy vậy, nhìn vào kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy những mong muốn làm việc theo nhóm, người khác quí mến, những ý kiến cá nhân của các em không được mọi người để ý đều được đánh giá ở mức thấp. Điều đó lí giải một điều các em có những nhận định mình không được sự coi trọng của xã hội, không được những tình cảm yêu quí của mọi người vì thế em B.V.C ( Lạng Sơn) cho biết : « Gia đình không hãnh diện về em. Ở trong họ bố mẹ em khổ lắm ». Hay như chính mẹ em H.V.V ( Thái Bình) cho biết : « Mong con làm người công dân tốt để cho cha mẹ mát mặt với dân làng, họ hàng hai bên, không bị họ ghét và xa lánh nữa”. Em L.P.T ( Hà Nội ) thì cho biết thêm: “ Em nhiều bạn lắm cô ạ. Nhưng toàn bạn xã hội thôi, có những bạn em còn không biết tên. Chứ bạn cùng lớp chẳng ai chơi với em, toàn bảo em là đồ hư hỏng”. Em Đ.H.Q ( Nghệ An): “ Mong muốn của em là được hàng xóm yêu thương”. Điều này cũng phản ánh một thực trạng chung của xã hội trước vấn đề chấp nhận những người đã từng vi phạm pháp luật, những người đã từng chịu sự giáo dục đặc biệt hay chấp hành hình phạt tù. Với mỗi con người đặc biệt là với học sinh khi rơi vào tình huống không được sự chấp nhận của xã hội các em thường rơi vào

trạng thái bi quan, tuyệt vọng, mất niềm tin và dần dần trở thành trẻ hư. Với những học sinh có biểu hiện nghịch ngợm, bướng bỉnh được xếp vào loại “cá biệt” và cũng được hưởng sự giáo dục, quan tâm bình thường như những trẻ khác, chưa có biện pháp để uốn nắn kịp thời, khi trẻ phạm lỗi không được giúp đỡ, lại bị liệt vào loại “gây rắc rối”, bị phê bình, kỷ luật, trở thành mục tiêu tấn công trong các giờ sinh hoạt, tạo ra ở trẻ tâm trạng bi quan, chán học và bỏ học, dần dần trở thành hư hỏng… dẫn đến các em rơi vào cảm xúc đáng sợ nhất trong cuộc đời là cảm giác “ bị bỏ rơi”. Thêm vào đó, quá trình xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa là một quá trình mới mẻ, khó khăn, phức tạp. Quá trình đó không tránh khỏi những thiếu sót, thậm chí có những vấp váp, sai lầm và nó được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực: sự sai lệch của một số thể chế xã hội, chuẩn mực xã hội chưa thống nhất thậm chí ở nơi này, nơi khác bị biến dạng... Những thiếu sót, sai lầm là điều kiện, thậm chí là nguyên nhân của những hiện tượng không lành mạnh trong xã hội.

Bất kỳ một cá nhân nào tồn tại trong xã hội đều phải thích nghi với xã hội . Quá trình thích nghi của cá nhân với xã hội thực chất là quá trình xã hội hóa nhân cách. Đó là quá trình cá nhân tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm của cuộc sống, của nghề nghiệp, của hệ thống chuẩn mực, hành vi giao tiếp ứng xử, phong cách lối sống, thói quen và truyền thống xã hội ... Đây cũng là quá trình hình thành các phẩm chất tâm lý cần thiết cho cá nhân, nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Quá trình xã hội hóa nhân cách đạt được mức độ nào tùy thuộc bản chất của chế độ xã hội, tùy thuộc vào khả năng tiếp thu và các điều kiện cụ thể của giáo dục, hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp của cá nhân. Khi quá trình xã hội hóa nhân cách có những thiếu sót, thì sẽ làm cho nhân cách được hình thành cũng có những lệch lạc. Học sinh trường giáo dưỡng là những mầm

non mới nhú nhưng lại thiếu sự quan tâm đúng mực từ gia đình, thêm vào đó chịu ảnh hưởng từ những tiêu cực của môi trường xã hội nên càng dễ mắc phải những sai lầm, tội lỗi.

