1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ
2.2.1. Tác phẩm phản ánh thực trạng văn hóa đọc của sinh viên
Hiện nay, việc đặt ra tiêu chí cho những bài viết về văn hóa đọc của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng đang được xã hội và các nhà chức năng quan tâm.
Trong những năm gần đây, khi những báo động về tình trạng văn hóa đọc của người dân có dấu hiệu xuống cấp, nhà nước cùng các cấp, các ngành đã có nhiều biện pháp nhằm “vực dậy” văn hóa đọc. Tuy nhiên phải nhận thấy rằng
việc xây dựng văn hóa đọc khơng phải việc làm “một sớm, một chiều” mà cần
thực hiện trong thời gian dài và có sự đồng lịng của chính bạn đọc.
Trong đó có sự nỗ lực khơng nhỏ của báo in, nhằm mang lại cái nhìn tổng quát và cần thiết cho bạn đọc có thể nhìn nhận sự khủng hỏang về việc đọc sách của chính mình.
Sinh viên là tầng lớp thanh niên có trình độ học vấn cao nên nhu cầu tiếp thu văn hóa tinh thần của họ được chọn lọc. Điều này giúp cho họ khơng những giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà cịn dễ tiếp cận tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần nâng cao tri thức của nhân loại. Một trong những kênh thông tin rất quan trọng cung cấp tri thức văn hóa cho sinh viên lại là báo chí.
Đối với sinh viên, báo chí truyền thơng có một tác động đặc biệt, nhất là trong việc định hình lối sống, khả năng thẩm mỹ, nhận thức tư tưởng và quan niệm đạo đức. Các bài báo viết về văn hóa đọc của sinh viên được thể hiện dưới dạng: bài viết mang tính phản ánh về thực trạng văn hóa đọc ngày càng bị giới trẻ thờ ơ, bài viết về bi kịch “đọc không vỡ chữ” không chỉ riêng với sinh viên mà còn ở các nhà viết sách và phê bình văn học, và bài đưa ra những giải pháp góp phần khắc phục và phát triển văn hóa đọc.
Bài mang tính giới thiệu, phản ánh hiện nay được các báo sử dụng nhiều hơn cả. Và lực lượng viết thường là các nhà báo được phân công theo dõi mảng văn hóa văn nghệ nói chung và văn hóa học đường của sinh viên nói riêng. Bài viết mang những nhận định đã được nhìn thấy rõ ràng về sự suy sụp văn hóa đọc của một bộ phận giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã làm cho việc đọc sách truyền thống ngày càng đi vào ngõ tối.
Lê-nin bảo: “Học! Học nữa! Học mãi”. Cụ Đỗ Phủ cũng bảo: “Đọc sách
vở muôn quyển – Hạ bút như có thần”. Ra đường, hay ở bến xe, bến tàu, trên
sách mở, họ chăm chú đọc, dù xung quanh ồn ào náo nhiệt họ cũng không quan tâm, họ cũng không câu nệ chỗ ngồi, bàn ghế. Tại sao người Tây mê sách đến vậy?...Vì từ nhỏ họ đã sống với sách. Họ được bố mẹ thường xuyên mua sách cho đọc. Sách bao giờ cũng được chú trọng hàng đầu.
Vậy người Việt có mê sách khơng? Người Việt có rất nhiều người mê sách. Nhiều người nhờ sách mà trở nên danh tiếng. Như nhà thơ Phùng Quán lúc nhỏ ở làng Thanh Thủy Thượng mới học hết tiểu học, rồi đi theo Vệ Quốc Đồn, khơng có sách để đọc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trở về Hà Nội, anh mới lao vào đọc sách. Anh đã tự học và bồi dưỡng thêm tiếng Pháp để đọc sách văn chương Pháp. Anh đọc sách ngày đêm để trở thành nhà văn nổi tiếng.
Nhà bác học Lê Q Đơn từng nói: “Muốn viết một cuốn sách phải đọc
một ngàn cuốn sách”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm sự: “Tôi suốt ngày đọc
sách”. Chúng ta khơng có nhà xuất bản tư nhân, nhưng hầu hết, các nhà các nhà
xuất bản nhà nước lại do tư nhân chi phối. Họ in sách hồn tồn vì lợi nhuận, cứ cuốn sách nào ăn khách thì in. Nhờ thế, chúng ta có được rất nhiều tác phẩm đặc sắc của tinh hoa nhân loại. Dù chỉ có một mục đích thực dụng, mục đích duy nhất là kiếm tiền, nhưng các nhà “buôn sách” ấy lại làm được một nghĩa vụ cao cả: Nâng cao dân trí đất nước. Một tác phẩm đặc sắc gây được chú ý đặc biệt của cơng chúng thì ngay lập tức đã được dịch ở Việt Nam. Rồi tái bản đi, tái bản lại mấy lần vẫn bán hết. Đó là sự thật.
Xã hội ta hiện nay có hai đối tượng cần phải được đọc nhiều thì họ lại đang mất dần thói quen đọc sách. Đó là các cán bộ lãnh đạo và học sinh, sinh viên. Thậm chí có một số nhà văn cũng rất lười đọc sách. Nhà thơ Phạm Khải đã viết bài báo “Khi nhà văn không chịu làm …độc giả”, kể về một nhà văn đã
phải bức xúc lên tiếng “tố cáo” một Ủy viên BCH Hội nhà văn về việc vì này
lười đọc sách. Thế thì làm sao có chữ mà viết văn, làm thơ, viết báo?
