1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ
2.5.1. Mức độ theo dõi của sinh viên đối với các tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc trên báo in
viết về văn hóa đọc trên báo in
Để tìm hiểu độc giả là sinh viên tiếp nhận văn hóa đọc trong các bài phản ánh trên báo in ra sao, chúng tôi đã tiến hành hỏi và phỏng vấn sâu đối với sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, với sinh viên khoa Báo chí – Truyền thơng từ năm thứ nhất đến năm thứ 4.
Cuộc điều tra được tiến hành với tổng số người được hỏi là 400 theo phương pháp chọn ngẫu nhiên, phân tần kết hợp với việc phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu xin ý kiến.
Nội dung trong bảng câu hỏi và phỏng vấn, bao gồm về:
Độ tuổi, giới tính, về văn hóa đọc, về sở thích đọc sách, thói quen đọc sách, kỹ năng đọc sách, khả năng đáp ứng nhu cầu độc giả của cán bộ thư viện. Thời gian tiến hành từ ngày 10/5/2013 đến 1/6/2013.
Với số phiếu phát ra là 400 phiếu, thu về là 329 phiếu. Số sinh viên hào hứng với việc điều tra chủ yếu là năm thứ nhất (31,9%). Đây là lứa tuổi mới bước chân vào trường Đại học, việc u thích đọc sách và tìm hiểu về sách gần như là việc làm hàng ngày trong thời gian biểu.
Sinh viên năm thứ tư là đối tượng ít quan tâm tới việc tìm hiểu về văn hóa đọc (chiếm tỉ lệ 17,9%). Họ chuẩn bị ra trường, điều họ quan tâm hàng đầu là tốt nghiệp và xin được việc. Do vậy, việc đọc sách chiếm khá ít trong thời gian học tập của họ.
Trong số 4 tờ báo có đối tượng phản ánh chính là sinh viên, tờ Sinh viên Việt Nam được giới trẻ quan tâm, tìm đọc nhiều nhất, cụ thể:
Bảng 2.4. Các báo sinh viên thƣờng đọc (Tính theo tỉ lệ %)
STT Tên báo Số ngƣời đƣợc
hỏi
Số ngƣời trả
lời Tỷ lệ (%)
1 Sinh viên Việt Nam 329 198 60,2 2 Tuổi Trẻ TP HCM 329 161 48,9 3 Thanh Niên 329 127 38,6 4 Tiền Phong 329 129 39,2
Qua biểu đồ trên có thể thấy, sinh viên tìm đọc nhiều nhất là báo Sinh viên Việt Nam (60,2%), đây là một ấn phẩm dành riêng cho đối tượng sinh viên. Nội dung chủ yếu của báo đến 80-90% là các chuyên trang, chuyên mục dành cho sinh viên. Tuổi Trẻ TP.HCM được tìm đọc với tỉ lệ ít hơn (48,9%), còn lại
Thanh Niên, Tiền Phong được sinh viên quan tâm với tỉ lệ là ngang nhau.
Điều đó cho thấy, ngịai báo SVVN là ấn phẩm lớn nhất hiện nay lấy đối
tượng phản ánh chính là sinh viên với góc độ khác nhau, ba tờ báo cịn lại vẫn được sinh viên quan tâm nhiều so với các loại báo khác.
Trong số các loại hình truyền thơng đại chúng mà sinh viên thường theo dõi thì truyền hình là loại hình được quan tâm nhiều nhất: có 66,8% sinh viên trả lời là thường xem truyền hình, phát thanh là 40,3%, báo in là 38,3%, báo mạng điện tử là 23,5%. Mặc dù hầu hết sinh viên nói rằng họ khơng được xem truyền hình thường xun nhưng có nhiều cách khác nhau để mõi ngày có thể theo dõi được thơng tin qua truyền hình. Cịn loại hình phát thanh cũng chiếm tỷ lệ cao bởi để có một chiếc radio nhỏ là điều dễ dàng với sinh viên hơn là một chiếc máy thu hình, nhất là ở các khu ký túc xá đều có loa truyền thanh cơng cộng.
Chỉ có 38,3% sinh viên được hỏi trả lời có đọc báo in thường xun. Hiện nay, sinh viên là đối tượng ln “đói” văn hóa tinh thần. Họ thiếu sách báo, tạp chí, thiếu phương tiện và địa điểm vui chơi giải trí. Sinh viên ở bất cứ đâu cũng được coi là “nghèo”. Vì vậy, để bỏ tiền ra mua báo, tạp chí là điều “xa x ”.
