Phác thảo mơ hình tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 109 - 120)

1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ

3.4. Phác thảo mơ hình tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in

trên báo in

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, xu thế phát triển tất yếu các xuất bản điện tử - tài liệu số cùng với việc sử dụng ngày một rộng rãi mạng Internet, văn hóa đọc sẽ là sự tích hợp giữa văn hóa đọc truyền thống với văn hóa nghe - nhìn. Người dân, đặc biệt là giới trẻ sẽ có xu hướng ưa dùng các tài liệu điện tử, các tài liệu qua mạng, sử dụng thư viện số - thư viện ảo.

Vì thế phát triển văn hóa đọc phải được đặt trong bối cảnh sự đa dạng về phương tiện truyển tải thông tin và chữ viết - một vấn đề sẽ chi phối khá lớn đến phương thức đọc, cách đọc và đối tượng đọc ở tương lai.

Gắn liền với sự phát triển rất nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin trong thời đại ngày nay, khơng có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại khơng chịu ảnh hưởng của sự bùng nổ thơng tin. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Chính vì vậy, tất cả các sự kiện đang xảy ra trên thế giới, không bị lệ thuộc hay bị ngăn cản bởi không gian và thời gian, đều được mọi người tiếp nhận, biết đến. Đó chính là sức mạnh của báo chí, một trong các phương tiện truyền thơng đại chúng.

Báo chí đã trở thành món ăn tinh thần, một thói quen tiếp nhận thông tin hàng ngày không thể thiếu được đối với các tầng lớp dân cư. Mục đích hướng tới của báo chí chính là cơng chúng, phục vụ cơng chúng. Báo chí khơng thể tồn tại bên ngồi xã hội, vì sứ mạng của báo chí trước hết đó là thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng không thể tồn tại mà khơng có báo chí. Đó là sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội, mang ý nghĩa nhiều mặt và đa dạng.

Các nhà báo và công chúng hưởng thụ thông tin đều tuân theo những luận thuyết và quan điểm cụ thể về báo chí. Những luận thuyết và quan điểm ấy quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, các hình thức và phương pháp hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng.Trong mối quan hệ với dư luận xã hội (hay chính là cơng chúng tiếp nhận), báo chí có vai trị đặc biệt quan trọng.

Đầu tiên, phải kể đến vai trò khơi nguồn, tức là năng lực xã hội hóa các sự kiện và các vấn đề từ một góc phố, làng q, ở một khơng gian hẹp thành sự kiện và vấn đề tồn xã hội, thậm chí tồn cầu, để báo chí có thể nhanh chóng hoặc ngay lập tức đưa các sự kiện đến với mọi người.

Thứ đến, báo chí có vai trị phản ánh dư luận xã hội, phản ánh càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu.

Sau cùng, báo chí có vai trị định hướng xã hội, tác động điều chỉnh nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, hoạt động của con người, đây là vai trị có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động của báo chí.

Với cách tiếp cận của khoa học xã hội, sinh viên là một cộng đồng xã hội - dân cư đặc thù, đang trong quá trình xã hội hố, đang trong q trình hồn thiện bản thân về nhân cách và tri thức với tốc độ phát triển nhanh chóng; trong tương lai gần, là đội ngũ lao động - tri thức có trình độ học vấn, tư duy cao, có khả năng phán đốn và nhận diện vấn đề một cách nhanh nhạy; có khả năng hịa nhập và thích ứng nhanh với cái mới. Đối với họ, tiếp nhận thông tin về văn hóa đọc trong và ngồi nước là nhu cầu thiết yếu cho việc nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống, học tập và giải trí hàng ngày.

