Tự đánh giá về tương lai của học sinh TGD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 77 - 83)

STT mệnh đề

Mệnh đề ĐTB SD

10 Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để làm được những việc

lớn sau này. 4.52 0.81

49 Tôi nghĩ rằng tôi sẽ thành công trong cuộc sống. 3.96 1.06 51 Tôi nghĩ rằng, trong tương lai các con tôi sẽ tự hào về tôi. 3.00 1.31 62 Tôi nghĩ sau này tôi sẽ là một người bạn tốt. 3.97 0.99 74 Tôi nghĩ là tôi luôn có khả năng để có được một công việc. 3.90 1.08 80 Sau này tôi nghĩ tôi sẽ rất khoẻ mạnh. 3.55 1.13

6 Sau này, nếu tôi không thành công trong cuộc sống gia

đình, thì có nghĩa là tôi thất bại trong cuộc sống 3.50 1.62 19 Điều duy nhất đáng kể trong cuộc đời tôi đó là có một

công việc tốt 2.06 1.32

23 Tôi tránh nghĩ về những điều mà tôi sẽ làm sau này 3.40 1.38 33 Tôi sẽ bất hạnh nếu như sau này tôi không có bạn bè ở

bên cạnh. 2.75 1.48

45 Ước gì tôi vẫn cứ là trẻ con. 3.13 1.51

58 Tôi nghĩ rằng sau này nếu tôi ốm thì tôi sẽ không thể

được hưởng thụ gì nữa. 4.05 1.15

Học sinh TGD đánh giá về “cái Tôi tương lai” ở mức trung bình (ĐTB = 3.48) đứng thứ 2 trong các mặt TĐG. Kết quả này cũng cao hơn so với TĐG các mặt còn lại của học sinh TGD. Cách nhìn nhận về tương lai của học sinh cao hơn các mặt đánh giá khác theo chúng tôi là hợp lý vì ở độ tuổi này sự lạc quan và hồn nhiên của các em vào chính bản thân mình là rất cao dù các em đang là những người phải chịu sự giáo dục đặc biệt. Những ước mơ, niềm tin vào tương lai tươi sáng do chính mình tạo nên là một trong những cách nhìn nhận bản thân các em vào cuộc sống sau này.

Phân tích các mệnh đề trong thang đo TĐG về “ cái Tôi tương lai” chúng tôi thấy ở các mệnh đề khẳng định tự đánh giá của học sinh TGD ở mức trung bình và cao. Mệnh đề “tôi sẽ cố gắng hết sức mình để làm được

những việc lớn sau này” (ĐTB = 4.52) đây được coi như lời tự hứa với chính mình của học sinh về sự cố gắng trong tương lai đối với cuộc sống của chính mình. Ở độ tuổi này tương lai đối với các em là do mình, chỉ cần cố gắng là sẽ làm được những việc lớn, em Đ.H.Q ( Nghệ An) cho biết “

Em nghĩ là tương lai trong tay mình thôi cô ạ, em sẽ đỗ Đại học, sẽ kiếm được nhiều tiền, sẽ xây nhà cho bố mẹ…”. Việc suy nghĩ tích cực về tương lai, đặc biệt là với những điều mà do chính bản thân mình làm là một tín hiệu tích cực khi nhìn nhận về tương lai của học sinh TGD khi mà các em đang chịu sự giáo dục đặc biệt cũng như sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này khi ra trường.

Khi phân tích các mệnh đề phủ định chúng tôi thấy rằng TĐG của học sinh TGD ở mức trung bình và thấp. Đáng lưu ý mệnh đề “Điều duy nhất đáng kể trong cuộc đời tôi đó là có một công việc tốt” (ĐTB = 2.06). Việc lo lắng mình có kiếm được việc làm tốt hay không là nhu cầu tất yếu của mỗi con người, không chỉ riêng cá nhân nào đặc biệt là học sinh TGD - những em đang là những người có lỗi, đang được giáo dục đặc biệt, đang có nhiều sự lo lắng ở phía trước. Em N.V.N ( Lào Cai): “ Mong muốn lớn nhất của em là có được công việc tốt, em mong lắm cô ạ. Không biết có ai muốn nhận người có lí lịch như em không?”. Những băn khoăn lo lắng về công việc trong tương lai luôn đi kèm với sự mặc cảm về lầm lỗi của bản thân. Điều này sẽ là một hạn chế rất lớn của học sinh TGD, nếu không biết vượt qua khó khăn thì có thể các em lại sa ngã vào những con đường lầm lỗi khác còn lớn hơn những lỗi lầm ban đầu,ngược lại nếu vượt qua được thì đây là cú trượt chân trong cuộc đời của những con người đầy mạnh mẽ và tự tin trong cuộc sống. Và những con người như vậy chắc chắn sẽ thành công trong cuộc sống.