Khảo sát việc tiếp nhận các sản phẩm báo chí cho thấy, hầu hết sinh viên hiện nay tiếp cận được với thơng tin báo chí là do “mượn”, “nhờ”. Đa số sinh
viên lựa chọn hình thức tiếp nhận các ấn phẩm báo chí qua thư viện.
Với loại hình báo điện tử đã được đơng đảo sinh viên đón nhận. Tuy nhiên trên thực tế, sinh viên lên mạng chỉ để chat, mail và chơi điện tử với bạn bè chứ ít sinh viên vào mạng để theo dõi tin tức.
Báo chí là sản phẩm văn hóa tinh thần đặc biệt dành cho sinh viên. Báo chí thỏa mãn lợi ích và nhu cầu của nhóm đối tượng cơng chúng khá đặc biệt và cũng rất đông đảo này.
Hệ thống ấn phẩm dành cho sinh viên nước ta không phải là ít. Có thể thấy những tờ báo tên tuổi như: Giáo Dục & Thời Đại, Tiền Phong, Thanh Niên,
Tuổi Trẻ TP.HCM, Sinh viên Việt Nam…
Bên cạnh các tờ báo phản ánh về đối tượng về đối tượng sinh viên cịn có các tờ báo làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhóm cơng chúng này như hệ thống các báo giải trí. Có thể nói rằng các ấn phẩm báo chí dành cho sinh viên hiện nay rất phong phú. Tuy nhiên, những ấn phẩm báo chí này có đến được với công chúng là sinh viên hay không?
Đối với sinh viên, báo chí truyền thơng có một tác động đặc biệt, nhất là trong việc định hình lối sống, khả năng thẩm mỹ, nhận thức tư tưởng và quan niệm đạo đức. Trong đó, văn hóa đọc là một phần khơng thể thiếu trong suốt cuộc đời của mỗi sinh viên.
Hiện nay, các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm lan tỏa kỹ năng và thói quen đọc sách. Các thư viện tại các trường Đại học tổ chức nhiều triển lãm sách để thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên. Khi được hỏi “Bạn đã từng nghe nói về văn hóa đọc chưa?”. Có đến 80,8% các bạn đều trả lời có nghe nói và có biết. Khi được hỏi “Bạn nghe nói về văn hóa đọc từ đâu?” thì có 63,8% sinh viên có nghe nói về văn hóa đọc thơng qua các phương
tiện truyền thơng, trong đó 16,5% sinh viên biết qua báo in.
Tuy nhiên, khi được hỏi “Bạn hiểu thế nào là văn hóa đọc?” thì chỉ có 26% sinh viên hiểu được khái niệm về văn hóa đọc, số cịn lại trả lời có nghe nhưng chưa được rõ lắm. Nếu chỉ dựa vào số liệu trên thì chưa thể đánh giá được đúng thực chất sự quan tâm đến văn hóa đọc của sinh viên. Bởi những thơng tin về văn hóa đọc hiện nay mà sinh viên được biết đến chủ yếu là do bản thân họ tự tìm hiểu. Vấn đề này cịn mới mẻ trong chương trình hoạt động của các thư viện trường học.
Hơn nữa, trong chương trình học của sinh viên, văn hóa đọc là do bản thân tự nhận thức và tìm hiểu cho phù hợp với bản thân mình, khơng có thầy, cơ nào dạy sinh viên đọc sách một cách có kỹ năng .
Qua điều tra xã hội học với tổng số 329 sinh viên trả lời họ theo dõi các bài viết về văn hóa đọc trên báo in: Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5. Mức độ theo dõi của sinh viên đối với các bài viết về văn hóa đọc trên báo in (Tính theo tỷ lệ %)
STT Tên báo Số ngƣời đƣợc hỏi Số ngƣời trả lời Tỷ lệ
1 Tuổi Trẻ TP.HCM 329 191 58,1 2 Thanh Niên 329 137 41,6 3 Tiền Phong 329 139 42,2 4 Báo khác 329 83 25,2
(Nguồn điều tra từ ngày 1/5/2013 đến 1/6/2013)
Từ bảng thống kê trên ta có thể thấy, báo Tuổi Trẻ TP.HCM được nhiều
sinh viên quan tâm nhất so với hai tờ báo cịn lại (58,1%), trong đó có 36,6% là sinh viên báo chí. Đây là tờ báo có nhiều hoạt động quảng bá cho việc lan tỏa thói quen đọc sách của giới trẻ. Khơng chỉ có các bài viết phản ánh, cập nhật liên tục các hội chợ, các triển lãm sách, mà cịn có các tin bài về việc thành lập các tủ sách, các thư viện ở các tỉnh, thành phố, trường học trong khắp cả nước.