Từ cách tiếp cận của báo chí học, sinh viên là nhóm cơng chúng - đối tượng trẻ có nhu cầu rất lớn về nâng cao và hồn thiện nhận thức, thái độ và kỹ năng sống, trang bị kiến thức tồn diện và thích ứng với mơi trường sống. Họ là nhóm đối tượng sống tập trung trong môi trường đặc thù chủ yếu với những mối quan hệ xã hội gần gũi như thầy - trò, bạn bè, cư dân lân cận,...và với tâm lý hướng mạnh vào khả năng hội nhập bình đẳng với mơi trường và cộng đồng trên phạm vi ngày càng rộng lớn hơn. Đó là nhóm cơng chúng - đối tượng nhạy bén với tình hình thời cuộc và mơi trường, yêu thích lao động sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, cái lạ và hình thành thị hiếu riêng.

Nhóm cơng chúng sinh viên cũng có những hồn cảnh, điều kiện sống đặc thù: phần đông trong số họ mới sống xa gia đình và bắt đầu hình thành lớp bạn bè mới trong sinh viên; phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và nếp sống của gia đình…. Do đó, phần lớn ít có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu sống, nhất là nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí - truyền thơng.

Do vậy, báo chí có vai trị hết sức quan trọng trong việc góp phần định hướng, rèn luyện kỹ năng đọc sách đối với sinh viên. Nhưng để có một tác phẩm thơng tin chất lượng thì đang cịn rất nhiều vấn đề cần đặt ra. Nhất là công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc chưa được thực hiện thường xuyên, chưa hấp dẫn

và đa dạng...Các tạp chí, các báo hướng dẫn đọc tuy xuất bản nhiều nhưng chưa đến được với công chúng một cách rộng rãi, đặc biệt là với sinh viên.

Muốn có một bài báo hay, trước hết nhà báo phải hiểu về vấn đề mình sẽ viết, sẽ đề cập và có kiến thức sâu rộng về vấn đề đó. Báo chí đóng vai trị quan trọng cho việc thông tin, tuyên truyền về tầm quan trọng và cách thức xây dựng kỹ năng văn hóa đọc ấy cho cơng chúng, nhất là thế hệ tương lai của đất nước. Do vậy, một tác phẩm văn hóa đọc hay và ý nghĩa phải đi đúng, đi sâu vào chủ đề.

Nhà báo phải xác định thơng tin, tun truyền về văn hóa đọc là nhiệm vụ cao cả, có tính chiến lược lâu dài, phải được thực hiện theo quy trình mới mang lại hiệu quả cao. Đối với việc xây dựng, khôi phục văn hóa đọc, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị cũng như đề án để xây dựng một xã hội tri thức, hội nhập với nền kinh tế tri thức của thế giới. Để chủ trương, chính sách đó của Đảng, Nhà nước nhanh chóng đi vào thực tiễn và có hiệu quả cao, địi hỏi sự nỗ lực của các cấp chính quyền, đặc biệt là nhà báo thơng tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, tạo sự đồng thuận trong xã hội, cổ vũ khuyến khích các tổ chức, đơn vị đồng tâm hiệp lực chung tay xây dựng phong trào đọc sách có văn hóa, hiệu quả, thiết thực.

Muốn có tác phẩm về xây dựng văn hóa đọc có chất lượng trong điều kiện cịn nhiều khó khăn hiện nay các cơ quan báo chí, tác phẩm phản ánh phải có định hướng rõ ràng, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tác phẩm phải phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nội dung tác phẩm phải làm rõ được yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng xã hội đọc, nhận thức đọc sách có kỹ năng, có hiệu quả phục vụ công việc học tập của sinh viên. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng một xã hội đọc hiện đại.

Tác phẩm phải chỉ rõ được việc phát triển văn hóa đọc phải gắn với phong trào tồn xã hội xây dựng đời sống văn hố, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng thư viện trường học cũng như đội ngũ thủ thư để phục vụ tốt hơn nhu cầu đọc sách của sinh viên. Từ đó để thấy, nhà báo phải hiểu được mối quan hệ trong

sáng tạo tác phẩm và người đọc mới có được thơng tin cốt lõi, đạt được chất lượng cao trong tác phẩm một cách hiệu quả hơn.

