Nội dung tác phẩm báo chí viết về vấn đề văn hóa đọc trên ba tờ báo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 53 - 66)

1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ

2.3. Nội dung tác phẩm báo chí viết về vấn đề văn hóa đọc trên ba tờ báo

Sức mạnh của các tác phẩm báo chí trước hết là phải ở khả năng khám phá, phơi bày những mẫu thuẫn và trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Và vấn đề quan trọng nhất đối với văn hóa đọc là nội dung mà báo in đang tìm mọi phương thức để có thể chuyển tải đến bạn đọc một cách rõ ràng nhất. Đặc biệt với sinh viên – đối tượng cần phải đọc và học nhiều không chỉ sách cơng cụ, chun mơn mà cịn giải trí. Đây cũng là đối tượng hấp thụ nhanh sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay.

Thế hệ sinh viên hiện nay được sinh ra chủ yếu trong thời kỳ đổi mới, họ khơng phải nếm trải những khó khăn, gian khổ trong chiến tranh. Do nhận thức về cơ chế thị trường, một bộ phận sinh viên mơ hồ về lý tưởng, chạy theo đồng tiền, vướng vào các tệ nạn xã hội, ăn chơi, ngại học hành, ngại rèn luyện. Sự hình thành và định hướng dư luận là một trong những chức năng của báo chí hiện đại.

Trong đời sống xã hội thì giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa ln thống nhất với nhau về nội dung và tư tưởng, cái đẹp trước hết phải là cái đúng và cái

tốt. Vì lẽ đó, khi phản ánh các giá trị thẩm mỹ thì văn hóa đọc vẫn ln hàm chứa trong nó những giá trị văn hóa – giá trị nhân văn.

“Thế giới nằm trên mười ngón tay bạn” là câu nói của nhà tỉ phú Bill

Gate – chủ tịch tập đồn Microsoft nổi tiếng. Ơng là biểu tượng rực rỡ nhất của cuộc cách mạng thông tin “làm đảo lộn thế giới” trong suốt 20 năm qua. Chính bản thân ơng cũng khơng thể ngờ rằng, cơng nghệ thơng tin lại có sức mạnh kỳ lạ và sự lan tỏa như vậy. Đến Thượng đế bây giờ cũng phải đứng sau Internet.

Mọi người có thể làm nhiều thứ với internet, gửi thư, đọc báo, xem phim, nghe nhạc, giao lưu trực tuyến…internet đã làm cho thế giới trở nên nhỏ bé.

Sức mạnh và sự phát triển của khoa học kỹ thuật không chừa sinh viên. Họ là những người đam mê và ham học hỏi. Họ thông minh và tiếp thu nhanh những tiến bộ của cơng nghệ thơng tin. Từ đó dẫn tới việc, họ dành thời gian để lướt Facebook, chơi games, xem phim và ăn ngủ cùng máy tính.

Có thể nói, nhìn trên diện mạo báo in thì văn hóa đọc hiện nay đang gặp vơ vàn những khó khăn và điều đáng lo ngại nhất chính là thế hệ tương lai của đất nước đang dành quá nhiều thời gian cho công nghệ. Trong bài viết “Đọc và

văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông tin” (Tuổi Trẻ, ngày 3/6/2010) đã viết:

“Vậy là các thú vui đọc (tìm hiều tri thức ghi trên giấy qua kênh thị giác) đang

bị các thú vui khác lấn lướt và làm cho mất dần vai trị độc tơn của nó. Nếu ngày xưa trẻ em ch biết đến Lục Vân Tiên, Tây Du Ký hay chiến tranh và hịa bình…qua sách vở thì bây giờ, phim truyện, phim hoạt hình, tranh ảnh đã làm thay việc đó. Trẻ em, mà chẳng cứ trẻ em, thanh thiếu niên mọi lứa tuổi cũng chúi đầu, chúi mũi vào xem truyện tranh, vào mạng lấy thông tin và nhất là ngồi lỳ trên máy chơi games. Các “games thủ” mê mải với các trị chơi trực tuyến vơ cùng hấp dẫn. Tật nghiền chơi games giờ đây như một bệnh dịch. Và hiến thấy ai đó chong đèn đọc sách thâu đêm, chúi đầu vào việc “dùi mài kinh sử” với hết chồng sách này đến tập sách khác. Nếu có, những người như vậy dễ bị thiên hạ cho là “lạc hậu”, là “lập dị”, là “lũ mọt sách hâm đơ giữa thời hiện đại””.