Đây là tờ báo cũng được đánh giá cao vì nội dung phong phú, hấp dẫn, đề cập đến văn hóa đọc một cách tổng quát, bao trùm từ việc phản ánh thực trạng, quan điểm của các nhà chức năng, trường học, thư viện và của chính sinh viên đối với việc đọc sách có văn hóa. Hơn thế nữa sinh viên có thể tham gia góp ý kiến cho tờ báo này. Thơng qua những gương mặt tiêu biểu trong việc lan tỏa thói quen đọc sách của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ cho thấy tác dụng định hướng tư tưởng, định hướng thẩm mỹ trong quá trình hình thành và phát triển thói quen đọc sách cho sinh viên.
Ngồi việc văn hóa đọc khơng chỉ được đăng tải trên mục Văn hóa – Giải, báo Tuổi Trẻ TP HCM có cả chuyên trang, chuyên mục như “Thế giới sách”, “Nhịp sống trẻ” để giới thiệu sách hay, các tác giả, tác phẩm có uy tín, chất
lượng tới các sinh viên. Đó là nơi các nhà phê bình, các nhà văn, nhà xuất bản nói lên những quan điểm , thực trạng của vấn đề đọc sách hiện đại.
Có 41,6% sinh viên tìm đọc trên báo Thanh Niên và 42,2% sinh viên tìm đọc trên Tiền Phong, bởi báo này tập trung phản ánh những thực trạng còn tồn tại không chỉ của riêng sinh viên, mà cịn cả ngành giáo dục, qua đó phổ biến kiến thức cho mọi người các vấn đề mà họ quan tâm. Các bài viết của báo mang tính giáo dục cao theo định hướng. đường lối tuyên truyền của Đảng, Nhà nước. Báo có nhiều bài viết xoay quanh các vấn đề về việc đọc sách và học tập của sinh viên, những vấn đề về giáo dục và con người.
Sinh viên đọc báo thường xuyên chỉ là đọc thông tin từ báo cũ chứ chưa đọc thơng tin của báo ra trong ngày. Có 70,1% sinh viên trả lời hàng ngày theo dõi báo chí, có 26,7% sinh viên nói rằng hàng tuần mới theo dõi một lần, có 7/329 sinh viên (2,1%) trả lời hàng tháng mới theo dõi một lần.
Trong tổng số 70,2% sinh viên theo dõi báo chí hàng ngày thì trung bình họ dành ra 30 đến 60 phút để theo dõi thơng tin (41,1%), có 29,0% sinh viên theo dõi từ 60 đến 120 phút, có 22,5% sinh viên theo dõi dưới 30 phút, có 7,1% sinh viên chỉ dành trên 120 phút để theo dõi thơng tin trên báo chí. Từ kết quả đó cho chúng ta thấy, đa phần sinh viên rất coi trọng việc tiếp cận thơng tin báo chí, cho đó là việc làm hàng ngày không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại. Cơ chế thị trường đã làm biến đổi nhu cầu và lợi ích của sinh viên. Thông tin sinh viên quan tâm là: chế độ chính sách trong giáo dục đào tạo, các học bổng phát triển, cơ hội đi du học, vấn đề về nơi ở…Trước đây sinh viên coi trọng điểm số học trên lớp thì giờ đây, họ coi trọng khả năng làm việc thực tiễn. sự trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp xã hội. Một trong những nền tảng cơ bản để tạo nên những thành công trong học tập của sinh viên là việc đọc sách thì họ lại thường “quên”.
