1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ
3.1.1. Kinh nghiệm từ cách tổ chức chuyên mục hay trên báo in về văn hóa đọc
3.1.1. Kinh nghiệm từ cách tổ chức chuyên mục hay trên báo in về văn hóa đọc hóa đọc
Với việc thực hiện các bài viết cũng như các sự kiện về văn hóa đọc trên báo in, các nhà báo chính là những người đang góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của một nền văn hóa đọc của Việt Nam. Ngồi việc tác động đến người đọc, thì những bài viết này cũng có tác động tích cực trực tiếp đến những người làm báo. Với đề tài bức thiết của văn hóa đọc, tạo được hiệu quả nổi bật và chuyên sâu với các bài viết ở nhiều khía cạnh.
Mối quan hệ giữa báo chí và cơng chúng có tính chất biện chứng. Một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của công chúng. Mặt khác, bản thân công chúng lại đặt ra yêu cầu mới đối với hoạt động báo chí. Mối liên hệ này thể hiện sự trưởng thành trong quan hệ giữa hệ thống báo chí và cơng chúng báo chí. Và các bài viết cụ thể về văn hóa đọc có khả năng mang đến cho cơng chúng những thông tin quan trọng và cần thiết.
Khơng phải nhà báo nào cũng có thể viết được những bài viết hay và phản ánh được những tồn tại cấp thiết của xã hội nếu chỉ ngồi và quan sát một chỗ. Những nhà báo giỏi suốt đời chỉ có đi, đi và viết. Mỗi chuyến đi thực tế đó, tác phẩm của họ trở nên hay hơn, chất lượng, bởi nó được tạo ra bằng niềm đam mê, bằng mồ hôi nước mắt của họ. Đối với họ, tác phẩm là những món ăn tinh thần. Họ trân trọng và nâng niu những giá trị mà các bài viết ấy có thể đem lại cho xã hội.
Và có lẽ, niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi nhà báo chính là sự đón nhận, là tình cảm của độc giả dành cho tác phẩm của mình. Đó là điểm tương đồng của tất cả những nhà báo khi sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung qua các thời kỳ.
Qua khảo sát cách tổ chức chuyên mục của 3 tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ
TP.HCM, Tiền Phong thì nhận thấy rất rõ có những chun mục đã định hình và
được duy trì liên tục. Những bài viết được lựa chọn vào các chuyên mục cố định thường là những bài viết có chất lượng được tịa soạn ưu tiên.
Báo Tuổi Trẻ TP HCM đã rất thành công trong việc đổi mới nội dung và tổ chức các hình thức tổ chức nội dung để tuyên truyền về văn hóa đọc của giới trẻ. Chuyên mục “Nhịp sống trẻ” có những bài viết rất hay. Thông thường
người viết thường là các chuyên gia trong từng lĩnh vực, từng vấn đề mà bài báo muốn đề cập tới. Ví dụ như: “Đọc sách ra sao để nhanh và hiệu quả”(Tuổi Trẻ
TP HCM, số ra ngày 24/11/2010). Bài viết đã đề cập đến những kỹ năng cần
thiết để có thể đọc sách có kết quả nhất. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những nguyên nhân phổ biến khiến cho việc đọc sách của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên ngày càng đi xuống. Khơng chỉ ngại đọc giáo trình, sách cơng cụ, sinh viên còn thờ ơ với thư viện và chủ yếu quan tâm nhiều đến các phương tiện nghe nhìn, giải trí, giết thời gian, coi việc đến trường và nghiên cứu là nhiệm vụ chứ không phải sự đam mê và niềm yêu thích của bản thân.
Chính cách đọc lệch lạc của một bộ phận sinh viên đã dấy lên những bức xúc cho chính những người làm công tác tuyên truyền, thông tin về văn hóa đọc. Dưới góc nhìn của một tác phẩm báo chí, Tuổi Trẻ TP HCM đã khá thành cơng với những diễn đàn và đối thoại của mình về các nhìn nhận của các cơ quan chức năng, những nhà nghiên cứu văn hóa, và bản thân chính các bạn sinh viên. Từ đó giúp bạn đọc hiểu hơn giá trị, ý nghĩa của việc nhận ra được sự sáng tạo, sức sống và cái nhìn nghệ thuật ở mỗi tác phẩm, cũng như việc áp dụng cách nhìn ấy vào cuộc sống của mình.
Trong những diễn đàn đối thoại, Tuổi Trẻ đã đăng tải các bài viết phê bình có chất lượng, giúp bạn đọc nhìn nhận khách quan hơn về vai trị của văn hóa đọc. Chính những ý kiến dư luận khác nhau như thế này chúng ta có thể nhận thấy được những nhóm cơng chúng nào biết cách đọc và cảm nhận những giá trị từ những cuốn sách đáng giá ấy. Bởi đọc sách là cả một nghệ thuật, không phải
cứ đọc nhiều là có thể tự hơ hào phán xét gay gắt về một tác phẩm được coi là nhiều tính nghệ thuật.
Báo Tiền Phong có chuyên mục “Thế giới sách” dành để viết về các vấn
đề, các hiện tượng nổi trội của văn hóa đọc trong thời điểm hiện tại. Những bài viết trong chuyên mục này ngắn gọn và đầy đủ những khía cạnh cần quan tâm của việc đọc sách có văn hóa.
Báo Thanh Niên cũng có chuyên mục “Thanh niên & Giáo dục” để phản
ánh những vấn đề nổi cộm đang tồn tại trong giới trẻ với vấn đề giáo dục, trong đó khơng thể thiếu việc nghiên cứu sách phục vụ học tập.
Cả ba tờ báo này ngoài những chuyên mục riêng để làm rõ hơn về vấn đề đọc sách trong giới trẻ, cịn có chuyên trang về văn hóa – văn nghệ. Đây là chuyên trang cố định trong mỗi số báo của mỗi tờ báo. Những chuyên mục, chuyên trang này từ khi ra đời đã bắt nhịp với phong cách sống của sinh viên, của giới trẻ, phản ánh mọi mặt đời sống, đáp ứng nhu cầu giải trí, học tập của sinh viên. Văn phong thể hiện phóng khống, tạo ra sắc thái mới trong sinh viên, thể hiện tính năng động, hội nhập cùng với xu thế chung của thế hệ trẻ.
Những nội dung được thể hiện rất phong phú, đa dạng, các trình bày với hình thức chuyên mục, chuyên trang cách sử dụng box ảnh chú thích cũng đã làm tăng thêm sự sinh động cho những bài viết như thế này.
Cùng với những nhận định của người viết, còn đưa những lời tự sự của những nhân vật điển hình trong phong trào khơi phục văn hóa đọc của thanh thiếu niên. Cách khai thác bài viết như thế này tạo cho người đọc dễ đọc, dễ tiếp cận, hiểu được sâu sắc hơn vấn đề được đưa ra trong các bài viết.