Tự đánh giá chung của HSTGD số 2 Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 49 - 51)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng chung về mức độ tự đánh giá của học sinh Trƣờng

3.1.1. Tự đánh giá chung của HSTGD số 2 Ninh Bình

Để có kết quả đánh giá khách quan và chính xác cao, chúng tôi phân tích kết quả TĐG dựa trên kết quả thang đo E.T.E.S bằng cách tính điểm TĐG của học sinh về từng mặt nghiên cứu, đánh giá chung. Chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình với thang đo E.T.E.S để phân tích thực trạng TĐG của học sinh. Trước khi tìm hiểu từng mặt tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng, chúng tôi tìm hiểu đánh giá chung các mặt của học sinh trường giáo dưỡng, kết quả thu được như sau:

Bảng 3. 1: Điểm trung bình TĐG của học sinh TGD theo thang đo E.T.E.S

Các mặt TĐG Điểm TB Xếp hạng

Về gia đình 3.71 1

Về giao tiếp xã hội 3.21 5

Về thể chất 3.40 3

Về học đường 2.88 6

Về cảm xúc 3.22 4

Về tương lai 3.48 2

TĐG chung 3.32

Kết quả bảng trên cho thấy đa số học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đánh giá ở mức thấp đến trung bình. Cụ thể qua các mặt như sau:

Về gia đình: các em đánh giá “cái Tôi gia đình” ở mức cao nhất (ĐTB = 3.71) xếp hạng 1 trong các mặt TĐG. Điều đó cho thấy phần nào bức tranh tự đánh giá bản thân của học sinh TGD, đối với các em gia đình chiếm vị trí quan trọng nhất và có ý nghĩa lớn đối với cuộc đời của các em và chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này trong phần nghiên cứu cụ thể từng mặt TĐG của học sinh TGD.

Về giao tiếp xã hội: “ cái Tôi xã hội” dường như ở các em là khá yếu ( ĐTB = 3.21), tuy vẫn ở mức điểm trung bình nhưng so với các mặt TĐG khác thì giao tiếp xã hội chỉ xếp hạng thứ 5 trong các mặt TĐG.

Về thể chất: “ cái Tôi” thể chất chiếm vị trí thứ 3 trong các mặt TĐG (ĐTB = 3.40).

Về học đường: thành công trong học tập của học sinh trường giáo dưỡng đánh giá ở mức thấp nhất, xếp hạng thứ 6 (ĐTB = 2.88).

Về cảm xúc: cảm xúc các em cũng dừng lại ở mức trung bình ( ĐTB = 3.22) và xếp thứ 4 trong các mặt TĐG của học sinh trường giáo dưỡng.

Về định hướng tương lai: tương lai dường như là sự quan tâm khá lớn của học sinh trường giáo dưỡng (ĐTB = 3.48), xếp hạng 2 trong các mặt TĐG. Có thể minh họa rõ hơn bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3 .1: Điểm trung bình TĐG của HSTGD theo thang E.T.E.S

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Gia đình Xã hội Thể chất Học đường Cảm xúc Tương lai TĐG chung Các mặt TĐG

Như vậy, nhìn chung học sinh trường giáo dưỡng có TĐG từ thấp đến trung bình. TĐG về gia đình được đánh giá ở mức cao nhất, sau đó là tương lai, thể chất. TĐG học đường, giao tiếp xã hội và cảm xúc là những mặt TĐG thấp của học sinh TGD. Điểm trung bình TĐG chung của học sinh TGD ở mức trung bình. Từ góc độ của người nghiên cứu chúng tôi

quan tâm đến việc học sinh TGD đánh giá thấp bản thân mình ở những mặt như “cái Tôi xã hội”, “ cái Tôi học đường”, “ cái Tôi cảm xúc”.

Sau đây, chúng tôi tiến hành phân tích từng mặt TĐG của học sinh, kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)