Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 95 - 99)

1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ

3.2. Những hạn chế

Văn hố đọc ln đóng vai trị chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống, sâu sắc mà văn hố nghe, nhìn khơng thể nào làm được. Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực trong việc rèn luyện và phát huy kỹ năng đọc sách của sinh viên, thơng tin văn hóa đọc cho giới trẻ trên báo in vẫn còn một số hạn chế.

Thứ nhất, diện phát hành của báo chí khơng đều, mặc dù báo chí ra với số

lượng tờ báo lớn, với số bản in nhiều, nhưng báo chí khơng được phát hành đồng đều giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa, không đồng đều giữa các địa phương và ngay cả trong một địa phương.

Thứ hai, các cơ quan chủ quản báo chí chưa có sự liên kết chặt chẽ với các

trường ĐH, CĐ trong công tác phát hành nên phần lớn sinh viên đọc báo qua hai kênh chủ yếu là mua và mượn thư viện trường. Chính vì vậy, việc báo chí giúp sinh viên tự hình thành kỹ năng đọc sách không theo diện rộng, không được thường xuyên, chưa tạo thành làn sóng trong xã hội.

Các nội dung giáo dục cho sinh viên chưa thật toàn diện, chưa đồng đều giữa các tờ báo cũng như giữa các mảng, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Các báo chưa xây dựng được chuyên đề giáo dục văn hóa đọc cho sinh viên.

Thứ ba, việc tuyên truyền về văn hóa đọc của giới trẻ chưa ngang tầm,

chưa tương xứng với yêu cầu của các tờ báo dành cho đối tượng độc giả trẻ là thanh niên, sinh viên Việt Nam. Một số báo chưa dành nhiều diện tích mặt báo cho công tác tun truyền khơi phục, phát triển văn hóa đọc cho sinh viên. Ví dụ như báo Thanh niên, nội dung tuyên truyền, phổ biến kỹ năng đọc sách có văn hóa, nhất là đọc sách cơng cụ phục vụ cho công tác học tập cho sinh viên chưa được chú trọng nhiều, số lượng bài viết chuyên sâu ít.

Các tờ báo chưa phản ánh được thực trạng đọc sách có văn hóa của sinh viên trên mọi miền đất nước. Trong khi đó, việc sử dụng ngơn ngữ một cách phóng khống, vay mượn nhiều tiếng nước ngoài làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Lực lượng phóng viên, cộng tác viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục thanh niên, sinh viên. Vì vậy, nhiều bài viết chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh, chưa chuyển tải được thông điệp theo chiều sâu.

Các trang dành cho sinh viên trên báo Tiền Phong và Thanh niên có hình thức trình bày chưa thật bắt mắt, chưa sử dụng linh hoạt nhiều thể loại báo chí.

Văn hóa đọc hay những bài viết phản ánh về văn hóa đọc được nói đến rộng rãi, nhưng chưa thật sự được chú trọng. Nhất là hiện nay, một số tờ báo không quan tâm tới việc nâng cao chất lượng bài viết trên mặt báo mà chỉ thông tin một cách chung chung, sơ lược nhất về các hoạt động, các phong trào hưởng ứng ngày hội đọc sách.

Số lượng tin bài đăng tải về các hoạt động đọc sách của sinh viên nói riêng, cơng chúng nói chung trên thực tế khơng phải là nhỏ, có nhiều tờ báo thường xuyên đăng tin, bài thông tin về các sự kiện diễn ra của văn hóa đọc như các phong trào mới, các nhân tố mới có những hành động thiết thực khơi dậy niềm đam mê đọc sách của các bạn trẻ.

Quan điểm của nhiều tịa soạn chỉ cần thơng tin, khơng cần các bài chuyên sâu có ý kiến các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục. Đánh giá chất lượng tờ báo phải có những bài chuyên sâu, định hướng, dẫn dắt, phát hiện mới là những tác phẩm có giá trị đối với cộng đồng, xã hội.

