So sánh các mặt TĐG của HSTGD theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 83 - 91)

Các mặt TĐG Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

TĐG gia đình 3.75 3.65 3.77

TĐG giao tiếp xã hội 3.15 3.23 3.34

TĐG thể chất 3.43 3.37 3.37

TĐG học đường 2.86 2.89 2.93

TĐG cảm xúc 3.17 3.25 3.30

TĐG tương lai 3.38 3.55 3.61

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung nhóm 1 đều có mức TĐG các mặt và TĐG chung thấp hơn so với nhóm 2 và nhóm 3 và khi so sánh từng nội dung cụ thể kết quả như sau:

- Cái tôi gia đình : So sánh với các nhóm tuổi chúng tôi thấy rằng các em học sinh nhóm tuổi 3 có đánh giá cao nhất ( ĐTB = 3.77), sau đó đến nhóm 1 ( ĐTB = 3.75), nhóm 2 có mức đánh giá thấp nhất ( ĐTB = 3.65).

Cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh cái tôi gia đình của học sinh theo nhóm tuổi

3.58 3.6 3.62 3.64 3.66 3.68 3.7 3.72 3.74 3.76 3.78 Nhóm 1 Nhóm 2 nhóm 3

Như vậy, qua biểu đồ trên chúng ta thấy nhóm tuổi thứ 2 tự đánh giá thấp nhất về cái Tôi gia đình. Nhóm độ tuổi thứ 2 ở độ tuổi 17 – 18 tuổi, các em đang bước vào giai đoạn trưởng thành, nhân cách dần dần được hình thành một cách ổn định, “tuổi không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn” lúc này cái “ tôi gia đình” được quan tâm và được ý thức rõ rệt hơn, tuy nhiên nhận thức về gia đình trong mỗi em còn đôi chút lệch lạc. Học sinh mong muốn được gia đình thừa nhận và cũng muốn thể hiện tình cảm của mình với gia đình hơn lứa tuổi nhỏ hơn trước đó. Trẻ từ 17 -18 tuổi nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, tách khỏi sự quản lý kiểm soát của gia đình. Ở tuổi này các em hay phê phán cha mẹ chúng, đó cũng có thể là một cách làm giảm đi quyền lực đặc trưng của cha mẹ. Nhưng các em rất cần cha mẹ với tư cách là chỗ dựa tin cậy, chỗ để tranh luận, “bắt

bẻ” hay cãi lý, có thể bằng cách này các em ít nhiều thỏa mãn nhu cầu được làm người lớn, được đối xử như người lớn. Các nhà nghiên cứu giả thiết rằng “chúng cần cha mẹ có một cái gì đó sai để chúng có thể ít nhất cảm nhận mình là người đúng, tách khỏi bố mẹ và có tính độc lập”. Thêm vào đó các em đang là những người vi phạm pháp luật, đang mắc phải những sai lầm và trả giá cho những sai lầm đó bằng hình thức giáo dục đặc biệt và vai trò của những người bạn như đã phân tích ở trên quan trọng hơn cha mẹ rất nhiều trong đời sống tâm lý của các em. Vì vậy, tuổi càng nhỏ học sinh TGD càng có TĐG về gia đình thấp hơn nhóm tuổi thứ 3 là điều dễ hiểu.

- Cái tôi xã hội: Nhóm tuổi thứ 1 có mức TĐG về giao tiếp xã hội ở mức thấp nhất ( ĐTB = 3.15), nhóm 2 ( ĐTB = 3.23) và cao nhất là nhóm 3 ( ĐTB = 3.34). Kết quả cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh cái tôi xã hội của học sinh theo nhóm tuổi

