Bình thường hóa về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Mỹ - Việt từ năm 2001 đến nay (Trang 25 - 28)

Sau những hoạt động bình thƣờng hóa về ngoại giao, hai bên khơng ngừng nỗ lực triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế. Đến tháng 8/1997, Chính phủ Mỹ thơng qua quy chế đặc biệt cho phép Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) hỗ trợ Việt Nam cải thiện hoạt động thƣơng mại thông qua chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật về luật thƣơng mại và chính sách thƣơng mại. Ngày 11/3/1998, Tổng Thống William J. Clinton ban hành quy chế tạm miễn áp dụng Đạo luật Sửa đổi bổ sung Jackson - Vanik đối với Việt Nam, mở đƣờng cho hoạt động của nhiều công ty và tổ chức của Mỹ tại Việt Nam nhƣ Cơ quan Hỗ trợ

đầu tƣ tƣ nhân hải ngoại, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Ex-Im Bank), Cơ quan Thƣơng mại và phát triển Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ, và Cơ quan Quản lý Hàng hải Mỹ. Ngày 26/3/1998, Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Trần Xuân Giá và Đại Sứ Pete Peterson hoàn tất việc ký kết Hiệp định Song phƣơng về hợp tác đầu tƣ tƣ nhân hải ngoại (OPIC).

Ngày 25/7/1999, đại diện Thƣơng mại Mỹ Richard Fisher và Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại Trƣơng Đình Tuyển đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về Hiệp định Thƣơng mại Song phƣơng tại Hà Nội. Tháng 7/1999, Chƣơng trình Ðối tác Mơi trƣờng Mỹ-Á thiết lập các Văn phịng đại diện Kỹ thuật tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 9/1999, USAID bắt đầu chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Thƣơng mại Việt Nam để thúc đẩy tăng tốc quá trình đàm phán Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng. Ngày 9/12/1999, Ngân hàng Ex-Im Bank và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hoàn tất các thỏa thuận khung, mở đƣờng cho Ex-Im Bank đi vào hoạt động tại Việt Nam. Ngày 13/3/2000, Bộ trƣởng Quốc phòng William Cohen trở thành Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Ngày 13/7/2000, Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại Vũ Khoan và Đại diện Thƣơng mại Mỹ Barshefsky ký Hiệp định Thƣơng mại Song phƣơng tại Văn phòng Đại diện Thƣơng mại Mỹ. Tổng thống Bill Clinton đã công bố Hiệp định này tại buổi lễ ở Vƣờn Hồng, Nhà Trắng.

1.3. NHẬN XÉT

Quan hệ Mỹ - Việt là mối quan hệ đầy ắp những biến động, thăng trầm, có những lúc tƣởng nhƣ khơng thể hịa hợp khi hai bên có những mối quan tâm khác nhau, những mục tiêu khác nhau, những lợi ích, toan tính khác nhau. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh tại Việt Nam, mặc dù là một nƣớc lớn nhƣng Mỹ thực sự là kẻ chiến bại nên lẽ dĩ nhiên Mỹ ln tìm cách ngăn cản mọi bƣớc tiến của Việt Nam, không cho Việt Nam cơ hội phát triển. Tuy nhiên, dần dần bằng những hành động rất thiện chí, Việt Nam đã khiến cho Mỹ có cái nhìn khác, cùng với đó

là sự thay đổi tƣ duy, từ chỗ cấm vận, ngăn cản các mối quan hệ, hợp tác của Việt Nam, chính phủ Mỹ đã đi đến quyết định dỡ bỏ cấm vận, ủng hộ Việt Nam về nhiều phƣơng diện, tạo điều kiện cho Việt Nam đƣợc tham gia vào nhiều hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực.

Với những chủ trƣơng, chính sách vừa cứng rắn, kiên quyết, vừa mềm dẻo, linh hoạt của chính phủ Việt Nam, trải qua hàng loạt các nỗ lực vừa đấu tranh vừa hợp tác với Mỹ để giải quyết những vấn đề bất đồng mà cả hai phía đặt ra, kể từ năm 1995, quan hệ Mỹ - Việt đã dần đƣợc bình thƣờng hóa trên các lĩnh vực từ ngoại giao đến kinh tế, mở ra những trang lịch sử mới, thực sự đáng ghi nhận. Có thể nói đây là một thắng lợi khơng dễ gì đạt đƣợc, đặc biệt là với Mỹ - một quốc gia luôn đặt bên cạnh các mối quan hệ nhiều toan tính với những so đo hơn, thiệt. Thắng lợi này chắc chắn sẽ tạo đà, tiếp sức cho Việt Nam để tiếp tục đƣa ra những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn trong mối quan hệ với Mỹ nhằm đạt đƣợc sự hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Mỹ - Việt từ năm 2001 đến nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)