Qua điều tra xã hội học với tổng số 329 sinh viên trả lời thông qua báo in họ tiếp nhận được thơng tin về văn hóa đọc nhằm mục đích gì? Kết quả:
Bảng 2.6. Mục đích sinh viên theo dõi các bài viết về văn hóa đọc trên báo in (Tỷ lệ %)
STT Nội dung thông tin Số ngƣời đƣợc
hỏi
Số ngƣời trả lời
Tỉ lệ (%)
1 Hiểu rõ hơn về văn hóa đọc 329 279 84,8 2 Đọc cho biết 329 132 37,1 3 Học hỏi kỹ năng đọc sách 329 98 30,4 4 Giúp hình thành thói quen đọc
sách 329 134
40,7
(Nguồn điều tra từ ngày 1/5/2013 đến 1/6/2013)
Kết quả trên cho thấy, có 84,8% sinh viên cho rằng họ thu nhận thơng tin về văn hóa đọc thơng qua báo chí nhằm mục đích làm phong phú hơn sự hiểu biết. Có 37,1% cho rằng các bài viết phản ánh trên báo in giúp họ đọc để cho biết, để giải trí, thư giãn, 30,4% cho rằng có thể học hỏi kỹ năng đọc sách, kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà phê bình nói về cách đọc một cuốn sách có hiệu quả nhất. Từ đó nhận ra mình đã sai ở đâu, thiếu cái gì khi bắt tay vào đọc một cuốn sách phục vụ việc học và giải trí. Có 40,7% cho rằng việc tìm hiểu về văn hóa đọc trên báo in giúp họ có cái nhìn tịan cảnh về hiện trạng đọc sách chung của sinh viên cả nước, cả những vấn đề bất cập và phương pháp khắc phục. Trong đó có thói quen đọc sách của sinh viên gần như là khơng có. Họ thường đọc sách theo cảm hứng, đọc lúc nào học thấy thích.
Do vậy, từ sự phân tích về vai trị của việc đọc sách, về mơi trường đọc cịn nhiều độc hại và thiếu của xã hội giúp cho sinh viên thấy chính bản thân mình trong đó. Họ sẽ tự tìm cách để sắp xếp cho mình một phương pháp đọc sách hợp lý.
Mặt khác, các tác phẩm báo chí đóng vai trị trung gian giúp đỡ từng cá nhân tìm thấy tri thức mình cần thỏa mãn như nhu cầu giải trí, những đam mê trong cuộc sống, giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn. Như việc một người thích đọc sách và đọc nhiều sách có lẽ chưa đủ để gọi là văn hóa đọc.
Báo in đã liên tục đăng tải các bài viết cảnh báo về sự nghi ngại văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Khơng ít những bạn trẻ ln miệng than “khơng có thời gian” khi dành hết một ngày cho những cuộc lê la ở các hàng trà chanh, các
diễn đàn games thay vì thử giở vài trang sách.Và cũng có một số bạn vùi đầu hết ngày này qua ngày khác trong những cuốn sách dày cộp, nhưng là những tiểu thuyết kiếm hiệp và Ngơn tình thay vì đọc những cuốn sách nổi tiếng kinh điển, có giá trị và ý nghĩa.
Qua việc khảo sát việc theo dõi văn hóa đọc của sinh viên trên báo in cho thấy phần lớn sinh viên chưa có điều kiện tiếp xúc với báo chí. Tỷ lệ sinh viên dành để theo dõi báo chí chưa nhiều. Sinh viên ngày nay hiểu rõ tầm quan trọng của thơng tin trên báo chí trong cuộc sống hiện đại và tương lai của họ, nhưng chủ yếu là nghe, đọc, xem một cách thụ động, có cũng được mà khơng có cũng khơng sao.
Giữa bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển và hiện đại, internet có mặt ở mọi nơi cùng thói quen tư duy chắp nối của thế giới ồ ạt vào đã đem lại những tác động hỗn độn cả tốt lẫn xấu trong văn hóa đọc cho người Việt. Người ta trở nên quen với cách đọc dễ dãi, hời hợt.
Văn hoá đọc sách đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn ở các cấp,
chính quyền địa phương. Hệ thống thư viện ngày càng được mở rộng về số lượng ở các tỉnh, các huyện, các trường học…Hầu hết các thư viện đang trong giai đoạn tự động hoá.
Sự xuất hiện của Internet trong đời sống xã hội đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại với một lượng thông tin, tri thức khổng lồ.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là hiện nay, thậm chí kiểu tư duy hình tượng cũng dần bị thui chột vì lối sống gấp gáp khơng cho phép chúng ta có thời gian tìm hiểu sâu, chiêm nghiệm và hưởng thụ vẻ đẹp của ngơn từ. Do vậy, báo chí có vai trị hết sức quan trọng để thức tỉnh, cảnh báo những mối nguy hại lớn có thể xảy ra nếu sinh viên – chủ nhân tương lai của đất nước- quên cách đọc sách một cách có văn hóa.
2.5.2. Giá trị của các tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc trên báo
Tuổi Trẻ, Thanh niên, Tiền Phong đối với sinh viên.
Khi xét đến giá trị của các bài viết về văn hóa đọc trên báo in đối với sinh viên, cần hiểu được nhu cầu của nhóm cơng chúng này. Điều đầu tiên mà sinh viên quan tâm là nhu cầu được đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần tối thiểu cho việc học tập và nghiên cứu. Nhu cầu này được thừa nhận như một