Trong bài viết “Chuyển dịch văn hóa đọc – Tất yếu của lịch sử” (Hà

internet cùng thói quen tư duy chắp nối của thế giới ồ ạt dội vào đã đem lại những tác động hỗn độn cả tốt lẫn xấu trong văn hóa đọc của người Việt. Người ta trở nên quen với cách đọc dễ dãi, hời hợt. Điều đáng lo ngại hơn nữa là hiện nay, thậm chí kiểu tư duy hình tượng cũng dần bị thui chột vì lối sống gấp gáp khơng cho phép chúng ta có thời gian tìm hiểu sâu, chiêm nghiệm và hưởng thụ vẻ đẹp của ngơn từ. Trong giới thanh niên khơng cịn nhiều người yêu mến ca dao, dân ca, và càng bị hạn chế về tư duy logic liền mạch để tiếp cận những cuốn sách ra đời trong thời kỳ cận đại và hiện đại, vốn là những tinh hoa ẩn đằng sau hầu hết những thành tựu tiến bộ của những xã hội văn minh và phát triển”.

Việc lạm dụng những cơng cụ tìm kiếm như câu cửa miệng sinh viên vẫn hay nói với nhau rằng “cứ hỏi bác Google”, thói quen chỉ đọc những tin tức gói gọn trong vài trăm ký tự trên mạng vơ hình chung đang “bào mịn” dần văn hóa đọc của sinh viên. Hệ lụy là nhiều người có thể “ngủ quên” trước kho kiến thức của nhân loại.

Có thể nhìn thấy rất rõ hiện trạng ảm đạm và xuống cấp của văn hóa đọc hiện nay, điều này được phản ánh rất rõ trên báo in, một kênh truyền thơng có nhiều thuận lợi về phân tích và chỉ rõ ngọn ngành các nguyên nhân khiến văn hóa đọc ngày càng lao dốc. Đó là một loạt các bài viết như:

Trên báo Tuổi Trẻ đã có: Làm sao để sinh viên mê đọc sách (số ra tháng 3/2010), Công nghệ “xào” sách (số ra ngày 27/4/2010), Lẽ ra phải có thói quen

đọc sách sớm hơn (số ra ngày 30/4/2010), Gốc rễ từ chất lượng giáo dục (số ra

ngày 18/5/2010), Vô tư “xào” sách (số ra ngày 17/5/2010), Sách trong cơn bão

in lậu (số ra ngày 11/6/2010), Bức xúc chuyện sách liên kết, in lậu (số ra ngày

18/7/2010), Số hóa ẩu làm biến dạng tác phẩm (số ra ngày 16/4/2011), Bệnh “học hoài vẫn dở” (số ra ngày 8/9/2011), Cạm bẫy “giăng lưới” sinh viên (số ra

ngày 10/9/2011), Sách vào trường nhờ đường chiết khấu (số ra ngày

28/11/2011), Lúng túng với sách điện tử (số ra ngày 24/8/2012), Thờ ơ với môn

học đại cương (số ra ngày 29/9/2012), Đừng ch là mọt sách (số ra ngày

12/1/2013), Khốn khổ bởi kiểu đọc quy chụp (số ra ngày 20/3/2013), Từ “Bóng anh hùng” nhìn lại một lối đọc (số ra ngày 21/3/2013)…

