TĐG về cảm xúc của HSTGD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 72 - 77)

STT mệnh đề

Mệnh đề ĐTB SD

8 Ngay cả khi tôi muốn khóc thì tôi vẫn biêt cách kìm nén

nước mắt. 4.03 1.18

21 Tôi không sợ khi phải làm những việc khó. 3.6 1.3

28 Tôi khá là can đảm. 3.31 1.16

41 Khi người ta chỉ trích tôi, tôi biết cách tiếp nhận một cách

hài hước. 3.34 1.48

46 Khi có người làm phiền, tôi biết cách giữ bình tĩnh. 3.62 1.19 59 Nói chung, tôi là một người lạc quan. 3.14 1.18

2 Tôi thường hay nổi giận. 2.75 1.10

14 Tôi thường xuyên cảm thấy bực bội. 2.88 1.2

24 Tôi thường xuyên lo lắng. 2.68 1.3

34 Tôi dễ phật ý nếu người khác không đồng tình với tôi. 3.15 1.32 54 Tôi dễ dàng khóc khi người khác khóc. 3.04 1.45

66 Tôi luôn cảm thấy buồn. 2.85 1.34

73 Tôi sợ và khóc khi người ta la mắng tôi. 3.53 1.35

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy TĐG về cảm xúc được các em đánh giá ở mức trung bình (ĐTB = 3.22) xếp hạng 4. Ở lứa tuổi được ăn, được chơi như các em theo như phần nghiên cứu lý luận đã đề cập: Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là những quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt. Sự ức chế phân biệt bị kém đi, hưng phấn mang tính chất lan tỏa hơn. Do vậy mà nhiều khi các em không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được những xúc động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu kỉnh, mất bình tĩnh....

Nghiên cứu các mệnh đề khẳng định chúng tôi có thể thấy học sinh TĐG về cảm xúc đạt mức cao ( gồm mệnh đề 8) và đạt mức trung bình (

gồm mệnh đề 21, 28, 41, 46, 59) cao hơn so với mệnh đề phủ định ( gồm mệnh đề 2, 14, 24, 34, 54, 66, 73).

Khi phân tích các mệnh đề khẳng định, chúng tôi nhận thấy các em TĐG ở mức trung bình các mệnh đề “Tôi không sợ khi phải làm những việc khó” (ĐTB = 3.6) “Tôi khá là can đảm »( ĐTB = 3.31) “Nói chung, tôi là một người lạc quan” (ĐTB = 3.14) là những nhận định của bản thân học sinh về xúc cảm tình cảm của các em. Sự can đảm, lạc quan trong cuộc sống là những đức tính quan trọng giúp các em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. HSTGD hầu hết đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như nhau. Kinh tế không mấy khá giả cùng với gia đình không hạnh phúc là nguyên nhân khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy vậy, theo chúng tôi, dù mức đánh giá nhận định bản thân về “lạc quan” trong cuộc sống mức trung bình (ĐTB = 3.14) nhưng ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi mà tuổi các em vẫn là lứa tuổi vô lo vô nghĩ, cảm xúc lạc quan tươi vui đáng lẽ phải chiếm ưu thế chi phối đời sống của các em. Vì vậy, theo chúng tôi việc quan tâm, giáo dục, uốn nắn các em không chỉ tập trung vào việc dạy văn hóa, đạo đức, định hướng nghề nghiệp mà còn phải tập trung tìm các giải pháp bồi dưỡng tình cảm, xúc cảm tích cực trong mỗi học sinh. Chẳng hạn như nghiên cứu đề xuất có những phòng tham vấn Tâm lý cho học sinh là việc mà các cơ quan quản lý, Bộ Công An nên quan tâm đưa vào trong các trường giáo dưỡng.