Thực tế cũng chứng minh không ít học sinh TGD ra trường lại phạm những tội nặng hơn, phải chấp hành án phạt tù. Vì vậy, thiết nghĩ việc ngoài dạy học văn hóa – lao động cho học sinh TGD, các cơ quan thực thi pháp luật, quản lý nhà nước cần tính đến những chính sách pháp luật, việc làm cụ thể hỗ trợ

học sinh TGD mà nội dung quan trọng đầu tiên là giúp học sinh TGD hướng nghiệp, chọn nghề. Chọn nghề là một trong những vấn đề thực tiễn của bất kì cá nhân nào. Thực tiễn việc chọn nghề ở nước ta hiện nay học sinh chọn nghề chủ yếu do truyền thống gia đình, các yếu tố bên ngoài như dễ xin việc, nghề “ hot” …. mà không căn cứ vào chính năng lực, xu hướng, nguyện vọng của bản thân. Học sinh trường giáo dưỡng có trình độ học vấn ở mức trung bình và thấp (mà ngay cả những học sinh bình thường) việc chọn nghề theo năng lực, xu hướng bản thân cũng thực hiện không tốt. Điều đó sẽ làm các em rơi vào sự hẫng hụt, khó lấy lại được sự cân bằng sau khi đi làm và điều dễ hiểu là khó thành công trong công việc. Với những mặc cảm về lỗi lầm như đã phân tích ở trên càng làm học sinh TGD quan tâm lớn hơn đối với nghề nghiệp trong tương lai của mình.

Mệnh đề “tôi sẽ bất hạnh nếu như sau này tôi không có bạn bè ở bên cạnh” ( ĐTB = 2.75) là mức TĐG thấp thể hiện mối quan tâm của học sinh về mối quan hệ của mình với bạn bè trong tương lai. Việc có những người bạn tốt và trở thành người bạn tốt trong tương lai là yếu tố quan trọng trong sự thành công của đời người, trong đó có học sinh TGD.

Định hướng tương lai là vấn đề trọng tâm quan trọng của học sinh TGD. Với học sinh trường giáo dưỡng, việc cố gắng vươn lên của bản thân là yếu tố quyết định giúp các em làm được những việc lớn trong đời. Điều này cũng rất phù hợp với quan điểm nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Hoạt động: “Thể chất với vai trò chủ yếu của não bộ là tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân, môi trường( chủ yếu là môi trường xã hội) là nguồn gốc của tâm lý người nhưng chỉ thông qua hoạt động của chính bản thân, lao động học tập rèn luyện của mỗi cá nhân mới giúp con người có thành công trong cuộc sống”. Tuy vậy, sự lo lắng về tôi là người như thế nào? Tôi có được xã hội thừa nhận hay không? Tôi có đỗ được Đại học? Tôi có một công việc tốt hay không ? là những câu hỏi thường xuyên trong suy nghĩ của học sinh TGD. Điều đó khiến cho TĐG về công việc, về mối quan hệ bạn bè trong tương lai của học sinh TGD ở mức thấp.

3.1.3. Mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh TGD theo thang đo E.T.E.S thang đo E.T.E.S

Chúng tôi tiến hành phân tích tổng thể mối tương quan giữa các mặt TĐG và đánh giá chung trong thang đo E.T.E.S, nội dung cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.2: Mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh

`

Ghi chú: ** p < 0.01 * p < 0.05

Cái tôi xã hội

Cái tôi học đường

TĐG chung Cái tôi thể chất

Cái tôi cảm xúc Cái tôi tương lai

0.297**

Cái tôi gia đình

0.392** 0.661** 0.379** 0.427** 0.292** 0.574** 0.759** 0.329** 0.275** 0.638** 0.246** 0.601** 0.204* 0.429** 0.291** ……… ……88 0.550**

Qua hệ số tương quan biểu thị trên cơ sơ đồ cho thấy, các yếu tố có sự tương quan ở mức khá chặt. Cụ thể như sau:

Bảng này cho thấy, TĐG các mặt có tương quan chặt chẽ với TĐG chung. TĐG chung có tương quan chặt với tất cả các mặt của TĐG, hệ số tương quan pearson biến thiên từ 0,55 đến 0,759 ( p < 0.01) cụ thể: với cái tôi gia đình ( r = 0.661, p < 0.01), có thể thấy rằng dù có như thế nào đi chăng nữa thì gia đình vẫn là nơi bấu víu, là nơi để cho mỗi người chọn là nơi dừng chân cuối cùng sau mỗi chặng đường thành công hay vấp ngã và đối với học sinh TGD điều này càng được thể hiện rõ hơn qua hệ số tương quan trên. Gia đình là nơi để các em tìm sự cảm thông, chia sẻ và bên các em khi khó khăn nhất, là động lực thúc đẩy sự phát triển cho mỗi học sinh. Với cái tôi xã hội ( r = 0.574, p < 0.01) ; Với cái tôi thể chất ( r = 0.759, p< 0.01); Với cái tôi học đường ( r = 0.550, p < 0.01) việc học tập của các em bị bỏ bê quá lâu làm ảnh hưởng không nhỏ việc tiếp thu tri thức của học sinh TGD, điều này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học sinh TĐG về học đường ở mức thấp nhất, điều đó đặt ra một thực tế đòi hỏi các cơ quan chức năng, Trường giáo dưỡng cần đưa ra được một phương pháp giáo dục phù hợp, tránh lối giảng dạy theo giáo điều, tập trung vào hình thức mà bỏ qua những nhu cầu, nguyện vọng về học tập của học sinh. Tiếp đến ,cái tôi cảm xúc ( r = 0.601, p< 0.01) và cái tôi tương lai ( r = 0.638, p < 0.01). Như vậy tất cả các mặt TĐG đều có tương quan chặt với TĐG chung, kết quả của TĐG chung phụ thuộc vào TĐG các mặt của học sinh TGD.

