Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với báo in

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 99 - 104)

1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ

3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với báo in

Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, báo chí nước ta có những khởi sắc đáng mừng; song, cũng còn bộc lộ những hạn chế trước yêu cầu mới của thực tiễn. Để khắc phục tình trạng đó, ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị (khố VIII) ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí; trong đó, xác định các quan điểm và định hướng lớn; đồng thời, yêu cầu các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí nhận rõ và chủ động khắc phục các yếu kém, khuyết điểm.

Trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Đảng yêu cầu: phải hiện đại hố hệ thống thơng tin đại chúng; sắp xếp hợp lý nhằm tăng hiệu quả thông tin; xây dựng và từng bước thực hiện chiến lược truyền thông quốc gia phù hợp đặc điểm nước ta và xu thế phát triển của truyền thông thế giới; ngăn chặn, hạn chế thông tin độc hại, tiêu cực qua mạng internet; không ngừng nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ, chất lượng tư tưởng, văn hố của hệ thống thơng tin đại chúng; khắc phục khuynh hướng "thương mại hoá" trong hoạt động báo chí; chăm lo đặc biệt về định hướng chính trị, tư tưởng, văn hố cũng như kỹ thuật đối với báo chí. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, khi đề cập đến công tác lãnh

đạo báo chí, tiếp tục khẳng định quan điểm mang tính khoa học: "phát triển đi

đôi với quản lý tốt"...

Người hoạt động báo chí – xuất bản phải theo đinh hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, ln gắn bó với thực tiễn đất nước. Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí – xuất bản đi đơi với quản lý tốt. Khơng ngừng nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học, cơng nghệ, nghề nghiệp, từng bước hiện đại hóa.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, trong đó có báo in nhằm phát huy vai trị to lớn của báo chí trong việc tuyên truyền những tin đối ngoại. Báo chí là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và là diễn đàn của nhân dân, vì thế việc tun truyền thơng tin đối nội, đối ngoại phải ln vì lợi ích của đất nước, của quốc gia, dân tộc.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong việc thơng tin văn hóa đọc được thể hiện trong việc: định hướng thơng tin tuyên truyền; tổ chức bộ máy hoạt động và nhân sự; kiểm tra, giám sát.

Đảng và Nhà nước đã xác định rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng, nhiệm vụ

của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, của xã hội trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập quốc tế; từ đó có chính sách đầu tư, tạo điều kiện cho văn hóa phát triển.

“Nghị Quyết TW 5 khóa VIII của Đảng khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa – là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những cơng dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.” (Đề án phát triển Văn hóa đọc trong

cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030).

Đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thơng qua việc đọc để tiếp nhận thơng tin, tích lũy và nâng cao tri thức, từ đó giúp nâng cao kỹ năng sống,

mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của con người. Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa ở tầm cao của một dân tộc.

Thơng qua văn hóa đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thơng tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hịa hơn. Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc ln là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công.

Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

“Đề án Phát triển Văn hóa Đọc giai đoạn 2011 – 2020 là bước cụ thể hóa thực hiện Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước với mục tiêu “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”[4.1.47]

Đọc là một hình thức tự học, đọc để tiếp nhận thông tin, để tiếp thu tri thức, nâng cao chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống, song chưa thật sự phổ cập trong xã hội mà mới tập trung ở một số đối tượng, chủ yếu là các nhà nghiên cứu, các cán bộ nghỉ hưu.

Văn hóa đọc sách đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn ở các cấp, chính quyền địa phương. Báo in đã góp phần quan trọng trong q trình chuyển tải thơng điệp đến với độc giả. Từ đó giúp những độc giả trẻ nhận thấy tầm quan trọng của thói quen đọc sách hàng ngày.

Hai đối tượng cần đọc nhất trong xã hội là học sinh, sinh viên, những người làm công tác quản lý ở các cấp, các ngành lại là những người ngại đọc, ít đọc nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hướng lớn tới chất lượng giáo dục – đào tạo cũng như chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay.

Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ (thanh,thiếu niên) - đối tượng chúng ta đang hướng tới xây dựng thế hệ đọc tương lai - có xu

hướng đọc những chuyện tranh với những nội dung đơn giản, vơ bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập, sách chữ ... . Xu hướng văn hóa nghe – nhìn đang có phần lấn lướt văn hóa đọc. Thời gian dành cho lướt web, chơi game, xem truyền hình của học sinh, sinh viên tương đối cao tới 55%.

“Khơng có tờ báo nào ra đời mà khơng có tơn ch , mục đích. Sứ mệnh của mỗi tờ báo làm nhằm hướng tới một vấn đề gì đó, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Trên cơ sở tìm đến với bạn đọc bằng những thông tin, tờ báo dù muốn hay không, mặc nhiên tham gia định hướng tư tưởng, tình cảm cho bạn đọc, hình thành thị hiếu cho độc giả”[1.7]. Đó chính là nhiệm vụ cao cả của tờ báo.