Phân tích các mệnh đề“ ngay cả khi tôi muốn khóc thì tôi vẫn biết cách kìm nén nước mắt” (ĐTB = 4.03) “khi người ta chỉ trích tôi, tôi biết cách tiếp nhận một cách hài hước”( ĐTB = 3.34)“khi có người làm phiền, tôi biết cách giữ bình tĩnh” (ĐTB = 3.62) thể hiện cảm xúc của học sinh TGD trước những tình huống trong cuộc sống. Đáng lưu ý là mệnh đề ngay cả khi tôi muốn khóc thì tôi vẫn biết kìm nén nước mắt” (ĐTB = 4.03), thể hiện sự kìm nén cảm xúc của học sinh TGD, trong cuộc sống

chúng ta phải trải qua những lúc bị tổn thương, buồn bã và những thời điểm khó khăn, chắc chắn sẽ chẳng có ích gì nếu lúc nào chúng ta cũng nghĩ rằng chúng ta phải giữ mãi những điều đó hoặc cho rằng người khác sẽ nghĩ chúng ta yếu đuối hay không biết tự chủ. Với những khó khăn, buồn bã trong cuộc sống không tránh khỏi lúc đó các em sẽ có những cảm xúc buồn bã, chán nản, nhưng các em thay vì thể hiện ra bên ngoài những nỗi buồn đó, thậm chí ngay cả khi cảm xúc thấp nhất là “ khóc” thì các em cũng biết các kìm nén nước mắt. Điều này theo chúng tôi là một thực tế đáng phải quan tâm bởi lẽ: Thứ nhất, như đã nói ở trên lứa tuổi vô lo vô nghĩ, có những em vẫn được cha mẹ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ nhưng với học sinh TGD có những em đã phải đảm đương vai trò kinh tế chính trong gia đình chính vì vậy không thể tránh được gặp phải những chuyện không vui trong cuộc sống và vì phải đối đầu quá nhiều khó khăn trong cuộc sống như vậy mà các em đã trở nên bản lĩnh hơn, che dấu, trốn chạy con người thật của mình. Thứ hai, ở lứa tuổi các em mà đã biết kìm nén cảm xúc, thiết nghĩ đây là những điều đáng báo động đặc biệt là ở các em những con người đáng lẽ đang là trong giai đoạn hạnh phúc nhất của cuộc đời. Thứ 3, những đánh giá trên của học sinh TGD cũng cho thấy được một phần nào đời sống tình cảm của các em, các em đã và đang trở nên chai lỳ, khôn khéo, đeo mặt nạ trước các vai xã hội trong cuộc sống thay vì sôi nổi, nhiệt huyết và hồn nhiên. Em L.P.T ( Hà Nội) cho biết: “ Ai cũng bảo em không bao giờ biết buồn là gì, nhưng là con người ai mà chả biết buồn hả cô? Bố mẹ em cho em vào đây đấy ạ, khi buồn em lại càng thích nói cười” . Cần lưu khi nghiên cứu kĩ hơn về em L.P.T ( Hà Nội) sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế rất khá giả, nhưng do thường xuyên chơi với nhóm bạn xấu, hay lân la đến quán Bar, em “ bay” trên sàn như những vũ công chuyên nghiệp, khi cha mẹ em đã không thể khuyên bảo được nữa và tự làm đơn xin gửi em vào giáo dục tại TGD. Qua những chia sẻ của em

chúng tôi thấy rằng em đang dành cho cha mẹ mình sự giận dỗi, sự oán trách mà chưa hiểu được tấm lòng của cha mẹ dành cho mình. Tuy nhiên, có thể thấy, không phải cha mẹ nào cũng yêu thương con mình một cách đúng đắn, ở những gia đình không hoàn chỉnh cha mẹ phó mặc con cái cho ông bà, họ hàng hay bản thân họ thiếu tình yêu thương dành cho nhau vô tình đã tạo bầu không khí tâm lý thiếu sự hạnh phúc, ấm áp, chia sẻ trong gia đình khiến cho các em thấy hoang mang, buồn bã, chán nản. Thêm vào đó, thay vì tìm cách tháo gỡ những khúc mắc trong lòng thì “ khi buồn em lại càng thích nói cười” để che dấu nỗi đau trong lòng. Điều này nếu còn tiếp diễn trong tương lai không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình cảm, sự phát triển nhân cách của các em.