3.05 3.1 3.15 3.2 3.25 3.3 3.35 3.4 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy, nhóm tuổi 1 và nhóm tuổi 2 là nhóm tuổi nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngoài gia đình, hướng tới những người bạn đồng lứa. Tuổi này có nhu cầu đặc biệt về tình bạn, cảm nhận được những tinh tế trong tình bạn. Nhu cầu tình bạn trở thành cấp thiết và quan trọng nhất, đặc biệt là nhu cầu về người bạn khác giới: các em rất sợ cô đơn, sợ bị bạn tẩy chay… Bạn không phải là người cùng chơi, cùng hoạt động, cùng sở thích hứng thú… mà là đối tượng để tâm tình, chia sẻ những

bất an… để nhận xét phê phán, đồng nhất mình với bạn. Ở độ tuổi có nhiều thay đổi cả về thể chất và tinh thần những phán xét của bạn bè và những người xung quanh ảnh hưởng đến học sinh TGD rất nhiều ( nhất là khi mặc cảm tội lỗi lúc nào cũng chi phối đời sống của học sinh - độ tuổi càng nhỏ nhóm 1 và nhóm 2 đang có xu hướng lý tưởng hóa cuộc sống, chưa chấp nhận và lường trước hết được những khó khăn sẽ vấp phải trong cuộc đời của mình nên phán xét của chính bản thân mình và mọi người xung quanh sẽ về lỗi lầm của mình chi phối, ảnh hưởng đến tâm lý của các em càng lớn ) chính vì vậy cái Tôi xã hội của học sinh TGD ở nhóm tuổi 1 và nhóm tuổi 2 thấp hơn so với nhóm tuổi lớn hơn – nhóm tuổi 3.

- Cái tôi thể chất: So sánh TĐG về thể chất giữa các nhóm tuổi chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi 1 có TĐG về thể chất ở mức cao nhất ( ĐTB = 3.43), nhóm 2 và nhóm 3 có mức đánh giá bằng nhau ( ĐTB = 3.37). Cụ thể, chúng tôi biểu diễn qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ so sánh cái tôi thể chất của học sinh theo độ tuổi

3.34 3.35 3.36 3.37 3.38 3.39 3.4 3.41 3.42 3.43 3.44 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Nhóm 1 là độ tuổi đang bước vào giai đoạn dậy thì, các em rất thích quan tâm đến ngoại hình và thể chất của mình và hình ảnh bên ngoài của mình trong mắt người khác. Quan niệm về đẹp đối với các em là đầu tóc gọn gàng và sạch sẽ vì vậy TĐG của các em về ngoại hình cao hơn lứa tuổi lớn hơn. Theo em L.V.Q ( Nam Định – 14 tuổi) “ Em chỉ cần khỏe mạnh là đẹp cô ạ”. Nhóm tuổi lớn hơn khi đã cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh, học sinh TGD biết tự đánh giá chính mình và thông qua người thân, bạn bè, gia đình hình ảnh bên ngoài bản thân được các em nhận thức đầy đủ hơn vì vậy TĐG về thể chất của các em thấp hơn nhóm 1.

- Cái tôi học đường: Nhìn chung TĐG về học đường của học sinh TGD ở mức thấp, cụ thể khi so sánh: Nhóm 1 TĐG về học đường ở mức thấp nhất (ĐTB = 2.86), tiếp đến nhóm 2 ( ĐTB = 2.89) và cao nhất là nhóm 3 ( ĐTB = 2.93). Cụ thể qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ so sánh cái tôi học dường của học sinh theo độ tuổi

2.82 2.84 2.86 2.88 2.9 2.92 2.94 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Trao đổi với nhóm nghiên cứu của chúng tôi, các thầy cô giáo của TGD cho biết : “ Nhóm tuổi nhỏ đa phần là các em mới học ở những lớp của năm đầu của bậc Trung học cơ sở, phần vì học kém chơi với nhóm

bạn xấu, phần vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, đặc biệt cha mẹ không hòa thuận mà bỏ học”. Vì vậy, không khó nhận ra khi các em ở nhóm tuổi 1 rồi đến nhóm 2 đều TĐG về học đường thấp hơn nhóm 3 dù ĐTB chênh lệch không đáng kể.