Trên báo Tiền Phong, văn hóa đọc của sinh viên cũng được quan tâm nhiều như: Chuyện gã ăn mày sách xuyên Việt (số ra ngày 4/3/2010), Khi sách

lậu giá cao hơn sách thật (số ra ngày 25/5/2010), Sách và việc đọc sách của

Sinh viên ( số ra tháng 3/2010), Kéo giới trẻ ra khỏi vỏ ốc mạng xã hội (số ra

ngày 28/8/2010), Đâu rồi văn hóa đọc (số ra ngày 22/9/2010), Đọc những giá trị (số ra ngày 11/10/2010), Lười đọc hay không biết chọn sách (số ra ngày 15/4/2010), Thời của sách điện tử (số ra ngày 11/3/2011), Ngày sách nói chuyện văn hóa đọc (số ra ngày 8/4/2011), Đọc sách hay như hầu chuyện nhà hiền triết

(số ra ngày 24/4/2011), Sách đạo văn được đánh giá xuất sắc (số ra ngày

11/9/2011), Phương tiện càng nhiều, đọc sách càng ít (số ra ngày 24/4/2011), Nhận dốt, không nhận ẩu (số ra ngày 15/10/2012), Văn hóa đọc có cao đâu mà đi xuống (số ra ngày 23/4/2012) , Hoài niệm với sách cũ (số ra ngày 31/3/2013),

Có sách hay, tự khắc văn hóa đọc đi lên (số ra ngày 21/4/2013), Văn hóa đọc

trong sinh viên: đang dần mai một (số ra ngày 19/10/2011)

Trên báo Thanh Niên có các bài: Giải độc thân – tâm (số ra ngày 22/3/2010), Sao chép giáo trình tràn lan (số ra ngày 17/4/2010), Thư viện chưa

đáp ứng cho sinh viên (số ra ngày 23/4/2012), Một văn hóa sẽ chết… (số ra ngày

5/8/2012), Sinh viên ngày nay với văn hóa đọc (số ra ngày 15/10/2010), Sinh

viên thờ ơ với thư viện ( số ra ngày 21/4/2013), Sinh viên quên đọc sách (số ra

ngày 30/4/2013), Cần xây dựng từ gốc (số ra ngày (2/4/2013)…Văn hóa đọc có

cần “báo động” (số ra tháng 4/2013)...

Các báo in trong thời gian từ năm 2010 – 2013 đã không thờ ơ với vận mệnh của nền văn hóa đọc khi đăng tải những bài mang tính cảnh báo về thực trạng ảm đảm, lu mờ của việc đọc sách trong sinh viên. Ở góc nhìn này có nhiều bài báo đã nêu và chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản khiến cho văn hóa đọc trở nên báo động.

Nội dung các bài báo cũng chỉ ra cách đọc phi văn hóa của phần lớn sinh viên như kiểu đọc hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, hời hợt, thiếu tính phản biện. Sinh viên ngày nay khơng cịn hứng thú với sách, họ đọc sách nhiều khi chỉ vì đến kỳ thi giữ kỳ, thi hết mơn, làm tiểu luận…Cịn với những ngày thường, số

người ngồi trong thư viện đếm rải rác trên đầu ngón tay. Theo số liệu thống kê của Thư viện Quốc gia cho thấy, số lượng bạn đọc là 268.938 lượt người, trong đó sinh viên là 187.862 lượt và chỉ lên thư viện đông nhất vào thời gian thi cử. (Nguồn TVQG, năm 2012)

Trong bài phản ánh “Sinh viên thờ ơ với thư viện” (Thanh Niên, số ra

ngày 21/10/2013): “Thư viện cũ kỹ, thiếu thốn tài liệu , sinh viên không lui tới

cịn có lý do. Tại các trường đại học lớn, nơi có thư viện hiện đại, chất lượng tốt cũng không thu hút được sinh viên…Phần lớn sinh viên vào thư viện để giải trí, vì tịa nhà thư viện có wife tốt”. Nhiều sinh viên cịn trả lời rằng: “Do khơng có máy tính xách tay nên em vào thư viện để lướt web, nếu khơng có máy thì chơi với các bạn, chờ có máy trống rồi vào”. Phần lớn sinh viên đến đây để xả stress,

để hẹn hị, ngủ…Thậm chí thư viện mở cửa cả ngày thứ 7 nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên khi bận giờ lên lớp vào ngày đi học. Nhưng suốt một thời gian dài, chỉ có 3 sinh viên đến học và đọc sách.