Khi phân tích các mệnh đề phủ định chúng tôi nhận thấy TĐG xúc cảm của học sinh TGD ở mức thấp và trung bình. Phân tích mệnh đề “tôi thường hay nổi giận” ( ĐTB = 2.75)“ tôi thường xuyên cảm thấy bực bội”

( ĐTB = 2.88)“tôi thường xuyên lo lắng” ( ĐTB = 2.68) “ tôi luôn cảm thấy buồn” (ĐTB = 2.85) cảm xúc tiêu cực ở mức đánh giá thấp cũng là điều dễ hiểu bởi ““ ngay cả khi tôi muốn khóc thì tôi vẫn biết cách kìm nén nước mắt “khi người ta chỉ trích tôi, tôi biết cách tiếp nhận một cách hài hước”“khi có người làm phiền, tôi biết cách giữ bình tĩnh”. Việc kìm nén cảm xúc tốt sẽ khiến các em ít nổi giận, bực bội. Như trên đã phân tích, việc kìm nén cảm xúc bao giờ cũng có hai mặt tốt và xấu. Việc che đậy bản thân ở độ tuổi của các em dường như còn quá sớm và ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục các em. Vì chỉ có những người thân thiết mới biết lúc nào các em buồn hay vui, mới biết được tâm trạng thực sự của các em như thế nào nhưng mô hình trường giáo dưỡng giáo dục tập trung, thầy cô quản lý học sinh theo lớp, theo khối. Việc quản lý đông học sinh như vậy cũng sẽ làm phân tán sự chú ý, không tập trung của thầy cô giáo với từng

học sinh điều đó cũng làm cho việc quan tâm đến xúc từng học sinh chưa thực sự tốt, khiến các em sống co mình lại để che dấu bản thân mình một cách tốt hơn.

Nghiên cứu sự tương tác về cảm xúc giữa học sinh với các mối quan hệ khác thì cho thấy học sinh đánh giá xúc cảm của mình ở mức trung bình

“tôi dễ phật ý nếu người khác không đồng tình với tôi” ( ĐTB = 3.15) “tôi dễ dàng khóc khi người khác khóc” ( ĐTB = 3.04) “tôi sợ và khóc khi người ta la mắng tôi’’ (ĐTB = 3.53). Việc đánh giá mức độ cảm xúc của học sinh TGD khi tiếp xúc, tương tác với người khác ở mức trung bình càng làm rõ thêm bức tranh cảm xúc ảm đạm của các em.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu trên cho thấy phông cảm xúc của học sinh TGD ở mức thấp đến trung bình. Mức cảm xúc như vậy theo đánh giá của chúng tôi là mức thấp so với lứa tuổi đáng nhẽ còn được vui tươi, hồn nhiên thì các em vì những lỗi lầm trong quá khứ đang bị giáo dục đặc biệt, phải xa gia đình và có những khó khăn nhất định trong cuộc sống, bức tranh xúc cảm màu xám, ảm đạm của các em cũng khiến cho những người lớn như chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.

3.1.2.6. Tự đánh giá về tương lai

Với học sinh TGD, bất kì học sinh nào cũng có ý thức hơn trong việc định hướng tương lai của bản thân. Câu hỏi khi ra khỏi trường em có được đi học không? Có ai nhận em làm việc không? Em sẽ làm việc gì? luôn luôn thường trực trong ý thức của các em. Do vậy vấn đề quan trọng nhất của học dinh là việc xác định nghề nghiệp cho mình. Việc lựa chọn nghề nghiệp không chỉ xác định các em “ sẽ là ai?” mà còn đề cập đến khía cạnh “ sẽ là người như thế nào?”.

Kết quả nghiên cứu về “ cái Tôi tương lai” của học sinh TGD có kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)