Tác phẩm giới thiệu một số giải pháp nâng cao chất lượng đọc sách của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 49 - 53)

1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ

2.2.2. Tác phẩm giới thiệu một số giải pháp nâng cao chất lượng đọc sách của sinh viên

sách của sinh viên

Văn hóa đọc là hoạt động trí tuệ của chủ thể để thu nạp kiến thức cho bản thân, mà hình thức cụ thể là đọc. Xét về mặt hình thức phương tiện, văn hóa đọc có hai cấp độ hẹp và rộng: Hẹp là chỉ đọc sách in giấy, rộng là đọc tất cả các hình thức để thu nạp kiến thức, không chỉ đọc sách in giấy, mà cả sách điện tử và thông tin tri thức dưới mọi phương diện, đặc biệt là phương tiện mạng điện tử, như bài “Lúng túng với sách điện tử” (số ra ngày 24/8) trên báo Tuổi Trẻ.

Ngày nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động khơng nhỏ tới sinh viên. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng khơng ít. Chúng

ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng sinh viên ngày nay thờ ơ, lãnh cảm với việc đọc sách như thế nào cho đúng.

Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ần nhiều một nguy cơ làm mai một thói quen đọc sách vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn.

Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vơ cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngày nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “Mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa làm gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế giới phẳng”- là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế - xã hội Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế tồn cầu hóa, đây khơng phải là cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù khơng thích, khơng hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi người vẫn đọc để mình khơng trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say.

Trên báo Tuổi Trẻ cũng đã có bài phản ánh về tình trạng sách khơng

chuẩn dành cho học sinh, sinh viên: “Không thể liệt kê hết sạn” (số ra ngày

7/12/2011), hay “Sao chép giáo trình tràn lan” trên báo Thanh Niên (số ra ngày 17/4/2010), “Sách đạo văn được đánh giá xuất sắc” trên báo Tiền Phong (số ra ngày 11/9/2011). Báo chí đã phản ánh tình trạng xuống cấp văn hóa đọc như vậy khiến mỗi chúng ta khơng khỏi suy nghĩ khi nhìn nhận lại chính mình. Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc,

không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thậm chí những ai đọc nhiều còn bị chế giễu là “mọt sách”. Ngay cả giới trí thức, các nhà phê bình,

nhà văn là những người cần phải đọc sách nhất cũng ít đọc.

Báo in đã có những tác phẩm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc của sinh viên. Ví dụ như:“Làm sao để sinh viên mê đọc sách” (Tuổi

Trẻ, số ra tháng 3/2010), Sách và việc đọc sách của Sinh viên (Tiền Phong, số

ra tháng 3/2010), Kéo giới trẻ ra khỏi vỏ ốc mạng xã hội (Tiền Phong, số ra ngày 28/8/2010)…Trong đó, giải pháp chủ yếu được quan tâm đề xuất là Đổi mới phương pháp giảng dạy - học tập trong nhà trường, gắn với yêu cầu Đọc đối với sinh viên để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện công. Đồng thời nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm, xây dựng một đội ngũ tác giả, dịch giả, các biên tập viên có năng lực, có tâm, có trách nhiệm với nghề; Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc.

Xu hướng của sinh viên hiện nay là thờ ơ với thư viện, ít đọc sách giáo trình, sách cơng cụ, chủ yếu lấy sách làm thú tiêu khiển, giải trí nên khơng có sự chọn lọc sách. Các nhà sách với những ấn phẩm “thượng vàng, hạ cám” là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến thói quen và sở thích đọc sách của các bạn trẻ. Lỗi của văn hóa đọc xuống cấp còn thuộc về cả các nhà xuất bản, các công ty sách. Những cuốn sách “đen”, phản giáo dục có thể giết chết nhiều

người, thậm chí cả một thế hệ.