Đặc biệt, vai trị của các nhà phê bình văn học rất quan trọng đỗi với những tác phẩm hay, giá trị đối với cuộc sống tinh thần cũng như học tập của giới trẻ. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã cho rằng: “…Chỗ của nhà phê bình văn

chương ở đâu, và tại sao nhà phê bình cần có chỗ trong quan hệ thẩm mỹ rất căn cơ giữa nhà văn và bạn đọc thông qua những con chữ rất “phi vật thể” này, để xác lập tư cách người đọc đặc thù, chính nhà phê bình, người chuyên trị “đọc vỡ chữ”? Theo tơi, chỗ của nhà phê bình văn học là đứng giữa tác phẩm văn chương và người đọc, với tư cách người bình giá, thẩm định, mơi giới cái đẹp của con chữ nhà văn đến với độc giả. Cũng vì thế, nhà phê bình đương nhiên phải thơng hiểu cả hai nghệ thuật tạo nên mối quan hệ thẩm mỹ đặc thù giữa cái viết và cái đọc này, với một bên là nghệ thuật viết văn của nhà văn và một bên là nghệ thuật đọc văn của người đọc”.[4.1.44]

Trong khi đó báo chí làm nhiệm vụ là cầu nối trung gian nâng cao tầm quan trọng của tác phẩm văn học ấy thơng qua những bài phê bình, thưởng thức và cảm nhận của người tiếp nhận. Vơ vàn những tờ báo, tạp chí tham gia vào cơng tác tiến hành thẩm định đời sống của tác phẩm văn học. Nhưng đau xót là

tuổi trẻ chúng ta đã ít nhiều bị những thần tượng nhan nhản trên màn ảnh, khi mỗi ngày, mỗi giờ chứng kiến họ trên đủ mọi phương tiện thơng tin với những sắc màu lịe loẹt nhất, sang trọng nhất, kiêu sa, đài các nhất…; xa lạ đến kinh khủng với cuộc sống xung quanh; xa lạ đến vô cảm với những mảnh đời, số phận gian khó hơm nay giữa cuộc mưu sinh của một đất nước, một dân tộc cịn q nhiều khó nghèo đang vật vã tìm cách vượt lên, khao khát thốt nghèo.

Trong khi đó, phê bình văn học của chúng ta đang khủng hoảng. Một số nhà phê bình thích khen hơn chê, bởi khen thì thường dễ hơn chê. Vì nhận xét, đánh giá của người đọc vẫn khác với nhận xét, đánh giá của người làm phê bình như một nghề nghiệp. Do đó, nó bị phổ thơng hóa, làm cho người đọc khơng biết tin vào đâu. Thể hiện tính chun nghiệp của phê bình bị suy giảm, rơi vào tình trạng bị “nhiễu loạn” là điều hiển nhiên. Điều đó ảnh hưởng đến người đọc và sự tiếp nhận văn hóa của cơng chúng.

Đồng thời tác động mạnh đến văn hóa đọc văn chương của độc giả. Nhất là khi mà tình trạng các báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông khác lăng xê hết mực một cuốn sách khơng có nhiều hàm lượng văn hóa, nhưng lại bỏ qua nhiều cuốn thực sự có giá trị, và việc quảng bá tác phẩm theo lối mịn thành cơng thức: quen + tặng + biếu bài giới thiệu trên một số trang báo.

Hoạt động xuất bản sách, một trong những hoạt động quan trọng để thúc đẩy văn hóa đọc của giới trẻ nói riêng và xã hội nói chung dù đã có những bước phát triển không ngừng trong những năm qua, nhưng cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Mặc dù mỗi năm có hàng nghìn cuốn sách mới được xuất bản tại Việt Nam nhưng số sách hay lại cịn khá ít.

Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí là một lực lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mỗi thơng tin trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị thế, diện mạo của quốc gia, dân tộc. Do đó, mọi sự phản biện xã hội trên báo chí, phải

xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo Việt Nam vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân và phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội.

Báo chí cần thực hiện nhiệm vụ là kênh thơng tin hữu ích giúp Đảng, Chính phủ lãnh đạo, điều hành và quản lý tốt hơn mọi lĩnh vực trong cuộc sống, lấy mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và xây dựng một xã hội

“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm phương châm hành

động và điều này cần thể hiện ở mọi nội dung đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng..

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)