Bên cạnh đó giữa các mặt cũng có mối tương quan chặt và thuận với nhau. Qua biểu đồ cho thấy, TĐG về cái tôi thể chất có mối tương quan chặt với các mặt TĐG: với cái tôi cảm xúc ( r = 0.429, p < 0.01), với cái tôi xã hội ( r = 0.427, p < 0.01), với cái tôi gia đình (r= 0.392, p < 0.01), với cái tôi tương lai ( r= 0.329, p< 0.01), với cái tôi học đường ( r = 0.275, p<0.001). Như vậy, điều này rất phù hợp với nghiên cứu về mặt lí luận khi

mà độ tuổi từ 12 – 17, việc đánh giá ngoại hình chi phối rất lớn đời sống tâm lý của HSTDG, ngoại hình được TĐG xinh đẹp, khỏe mạnh sẽ làm tăng sự tự tin của con người.

Hệ số tương quan cao thứ 2 là tương quan giữa “ cái Tôi gia đình” với “ cái Tôi tương lai” ( r = 0.379, p < 0.01), “ cái Tôi xã hội” ( r = 0.297, p < 0.01), “ cái Tôi cảm xúc” ( r = 0.204, p < 0.05). Như vậy, điều này cũng rất phù hợp với nghiên cứu phần trên của chúng tôi: chất lượng sự gắn bó, tình yêu thương trong gia đình với các thành viên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của các cá nhân, là động lực giúp học sinh TGD hướng thiện.

Hệ số tương quan giữa “ cái Tôi tương lai và “ cái Tôi xã hội” ( r = 0.292, p < 0.01), điều này cho thấy học sinh càng mở rộng về giao tiếp càng có cơ hội thể hiện năng lực bản thân, được mọi người đánh giá nhìn nhận, qua đó các em nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó các em có sự chủ động trong khả năng xác định nghề nghiệp tương lai, phù hợp với năng lực bản thân.

Hệ số tương quan giữa “ cái Tôi học đường” với “ cái Tôi cảm xúc” ( r = 0.291, p < 0.01). Như vậy, kết quả học tập, năng lực của bản thân ảnh hưởng đến sự tự tin về cảm xúc của học sinh TGD. Điều này cho thấy, việc TĐG năng lực, học tập của bản thân là những yếu tố rất quan trọng, có tác động trực tiếp đến cảm xúc của học sinh.

Hệ số tương quan giữa “ cái Tôi cảm xúc” với “ cái Tôi tương lai” ( r = 0.246, p < 0.01). Cảm xúc của mỗi cá nhân chi phối rất nhiều tới đời sống tâm lý của mỗi con người, đối với học sinh TGD cũng như vậy. Cảm xúc của học sinh TGD là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến TĐG của học sinh TGD. Điều đó cũng lí giải một điều đời sống tình cảm của cá nhân chi phối, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tâm lý cá nhân.

Tóm lại, kết quả về mối tương quan trong các mặt TĐG của học sinh TGD cho thấy chúng có mối quan hệ gắn bó qua lại với nhau trong cấu trúc của TĐG. Điều này cũng chứng minh rằng TĐG về bản thân là sự đánh giá về giá trị bản thân thông qua các mặt cụ thể, đồng thời là sự thống nhất giữa các mặt: mặt này luôn tồn tại trong mối liên hệ với các mặt khác.

3.1.4 So sánh các mặt TĐG của học sinh trường giáo dưỡng theo độ tuổi và trình độ học vấn

3.1.4.1 Theo độ tuổi

Tìm hiểu ảnh hưởng của độ tuổi tới TĐG của học sinh TGD. Chúng tôi nghiên cứu khảo sát độ tuổi của học sinh TGD và tiến hành chia lại các nhóm tuổi như sau:

- Từ 14 – 16 tuổi: nhóm 1 - Từ 17 – 18 tuổi: nhóm 2 - Từ 19 – 20 tuổi: nhóm 3

Tiến hành so sánh chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình 8. Chuyên ngành Tâm lý học (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)