Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 45 - 49)

CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước , được đăng tải trên cách sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đề tài nghiên cứu như: TĐG, các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của cá nhân, đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên, TĐG của người chưa thành niên vi phạm pháp luật....

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Nhằm tìm hiểu thêm về thông tin trong quá trình thực hiện nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu, trao đổi trực tiếp và ngầu

nhiên với một số học sinh, đặc biệt với những em nhỏ tuổi, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, và tuổi lớn nhất, sắp được rời trường giáo dưỡng các em là những đối tượng đặc biệt nhất, đang có những sự chuyển biến về thể chất và tâm lý.

Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên và cha mẹ học sinh TGD để tìm hiểu những mong muốn, nguyện vọng của họ đối với con em mình.

2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý phân tích số liệu điều tra, lập bảng thống kê các dữ liệu nghiên cứu để thuận lợi cho việc phân tích, và là cơ sở để đi đến các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý các số liệu bao gồm thông số: tỷ lệ phẩn trăm, điểm trung bình, hệ số tương quan... để giúp cho việc nghiên cứu đạt được kết quả khả quan, chính xác nhất, đem lại kết quả cao.

2.3.4. Phương pháp thang đo

Chúng tôi sử dụng nghiên cứu về TĐG của khoa Tâm lý học trường đại học Touloue do Florenxe Soldes Ader, Qwenaelly Leveque, Nathalie Oubrayrie và Claire Mottay thông qua thang đo E. T. E. S cho người trưởng thành bao gồm 60 mệnh đề, được nhóm thành 5 yếu tố đánh giá về các phương diện: Xã hội, thể chất, học đường, xúc cảm, tương lai nghề nghiệp. Mỗi nhóm yếu tố được cấu thành bởi 12 items sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Trong một nghiên cứu của tác giả Đặng Hoàng Minh ( 2005) trên khách thể là những trẻ mắc bệnh ung thư tại Việt Nam, tác giả và các cộng sự nhận thấy vai trò quan trọng của yếu tố gia đình trong sự TĐG của trẻ em Việt Nam. Bởi vậy, Đặng Hoàng Minh và cộng sự đã xây dựng thêm nhóm yếu tố thứ 6, bổ sung vào thang E.T.E.S và phát triển từ 60 items đến 82 items với 6 nhóm yếu tố: gia đình, quan hệ xã hội, cảm xúc, thể chất, học đường và tương lai

Mỗi mệnh đề của thang đo có 5 phương án trả lời: 1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý một phần; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý một phần; 5 – Hoàn toàn đồng ý. Cụ thể như sau:

Cái tôi gia đình: bao gồm các mệnh đề khẳng định ( 1, 7, 12, 26, 30, 52, 65, 68, 75, 78, 82) và các mệnh đề phủ định ( 15, 22, 35, 42, 48, 57, 60, 71).

Cái tôi xã hội: bao gồm các mệnh đề khẳng định ( 3, 16, 20, 29, 38, 53, 67, 72) và các mệnh để phủ định ( 9, 43, 47, 61, 76, 79).

Cái tôi thể chất: bao gồm các mệnh đề khẳng định ( 5, 18, 25, 40, 44, 77) và các mệnh đề phủ định ( 11, 31, 37, 55, 63, 70).

Cái tôi học đường: bao gồm các mệnh đề khẳng định ( 32, 36, 56, 64, 81) và các mệnh đề phủ định ( 4, 17, 27, 39, 50, 69).

Cái tôi cảm xúc: bao gồm các mệnh đề khẳng định ( 8, 21, 28, 41, 46, 59) và các mệnh đề phủ định ( 2, 14, 24, 34, 54, 66, 73).

Cái tôi tương lai: bao gồm các mệnh đề khẳng định ( 10, 49, 51, 62, 74, 80) và các mệnh đề phủ định ( 6, 19, 23, 33, 45, 58).

Học sinh trả lời phải chỉ ra được điểm đồng ý hoặc không đồng ý với các mệnh đề được đưa ra. Các lựa chọn trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 = “ Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 = “ Hoàn toàn đồng ý”. Kết quả thu được từ 82 mệnh đề được chia thành các thang TĐG về cái tôi gia đình, cái tôi xã hội, cái tôi thể chất, cái tôi học đường, cái tôi cảm xúc và cái tôi tương lai, chúng tôi lại chia mỗi thang thành 5 khoảng tương ứng với 5 mức độ TĐG : Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao.

Trong phạm vi của đề tài và với kết quả trắc nghiệm thu được, chúng tôi tập trung phân tích kết quả 6 mặt TĐG của học sinh TGD.

- Để có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về TĐG của học sinh TGD chúng tôi lựa chọn Thang đo đánh giá chung của Rosenberg gồm 10 mệnh đề. Trong đó bao gồm các mệnh đề khẳng định ( 1, 2, 4, 6, 7) và các mệnh đề phủ định ( 3, 5,8, 9, 10).

Học sinh trả lời phải chỉ ra được điểm đồng ý hoặc không đồng ý với các mệnh đề đưa ra. Các lựa chọn thay đổi trong khoảng từ 1 = “ Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 = “ Hoàn toàn đồng ý”. Kết quả thu được từ 10 mệnh đề sẽ cho chúng ta được kết quả về TĐG chung của học sinh TGD.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)