Báo Tuổi Trẻ TP HCM và báo Tiền Phong đã dành rất nhiều diện tích trang báo để có thể phản ánh rõ rệt thực trạng văn hóa đọc hiện nay đang xuống cấp, đáng báo động và cần phải có biện pháp rõ ràng, thích hợp để khơi phục lại trước khi nó ngày càng mờ nhạt trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện nghe nhìn và internet. Đặc biệt là khi mà hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể, chỉ cần một cái click chuột, hàng ngàn thơng tin cần tìm kiếm sẽ hiển hiện trước mắt.

Chính điều này đã tạo ra sự lạm dụng quá mức của sinh viên, khiến họ thụ động, lười suy nghĩ hơn rất nhiều. Những bài tiểu luận hay thuyết trình, sinh viên chỉ cần ngồi ở nhà và xới tung các trang mạng Google, sao chép chỗ này, chỗ kia một ít, chắp vá để trở thành một bài hồn chỉnh, và khó chấp nhận hơn nữa là những bài “lấy cắp” như thế này lại vẫn được điểm số cao.

Báo Thanh Niên tập trung chủ yếu vào vấn đề thư viện trường học chủ

yếu chưa đáp ứng được nhu cầu đọc sách của sinh viên, cả về phương tiện vật chất cũng như chất lượng. Đó là một trong những vấn đề lớn của nhiều trường đại học, khi mà trường chưa đủ điều kiện để nâng cấp và phát triển một thư viện hiện đại hơn. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học có thư viện số, hiện đại, phát triển, đội ngũ thủ thư có trình độ cả về năng lực và phẩm chất thì số lượng sinh viên đến học và đọc sách chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí chỉ vào các kỳ thi mới thấy xuất hiện.

Những bài viết về vấn đề này đã tạo ra làn sóng đối với dư luận cũng như bạn đọc. Đó là tiếng trống thức tỉnh tất cả mọi người, đặc biệt là các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, trường học, phụ huynh có cái nhìn chính xác hơn về hậu quả của việc “đọc chưa vỡ chữ” (chữ dùng của PGS.TS Nguyễn Thị

Minh Thái) không chỉ đối với sinh viên, mà còn ngay ở cả mỗi nhà phê bình, mỗi nhà viết sách, sự cẩu thả của các nhà xuất bản sách và sự bng lỏng việc dạy và kiểm sốt năng lực học tập của sinh viên.

Căn cứ vào nội dung của những bài báo đã được khảo sát trên ba tờ báo

Tuổi Trẻ TP HCM, Tiền Phong, Thanh Niên viết về văn hóa đọc của giới trẻ

Việt Nam, chủ yếu là sinh viên, tác giả nhận thấy muốn có một tác phẩm chất lượng thì bài viết đó phải có quan điểm rõ ràng khi đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Ngay cả cách lựa chọn đề tài văn hóa đọc cũng phải chọn trúng, đồng thời cũng phải mới mẻ và hấp dẫn. Đặc biệt là không cần phải viết một bài báo dài, nhiều chữ mới là một tác phẩm hay, đôi khi chỉ cần ngắn gọn nhưng phải có tiếng nói thích đáng và tập trung, nổi bật vấn đề cần đề cập. Xu thế hiện nay của báo in hiện đại là ngắn gọn, xúc tích, hiển thị được nhiều vấn đề trong cùng một nội dung.

Tiểu kết chương 3

Giá trị văn hoá đọc trong các tác phẩm trên báo in khơng ch có ý nghĩa đối với xã hội mà còn tác động tới cách cảm nhận văn hoá đọc của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng.

Qua khảo sát các bài viết về văn hóa đọc cho giới trẻ trên báo Tuổi Trẻ TP HCM, Tiền Phong, Thanh Niên, cho thấy hoạt động truyền thơng đại chúng có tác động rất lớn đến sự định hướng và nâng cao nhận thức về cách học và giải trí hiện nay của sinh viên. Hầu hết các sinh viên có nhu cầu được tiếp cận các sản phẩm báo chí, tuy nhiên do những điều kiện khác nhau nên không phải sinh viên nào cũng có khả năng tiếp cận với các ấn phẩm báo chí.