Sức sống của báo chí chính là dịng thơng tin từ cuộc sống, cung cấp cho mọi người nhữn tin tức, những sự kiện mới mẻ, đa dạng và phong phú trong đời sống xã hội. Tuy nhiên trong môi trường mới hiện nay, để bám sát và đảm bảo mọi hoạt động của báo chí ln đúng với tơn chỉ, mục đích đã đề ra khơng phải là điều đơn giản.

Do vậy báo chí cần phải bám sát các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về khơi phục, phát triển văn hóa đọc, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch công tác, cụ thể hóa thành các biện pháp thiết thực, đảm bảo phân công đúng người, đúng việc và thời gian thực hiện; phát huy sự nhiệt tình, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân để hoàn thành nhanh, hiệu quả nhiệm vụ đã đề ra.

Nắm vững nhu cầu đòi hỏi của cơ sở và yêu cầu của thanh niên, sinh viên, từ đó nghiên cứu, lựa chọn những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác thông tin giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, đề xuất hững giải pháp hiệu quả, thiết thực. Đây chính là nhân tố đảm bảo sự phát triển đồng hành giữa báo chí với sinh viên, thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhìn vào thực tế đời sống báo chí hiện nay, khơng ít tờ báo, cơ quan báo chí đang có xu hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận thuần túy, ở các tờ báo này nội dung phần lớm là dễ dãi, ít giá trị đích thực, chỉ cốt để câu khách.

Tuy nhiên đối với báo chí cách mạng Việt Nam thì khơng thể coi các sản phẩm báo chí là một món hàng hóa thơng thường. Càng khơng thể chỉ chạy theo thị hiếu, dù là bất kỳ một thị hiếu nào, đặc biệt càng không thể buông lỏng quản lý, nhất là về nội dung và chất lượng trên từng ấn phẩm, từng tờ báo. Để thực hiện đúng vai trị, chức năng của mình, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ thích đáng. Quan trọng hơn nữa, báo chí cần nâng cao tính lý luận của mình.

Báo chí tiếp tục tuyên truyền kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; các chương trình, các phong trào của thanh niên, sinh viên; đấu tranh chống những luận điểm sai trái về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; coi trọng tính tư tưởng, tính chính trị trong các ấn phẩm, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản để họ nhận diện được âm mưu

“xâm lược văn hóa” trong cuộc “cách mạng chung” của kẻ thù đang hướng vào

giới trẻ.

Tiếp tục coi trọng nhiệm vụ phát triển văn hóa, giáo dục hướng vào xây dựng xã hội mới, bồi dưỡng con người mới có ý thức trách nhiệm cơng dân, có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt đẹp.

Hịa mình vào đời sống sinh viên để nắm bắt chính xác tâm lý sinh viên, từ đó phản ánh kịp thời những nguyện vọng chính đáng của họ, phát hiện và cổ vũ những mơ hình, điển hình mới trong phong trào sinh viên; đồng thời tích cự đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của sinh viên.

Chú trọng công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên có bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, có năng lực chun mơn cao, tâm huyết với phong trào sinh viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Việc xác định thống nhất mục tiêu, nội dung tuyên truyền văn hóa đọc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng là giải pháp nhằm tạo ra sự thống nhất nhận thức, thống nhất yêu cầu cần đạt được. Sự thống nhất về mục tiêu, nội dung giáo dục giúp các báo vạch ra được chương trình, kế hoạch tuyên truyền cụ

thể, thực hiện tốt hơn vai trị của báo chí trong việc rèn luyện văn hóa đọc cho sinh viên.

Các mục tiêu, nội dung giáo dục văn hóa đọc cho sinh viên cần được xác định dựa trên những cơ sở vững chắc cả về lý luận và thực tiễn. Ví dụ như:

Nắm chắc được đặc trưng tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên, thực tế học tập, đời sống vật chất, tinh thần; các phương pháp giáo dục toàn diện cho sinh viên để đưa ra những thơng điệp phù hợp trên báo chí.

Vận dụng linh hoạt những nguyên tắc, nhiệm vụ, vai trò, chức năng và phương pháp chuyển tải thông tin của cơ quan truyền thơng báo chí với nội dung giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng học và đọc sách công cụ cũng như sách giải trí và lối sống lành mạnh.

Căn cứ vào tình hình kinh tế, văn hóa xã hội trong nước và quốc tế ở mỗi thời điểm cụ thể để tạo ra những tác phẩm báo chí vừa mang ý nghĩa thời sự, vừa có giá trị giáo dục, tính khoa học và khách quan sâu sắc, đáp ứng kịp thời nhu cầu của sinh viên.

Do vậy, việc nâng cao tính định hướng, từ đó đưa ra những kế hoạch truyền thông cụ thể, đặc biệt là với báo in thì cơng tác truyền thơng phải góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn, thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục cho sinh viên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cũng như của tồn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)