Vì vậy, cha mẹ, thầy cô giáo, cộng đồng xã hội xung quanh cần quan tâm đến việc phát triển năng lực học tập, tạo môi trường thuận lợi cho các em phát triển nhân cách, tránh những sự kì thị, xa lánh, ghét bỏ đáng tiếc có thể càng làm cho các em lún sâu vào những sai lầm đã mắc phải trong quá khứ.

Nghiên cứu các mệnh đề phủ định chúng tôi nhận thấy điểm trung bình ở mức thấp và trung bình. Mệnh đề có ĐTB thấp nhất « tôi cảm thấy rất thoải mái dễ chịu, nhất là khi tôi ở một mình » (ĐTB = 2.46) thể hiện sự khó khăn khi phải ở một mình của HSTGD. Thông thường khi mắc lỗi thời gian đầu người ta luôn sợ hãi, trốn tránh hành vi vi phạm của mình vì vậy họ luôn mong có những người thân thiết có thể là cha mẹ, bạn bè, người tin tưởng nhất ( mà ở độ tuổi từ 12- 18 tuổi, vai trò của người những người bạn vô cùng quan trọng, HSTGD thực sự mong người bên cạnh mình là bạn thân) ở bên cạnh để chia sẻ, thông hiểu, chấp nhận bản thân các em. Tuy vậy, xã hội lại có những cái nhìn khắt khe và định kiến đối với việc làm của các em nên đẩy các em vào sự cô đơn, và thường xuyên phải ở một mình. Con người phần lớn không ai thích ở một mình, không ai muốn cô đơn chính vì vậy, dù mong muốn được hòa nhập vào nhóm, dù mong muốn được sự thừa nhận của nhóm nhưng chính bản thân học sinh chưa vượt qua được những rào cản của bản thân mình, những cái nhìn thiếu thiện cảm của xã hội đối với mình để tích cực hòa nhập, nỗ lực hoạt động trong nhóm.

Tóm lại, qua phân tích số liệu chúng tôi nhận thấy TĐG về giao tiếp xã hội của HSTGD ở mức trung bình và thấp, được học sinh coi đây là một trong những mặt yếu kém của bản thân ( xếp hạng 5). Những nhu cầu, mong muốn được tham gia vào nhóm xã hội thể hiện đúng thực tế đời sống

cũng như đời sống tình cảm cá nhân của các em. Song kết quả trên cũng chỉ ra sự tự ti trong giao tiếp của các em từ sự phân tích sự tương tác của các em đối với nhóm xã hội. Chính sự lên án, chán ghét, kì thị, bỏ rơi của xã hội đẩy các em vào sự tự ti, mặc cảm, mất niềm tin đáng tiếc trong giao tiếp. Điều này cũng được khẳng định khi được hỏi có đến 64.2 % học sinh mong muốn xã hội không kỳ thị mình và phần lớn cha mẹ các em khi được hỏi cũng thể hiện điều mong muốn đó.

3.1.2.3. Tự đánh giá về thể chất

Về mặt thể chất, lứa tuổi 12- 18 tuổi được coi như thời kỳ thay đổi sinh học cực kỳ nhanh chóng, ngang hàng với thời kì phát triển phôi thai và trẻ sơ sinh. Các hoóc – môn tạo nên chiều cao và những biến đồi cơ thể một phần đã được hình thành ngay từ giai đoạn phôi thai. Nhưng chúng được sản sinh mạnh mẽ vào khoảng 10 – 11 tuổi đối với nữ và 12 – 13 tuổi đối với nam nhằm tạo sự phát triển bùng phát về chiều cao và thể lực, kèm theo sự thay đổi về tỉ lệ của cơ thể. HSTGD chủ yếu ở lứa tuổi phát triển về mặt thể chất( từ 12 – 18 tuổi) vì vậy các em cảm nhận rõ sự biến đổi về cơ thể và rất nhạy cảm với vẻ bề ngoài của mình. Các em thường so sánh bản thân mình với người khác ( thậm chí là các thần tượng) để rồi xem xét lại chính mình. Kết quả nghiên cứu TĐG về thể chất của HSTGD cho chúng tôi kết quả như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)