- TĐG về cảm xúc: Cũng giống như phần lớn kết quả so sánh trên, nhóm tuổi 1 TĐG về cảm xúc ở mức thấp nhất ( ĐTB = 3.17), tiếp đến là nhóm 2 (ĐTB = 3.25), nhóm 3 cao nhất ( ĐTB = 3.30). Chúng tôi thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ so sánh cái tôi cảm xúc của học sinh theo độ tuổi

3.1 3.15 3.2 3.25 3.3 3.35 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Như trên đã phân tích, bức tranh cảm xúc so với độ tuổi của các em thì học sinh TGD có phông cảm xúc tương đối ảm đạm. Việc các em ở nhóm tuổi 1, nhóm tuổi 2 có TĐG về xúc cảm thấp hơn nhóm 3 bởi vì những khó khăn, trải qua trong quá khứ luôn làm các em có những xúc cảm âm tính là điều dễ hiểu. Em L.N.T ( Nghệ An, 16 tuổi) cho biết: “ Em thường xuyên tỉnh dậy sau những giấc mơ bị đuổi bắt, gặp ác mộng. Sáng

tỉnh dậy là em sợ và hoảng hốt lắm ạ”. Thiết nghĩ, theo chúng tôi, các thầy cô giáo cũng như gia đình học sinh TGD cần quan tâm hơn nữa tới đời sống tình cảm của con em mình, nhất là với những em còn nhỏ tuổi mà đã vi phạm pháp luật, bị đưa vào TGD khi mới bước vào những năm đầu của bậc học Trung học cơ sở. Như thầy L.V.S (GV trường TG số 2 Ninh Bình) đã nói rằng: “ Chúng là những đứa trẻ ranh mãnh và lọc lõi trong cuộc sống tội lỗi nhưng lại quá non nớt và ngây thơ trong chính cuộc đời của mình”.

- Cái tôi tương lai: Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta dễ dàng thấy được nhóm tuổi thứ nhất có mức TĐG thấp nhất về cái tôi tương lai ( ĐTB = 3.38) và thấp hơn hẳn nhóm 2 ( ĐTB = 3.55) , nhóm 3 ( ĐTB = 3.61). Chúng tôi thể hiện điều này qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3. 8. Biểu đồ so sánh cái tôi tương lai của học sinh theo độ tuổi

3.25 3.3 3.35 3.4 3.45 3.5 3.55 3.6 3.65 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Học sinh là những người đang sống phụ thuộc vào cha mẹ và người thân, chưa có khả năng kiếm tiền để nuôi sống bản thân. Tương lai đối với các em vô cùng mù mịt và mông lung với mặc cảm tội lỗi trên vai. Vì vậy không khó hiểu khi TĐG về tương lai của các em nhóm tuổi 1 lại thấp hơn

hẳn nhóm tuổi 2 và nhóm tuổi 3. Ngược lại, với những em 19, 20 tuổi ( thuộc nhóm tuổi 3) là những con người đã trưởng thành, sắp được ra khỏi trường giáo dưỡng và thế giới quan đã hình thành vì vậy nhận thức về tương lai các em cho rằng: “ tương lai là ở trong chính đôi bàn tay của các em” . Các em tự tin, tin tưởng vào tương lai của mình và có TĐG cao hơn các em nhóm tuổi nhỏ.

Như vậy, độ tuổi có ảnh hưởng nhất định đến TĐG các mặt cũng như TĐG chung của học sinh TGD. Ở mỗi một độ tuổi nhất định với những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau lại ảnh hưởng đến TĐG của học sinh theo cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, lứa tuổi càng nhỏ học sinh càng TĐG thấp hơn nhóm tuổi cao hơn. Điều này cũng cho thấy thực tế, học sinh nhỏ tuổi vi phạm pháp luật, và được đưa vào trường TGD để giáo dục đặc biệt sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển tâm sinh lý mọi mặt của các em. Điều này, chúng tôi cho rằng những người quản lý, cha mẹ, thầy cô nhà trường và cả xã hội cần quan tâm hơn nữa đến thế hệ mầm non của đất nước dù bất kể các em là ai? đã từng có những lỗi lầm gì? Vì cuộc đời cần những tấm lòng để đón nhận những người con biết quay đầu trở lại với khát vọng hoàn lương.

3.1.4.2 Theo trình độ học vấn

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh các mặt TĐG với trình độ học vấn. Trước khi so sánh, dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi chia trình độ học vấn của học sinh trước khi vào TGD theo bậc học, cụ thể như sau:

- Từ lớp 1 – lớp 5 : bậc 1. - Từ lớp 6 – lớp 8: bậc 2. - Từ lớp 9 – lớp 11: bậc 3. Kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)