Thư viện rất nhiều sách nhưng số người đến ch đếm trên đầu ngón tay (nguồn internet)

Không những lười đọc sách, sinh viên cịn thụ động trong việc tiếp nhận thơng tin, họ chỉ nhận thông tin theo kiểu đơn chiều, thiếu tính phản biện, thiếu

đi sự sâu sắc và thụ động trong việc đọc sách. Sự phát triển của Internet làm sinh viên lười hơn với việc ngồi trong thư viện để đọc một quyển sách.

Đánh giá về mức độ thói quen đọc sách, qua điều tra nhanh đối với sinh viên trường ĐHKHXH&NV và Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho thấy: 51,39% sinh viên vẫn thường mua thêm sách để đọc, 20,4 % trả lời là không mua sách, trong đó bao gồm cả trường hợp khơng có tiền để mua sách. Số lượng sinh viên sử dụng thời gian đọc sách mỗi ngày từ 30 - 60 phút là 50,2%, từ 60 – 120 phút là 31,3%, trên 120 phút là 11,2%, dưới 30 phút là 7,3%. Ngoài việc lên thư viện đọc sách, 50,9% sinh viên cịn tìm đến các nguồn khác như đọc miễn phí tại các quấy sách, 60,3% mượn bạn bè, 6,6% sinh viên thuê tại các quầy sách tư nhân, đặc biệt là 70,6% sinh viên đọc sách trên mạng, và con số này có thể cao hơn nữa trước tìn hình hiện nay, khi mà văn hóa nghe nhìn có xu hướng ngày càng phát triển và chiếm ưu thế, có khả năng làm giảm tỷ lệ phần trăm văn hóa đọc.

Căn bệnh trầm kha của sinh viên còn thể hiện ở việc đọc sách theo phong trào, nghĩa là thấy mọi người thi nhau mua một cuốn sách nào đó, nghe nhiều người cùng bàn tán về một cuốn sách nào đó, thì họ sẽ tìm đến mua để đọc cho khỏi lạc hậu. Có những nguốn sách khó hiểu như “Thế giới thứ ba”, “Thế giới

phẳng” của nhà kinh tế - xã hội Thomas Friedman sinh viên cũng vội vàng tìm

mua về đọc, lướt qua cho hết nội dung của sách, rồi khi gấp sách lại, chữ nghĩa đọng lại trong đầu chẳng được bao nhiêu và…khơng hiểu gì.

Bài viết “Cạm bẫy “giăng lưới” sinh viên” (Tuổi Trẻ, số ra ngày

10/9/2011) đã phản ánh những con đường, những ngã rẽ có thể chọn lọc được của sinh viên khi họ tỉnh táo. Có rất nhiều sinh viên khơng có điều kiện để có thể có tiền mua sách, thêm vào đó có rất nhiều khoản chi tiêu cần phải đáp ứng. Và mục tiêu lớn được ưu tiên bên cạnh hàng ngày đến trường là: kiếm tiền. Rồi những buổi đến trường cũng thưa thớt dần, đến lúc khơng cịn có thể vớt vát lại được nữa, họ bỏ học.

Khơng chỉ có tiền mới làm sinh viên tuột dốc, những trị chơi như đỏ đen, cày games khiến sức khỏe, thời gian dành cho việc đọc sách, việc học khơng cịn

nữa. Nhiều trò chơi bạo lực khiến họ sống trong thế giới ảo, khơng cịn phân biệt được mục đích sống của mình, và trở thành tội phạm là điều rất dễ dàng.

Qua bài viết phân tích ấy mới thấy rõ, bức tranh cuộc sống của sinh viên không chỉ đơn giản là ngồi trên ghế nhà trường. Văn hóa đọc khơng phải bị ảnh hưởng chỉ bởi nhận thức của sinh viên. Nó bị bào mịn một phần vì cám dỗ của đời thường, của sự phát triển và xuất hiện của những cái mới mẻ hơn.