Nhà phê bình PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái từng cho rằng: “Trải nghiệm cá nhân cho tơi biết, có những sách văn học đọc đi đọc lại suốt quãng thời gian dài của đời sống hữu hạn mà vẫn chưa thể đi đến đáy cùng của con chữ…Ở chỗ đứng đặc biệt này, có thể rất nhiều khi/ít khi, nhà phê bình phải
đương đầu và phải vượt thoát một bi kịch thường hay xảy ra đối với cái đọc tác phẩm văn chương, đó là bi kịch đọc không vỡ chữ”.[4.1.44]
Khảo sát thực tế 3 tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong lấy đối tượng chính là sinh viên. Kết quả thu được với các tờ báo về mức độ xuất hiện các bài viết về văn hóa đọc như sau:
Bảng 2.1. Khảo sát báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 – 2013
STT Năm Số lượng bài Số báo khảo sát Tỷ lệ
1 2010 97 365 26,6%
2 2011 44 365 12,1%
3 2012 31 365 8,5%
4 2013 34 210 (từ tháng 1 – 7) 16,2%
Tổng số bài đã được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ: 206 bài/1305 số báo khảo sát, chiếm 15,8% .
Bảng 2.2. Khảo sát báo Tiền Phong từ năm 2010 – 2013
STT Năm Số lượng bài Số báo khảo sát Tỷ lệ
1 2010 40 365 11%
2 2011 34 365 9,3%
3 2012 44 365 12,1%
4 2013 21 210 (từ tháng 1 –7) 10%
Tổng số bài đã được đăng tải trên báo Tiền Phong là 139 bài/1305 số báo khảo sát, chiếm 10,7%.
Bảng 2.3. Khảo sát báo Thanh Niên từ năm 2010 – 2013
STT Năm Số lượng bài Số báo khảo sát Tỷ lệ
1 2010 10 365 2,7%
2 2011 9 365 2,5%
3 2012 21 365 5,8%
4 2013 3 210 (từ tháng 1 – 7) 1,4% Tổng số bài đã được đăng tải trên báo Thanh Niên là 43 bài/1305 số báo khảo sát, chiếm 3,3%.
Theo số liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - đơn vị tổ chức Ngày
hội sách thì người Việt Nam đọc sách khá ít so với các nước trong khu vực
(chưa đến một đầu sách/người/năm).
Từ bảng thống kê có thể thấy mức độ xuất hiện các bài viết về văn hóa đọc và vấn đề đọc sách của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ có tỉ lệ xuất hiện nhiều nhất (15,8%). Trong đó, mức độ xuất hiện của các bài viết về việc học và đọc sách của sinh viên của tờ Thanh Niên là ít nhất, mỗi năm chỉ xuất hiện một số
bài liên quan (3,3%).
Tuổi Trẻ lựa chọn những bài viết phản ánh về thực trạng văn hóa đọc
đang bị mai một dần và trở nên xa lạ với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Mục tiêu của báo Tuổi trẻ là hướng tới giới trẻ. Tất cả những gì liên quan đến giới trẻ
được xã hội quan tâm đều được Tuổi trẻ phản ánh. Văn hóa đọc là một trong những vấn đề mà báo Tuổi Trẻ đã có rất nhiều những hoạt động thiết thực để
khởi động phong trào đọc sách của giới trẻ.
Những chuyên mục như “Thế giới sách” nhằm giới thiệu những cuốn
sách hay đang được in ấn trên thị trường, những cuốn sách có ý nghĩa với cuộc sống và đặc biệt là với sinh viên. Món ăn tinh thần cho sinh viên cũng như nâng cao tri thức Việt được Tuổi Trẻ quan tâm và tìm nhiều cách thức để thực hiện.
Trong “Thế giới sách” – đúng với tên gọi của chuyên mục, Tuổi Trẻ có loạt bài giới thiệu nội dung những cuốn sách hay đang và sẽ được phát hành. Nội dung cụ thể và cả cách nhìn nhận của chính tác giả cũng được phản ánh một
cách chân thực để độc giả có thể có sự lựa chọn đúng đắn của mình trong thị trường sách hỗn độn hiện nay. Ví như bài viết về nhà văn Bùi Ngọc Tấn “Tôi mắc nợ biển” (thứ 6 ngày 20-4-2013), Tuổi Trẻ đã đem đến cho người đọc tác
phẩm nhận được giải thưởng Henri Queffélec thuộc “ Liên hoan Sách và biển” diễn ra hàng năm tại Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên giải thưởng này vượt ra khỏi châu Âu, để Bùi Ngọc Tấn có cơ hội được vinh dự nhận giải với tác phẩm “Biển
và chim bói cá”. Báo Tuổi Trẻ đã phỏng vấn tác giả để độc giả có thể nhìn thấy
chân thực giá trị của cuốn sách. Để ai muốn tìm đọc sẽ khơng cịn băn khoăn về lựa chọn của chính mình.
Mục đích động cơ học tập của sinh viên được báo chú trọng phản ánh. Thực tế là sinh viên bây giờ nghĩ và hành động thiết thực hơn. Họ biết vươn tới những ước mơ, hồi bão nhưng khơng xa rời thực tế. Giờ đây họ năng động, tự tin hơn. Thơng qua báo chí ta thấy hiện nay sinh viên được tạo điều kiện tốt hơn trong học tập. Họ tham gia vào nhiều chương trình học khác nhau với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và đầy đủ.
Tuy nhiên hiện nay tại thư viện các trường đại học bên cạnh giáo trình mới xuất bản thì vẫn cịn một số lượng lớn giáo trình q cũ, thậm chí có giáo trình “tuổi thọ” tương đối cao. Bài viết “Thư viện lão hóa, giáo trình mọc râu” đã phản ánh được tình trạng nhiều trường đang cho sinh viên học những giáo trình đã có cách đây 30, 40 năm.