Báo Tuổi Trẻ T.P Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 42 - 44)

1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ

2.1.1.1. Báo Tuổi Trẻ T.P Hồ Chí Minh

Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngơn luận của Đồn Thanh Niên Cộng sản Hồ

Chí Minh và gồm bốn ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo, Tuổi Trẻ Cười và

báo điện tử Tuổi Trẻ. Ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975, với truyền thống lịch sử lâu đời, với định hướng chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu và xu thế của thời đại, với những cách nhìn, cách làm mới, Tuổi Trẻ T.P Hồ Chí

Minh đã trở thành một trong những tờ báo có thương hiệu hàng đầu trong làng

báo in Việt Nam với lượng công chúng đông đảo trên phạm vi cả nước. Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5000 bản/tuần.

Ngày 3-8-2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được thành lập, sản xuất

những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phát sóng với các kênh truyền hình trong nước.

Từ ngày 1-11-2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in toàn bộ 20

trang) phát hành lần đầu tiên. Đây cũng là tờ báo in màu toàn bộ đầu tiên tại Việt Nam.

Ngày 18 – 6 – 2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và ngay sau đó là Tuổi

Trẻ Mobile vào tháng 9 – 2010.

Đối tượng phản ánh chính là các vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Đây là tờ báo chính trị xã hội. Tuy nhiên với tên gọi Tuổi Trẻ, báo dành số

lượng lớn bài viết phản ánh về đối tượng công chúng là thanh niên – sinh viên từ việc những tân sinh viên mới vào trường cho đến khi họ ra trường và tạo điều kiện tìm việc làm giúp họ.

Tầm ảnh hưởng của Tuổi Trẻ ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam,

nhưng là tờ báo có nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa. Báo có chuyên trang , chuyên mục hấp dẫn giới trẻ như: “Thế giới sách”, “Nhịp sống trẻ”, “Việc học”, “Quyển sách thay đổi cuộc đời” với nhiều thông tin, bổ ích, thú vị cho

sinh viên.

2.1.1.2. Báo Tiền Phong

Là báo có tuổi đời lớn so với các báo khác dành cho đối tượng thanh niên, sinh viên, báo Tiền Phong xuất bản những ấn phẩm đầu tiên tại trụ sở chính số 15, Hồ Xuân Hương, Hà Nội. Báo lấy đối tượng mở rộng nhóm cơng chúng là toàn bộ thanh niên trên toàn quốc. Các ấn phẩm của báo thực hiện đúng tôn chỉ mục đích là: “Tiếng nói, là diễn đàn của thanh niên, tuổi trẻ Việt Nam”

Dù đối tượng phục vụ đông nhưng báo xác định một số lượng lớn công chúng của mình là sinh viên, những tri thức trẻ trong tương lai, những người sẽ làm chủ đất nước. Với mục đích đó báo sử dụng một lượng bài khá lớn bài viết về đối tượng này, chủ yếu nêu bật tấm gương các tri thức trẻ. Việc làm của báo tác động nhất định để thế hệ trẻ, làm cho họ noi gương học tập và cống hiến. Từng bước đa dạng hóa các ấn phẩm là một chiến lược được thực hiện nhất quán trong thời gian trở lại đây.

Thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ chính trị là phải bám sát cuộc sống, thông tin hai chiều kịp thời, đồng thời đáp ứng nhu cầu của bạn trẻ là lớp trẻ khao khát tri thức, tò mò, ham hiểu biết, quan tâm đến nhiều lĩnh vực, Tiền Phong đã cho ra đời thêm nhiều ấn phẩm. Hiện nay, báo Tiền Phong đã ra hàng

phát hành định kỳ là: Tiền Phong cuối tháng, Người đẹp Việt Nam, Tri thức trẻ. Tất cả các ấn phẩm của Tiền Phong đều đứng vững và phát triển tốt trong cơ chế thị trường.

2.1.1.3 Báo Thanh Niên

Báo Thanh Niên là một tờ báo phát hành hàng ngày có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, sau này báo mới có chi nhánh tại Hà Nội.

Ngày 3-1-1986, báo ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh Niên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam. Báo có các ấn phẩm: Thanh Niên Tuần San (Tạp chí), Thanh Niên Online tiếng việt, Thanh Niên Online tiếng Anh, Thanh Niên Weekly (tuần báo, từ tháng 1-2012 đổi thành Vietweek), Thanh Niên Online thể thao, Tin giải trí – sao – ihay.

Báo Thanh Niên lấy đối tượng công chúng là thanh niên, nhưng báo mở

rộng phản ánh các lĩnh vực khác. Về nghệ thuật làm báo tờ Thanh Niên có ưu

thế hơn so với các báo khác. Thông tin nhanh hơn, nhiều tin “độc”. Báo đã góp phần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giáo dục lý tưởng XHCN, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, nâng cao trình độ nhận thức cho thanh niên.

Lấy đối tượng phản ánh là sinh viên, báo có nhiều tác phẩm với nguồn thông tin phong phú, với các hoạt động như chương trình “Duyên dáng Việt Nam”, gây quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình, các chương trình Tư vấn tuyển

sinh, tiếp sức mùa thi…luôn được tổ chức tốt, hiệu quả cao, được nhiều bạn trẻ hoan nghênh ủng hộ.

Báo cũng tạo cho công chúng một cách nhìn khá đầy đủ về diện mạo sinh việt Việt Nam với ưu điểm, hạn chế và cả lý tưởng, hoài bão, ước mơ của họ.

2.2.Tiêu chí lựa chọn tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)