Bài viết khác là “Kéo giới trẻ ra khỏi vỏ ốc mạng xã hội” ( Tiền Phong, số ra ngày 28/8/2010) đã trăn trở chuyện sinh viên nghiện mạng xã hội, nghiện việc tìm kiếm thơng tin từ các bạn bè khắp nơi trên thế giới. “Khi không gian

giao tiếp ảo ngày càng giản tiện, hiện đại thì giới trẻ sẽ càng chọn mạng xã hội để giao tiếp, kết nối hơn so với việc gặp mặt trực tiếp trong khơng gian vật thể”,

và điểu đó làm cho họ thu mình trong “vỏ ốc”. Đọc sách là một trong những sân chơi lành mạnh cần thiết cho sinh viên hơn là việc dành quá nhiều thời gian cho việc sống trong thế giới ảo. Đó cũng là một trong những lý do khiến sách khơng cịn là người bạn thân, bạn tâm tình, bạn gối đầu giường của sinh viên nữa.

Tác giả bài viết “Sinh viên quên đọc sách” (Thanh Niên, số ra ngày

30/4/2013) đã lo lắng: “Với sách chuyên ngành, SV rất lười đọc. Thậm chí tơi từng yêu cầu SV đọc ngay trên lớp hoặc giao về nhà, kết quả rất ít SV thực hiện. Trong khi đó, với các loại sách phát triển tâm hồn, dù khơng có thơng tin khảo sát nhưng tôi nghĩ cũng không nhiều SV quan tâm. Điều này thể hiện qua lối sống, nhân cách, suy nghĩ, hành động… của một bộ phận giới trẻ hiện nay có nhiều lệch lạc, mất phương hướng. Họ dường như ch học cách sống qua phim ảnh nhiều hơn”. Một số sinh viên thường thích đọc các kênh thơng tin mạng vơ thưởng vơ phạt để giải trí, đọc tiểu thuyết tình cảm hay đi xem phim…hơn là đọc sách chun mơn, theo chủ đề. Thậm chí khi đi xem các bộ phim nổi tiếng được chuyển thể từ sách họ còn cho rằng đây là cách tiết kiệm thời gian trong thời đại công nghệ lên ngôi. Một số khác thì đọc kiểu thụ động, nghĩa là họ mua sách vì nó có tiếng, hợp thời hơn là mua những thứ đúng sở thích, phù hợp trình độ.

Khơng chỉ sinh viên lười đọc sách, mà ngay cả một số giảng viên đang đứng trên bục giảng cũng ít đọc sách. Có thể thu nhập nghề giáo chưa cao nên họ phải

bươn chải thêm nhiều công việc khác bên ngồi, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu giảng viên cứ mãi lên lớp để truyền tải những kiến thức đã cũ?

Ở các quốc gia phát triển như Anh, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ…đều có rất nhiều người đọc sách. Bởi từ rất lâu văn hóa đọc đã được nhiều người xem là thước đo quan trọng trong việc xác định văn hóa, phát triển của quốc gia.

Ở Mỹ, sinh viên thường được khuyến khích tham gia các đội tranh luận (debate team), đại diện trường đi thi khắp nơi. Các thành viên của đội này thường được nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà trường cũng như sự ngưỡng mộ của bạn bè. Đây cũng là một cách khích lệ giới trẻ đọc sách bởi chỉ khi đọc sách nhiều thì họ mới có vốn sống đa dạng, khả năng lập luận và phản biện sắc bén.

Nguyên nhân khiến cho sinh viên bị rối loạn giữa rừng sách, không biết nên đọc cuốn nào hay, có giá trị là chất lượng thư viện, sách giáo trình chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực trong việc nâng cao việc đọc sách cơng cụ. Điều gì khiến cho mơi trường đọc sách của sinh viên thiếu và nhiều độc hại như vậy?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 53 - 66)