Đánh giá về chất lượng văn hóa đọc của sinh viên cũng được phản ánh rõ rệt nhất trên báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong. Còn báo Thanh Niên có chuyển tải

những nội dung phản ánh thực trạng báo động của văn hóa đọc thì mật độ bài viết rải rác và không bao quát hết được các vấn đề đang tồn tại cần giải quyết.

Tiêu chí lựa chọn bài viết về văn hóa đọc quan tâm đến chất lượng đọc của sinh viên hiện nay. Đảng và Nhà nước ln quan tâm đến văn hóa đọc, ln khuyến khích và tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển. Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của BCH Trung Ương Đảng đã chỉ rõ: “Chăm lo

phát triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và phát triển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản ấn phẩm đáp ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt là quan tâm đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi…phấn đấu đưa sách đến cấp huyện và đưa sách đến phần lớn các xã để đạt ch tiêu 6 bản sách/người/năm. Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng học, trước hết là ở cơ sở….”

Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra ý tưởng sẽ xem xét để chính thức có một ngày đọc sách riêng của Việt Nam. Dự kiến khi thành hiện thực, “Ngày đọc sách Việt Nam” sẽ được tổ chức kèm theo chuỗi hoạt động của một Tuần lễ sách trọn vẹn – chứ khơng chỉ “thống qua” trong hai ngày như

những dịp 23/4 vừa qua.

Qua đó chúng ta có thể thấy chuyển tải các vấn đề của văn hóa đọc cho sinh viên trên báo in có vai trị quan trọng. Với những nỗ lực của báo in, nhận thức của xã hội về vấn đề đọc sách và phát triển văn hóa đọc được quan tâm. Đã có sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, khích lệ quảng bá cho văn hóa đọc trong đời sống xã hội, góp phần tạo ra thói quen đọc, từng bước hình thành văn hóa đọc trong cộng đồng.

Thơng tin về văn hóa đọc của sinh viên được báo in chuyển tải theo định kỳ, theo từng sự kiện, vấn đề. Đối với những sự kiện vừa diễn ra như ngày hội đọc sách, triển lãm sách hay hội chợ…có thể cập nhật thơng tin bằng cách đưa ngay các bài phản ánh mang tính thời sự. Cịn đối với những sự kiện có thể trở thành vấn đề lớn như: Giữ gìn và phát triển văn hóa đọc ra sao? Văn hóa đọc làm thế nào để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường trước sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn, của cơng nghệ khoa học hiện đại? Báo in sẽ thổi những sự kiện đó thành vấn đề mang tính bút chiến, trăn trở bằng những bài viết mang tính nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà chức năng. Dẫu vậy thì các bài viết trên mặt báo vẫn phải được phản ánh một cách nhanh nhất sự kiện của vấn đề.

Qua khảo sát từ năm 2010 đến năm 2013, trên báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong,

tiêu chí tương đối là bài viết có quan điểm của tác giả, khơng đơn thuần là bài phản ánh, giới thiệu chung chung. Những bài viết ấy phải hay, chuyển tải được những cách nhìn nhận về xu hướng văn hóa đọc của sinh viên, cùng với những dấu hiệu lạc quan, khởi sắc, và giải pháp để việc đọc , việc cảm nhận sách được áp dụng vào cuộc sống. Bởi có một điều khơng thể phủ nhận là nhu cầu đọc, văn hóa đọc vẫn đang tồn tại trong cộng đồng. Bên cạnh văn hóa đọc sách thì văn hóa đọc báo của sinh viên cũng là một lĩnh vực cần quan tâm. Bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cùng với sự ra đời của báo chí và được duy trì, phát triển cho đến giờ.

Văn hóa đọc của sinh viên hiện nay, mặc dù có một số nguyên nhân khách quan làm suy giảm nhưng đó chỉ là tạm thời. Một nền văn hóa đọc được hình thành trên nền tảng truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc, cùng với các ưu thế của những ấn phẩm sách báo, nền văn hóa đọc ấy vẫn đang tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013) (Trang 49 - 53)