Khảo sát cho thấy hầu hết sinh viên có thể hiểu biết kiến thức nhiều hơn thơng qua hoạt động báo chí. Bên cạnh đó họ cịn có thể học hỏi nhiều từ báo các kỹ năng đọc sách công cụ từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, thậm chí ngay cả những nghệ sĩ nổi tiếng được giới trẻ thần tượng cũng đưa ra quan điểm đọc sách một cách đúng đắn của bản thân để giúp các bạn sinh viên học tập.

Với quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng một xã hội đọc, việc tuyên truyền văn hóa đọc trên mặt báo cần phải được coi trọng. Tính báo chí được thể hiện cụ thể trong việc chuyển tải thơng tin, trong đó có thơng tin về văn hóa đọc.

Do vậy, để làm tốt cơng tác hình thành kỹ năng đọc, góp phần xây dựng một xã hội đọc hồn thiện, chúng ta cần chú trọng tới việc giáo dục văn hóa đọc cho sinh viên, tạo cho họ một moi trường học tập lý tưởng và lành mạnh, từng bước nâng cao cả đời sống tinh thần cho họ.

Cần thiết phải tăng cường mức độ của mối quan hệ giữa báo in với văn hóa đọc cũng như tăng cường việc nâng cao chất lượng bài viết trên báo in và mức độ nhận thức của công chúng, đặc biệt là sinh viên về văn hóa đọc. Có như vậy, việc tuyên truyền về sân khấu trên báo in mới đạt hiệu quả cao và có chất lượng.

Chính nhờ sự thành công của báo in khi đăng tải các tác phẩm có chất lượng, văn hóa đọc cả bạn đọc trẻ đã có sự lạc quan đáng kể. Điều đó chứng tỏ giới trẻ có niềm đam mê với các loại hình giải trí như nghe nhìn, hay các trị chơi game online, nhưng vẫn dành sự quan tâm cho việc đọc sách. Ch cần có tác phẩm hay, cơng cuộc tun truyền tốt, các bài phê bình có chất lượng thì bạn đọc sẽ có niềm tin và sự hứng thú với sách.

Với các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát triển, xây dựng văn hóa đọc sách cho giới trẻ trên báo in, việc chuyển tải thông tin, kiến thức về kỹ năng đọc sách trên báo in chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho cơng chúng trong quá trình tiếp nhận những giá trị của kỹ năng đọc sách.

KẾT LUẬN

Quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội báo chí Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp nhất định của báo chí trong sự nghiệp phát triển đất nước. Báo chí là cơng cụ, là vũ khí đấu tranh trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Bên cạnh đó báo chí đã cung cấp những thơng tin kịp thời trên mọi lĩnh vực kinh tế – chính trị – văn hóa cho quần chúng nhân dân. Những thơng tin này một phần nào đó đã đạt được hiệu quả nhất định và tạo thành dư luận xã hội rộng rãi.

Đối với văn hóa đọc nói chung, tìm hiểu và cảm thụ một cách đầy đủ nhất giá trị của nó là cả một q trình nan giải và phức tạp. Đời sống của mỗi tác phẩm, mỗi cuốn sách phụ thuộc nhiều vào thái độ, trình độ tiếp nhận văn hóa đọc của mỗi bạn đọc. Báo chí đã góp phần vào q trình định hướng dư luận, thay đổi nhận thức, cách nhìn nhận giá trị đúng đắn đối với mỗi cuốn sách, mỗi tác phẩn của cơng chúng. Nhờ đó mà ý tưởng, suy nghĩ, tình cảm của tác giả được chuyển tải đến với người đọc một cách dễ dàng hơn.

Sự yêu thích đọc sách của giới trẻ được nâng cao, đời sống tinh thần được cải thiện. Đây là một trong những đóng góp lớn của báo chí đối với việc tăng cường các phương pháp cải thiện kỹ năng đọc sách của độc giả, đặc biệt là sinh viên trong q trình học tập và giải trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 109 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)