1. 2.2 Văn hoá đọc của giới trẻ
3.3.2. Đổi mới thông tin và hệ thống chuyên mục viết về văn hóa đọc
Cần phải đa dạng hóa các thơng tin về văn hóa đọc trên mặt báo in. Trong đó, việc duy trì các trang mục tốt, mở thêm các trang mục phù hợp với sinh viên đóng vai trị khá quan trọng.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiếp tục phát triển và tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Khoa học và công nghệ đã trở thành một động lực có tính chất quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Sự phát triển và đổi mới không ngừng của khoa học và công nghệ đã dẫn đến sự hình thành nền kinh tế tri thức. Điều đó địi hỏi nguồn nhân lực phải khơng ngừng nâng cao trình độ, có kiến thức và kỹ năng phù hợp với một môi trường làm việc không ngừng thay đổi;
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu hướng của mọi quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia và sự giao thoa giữa các nền văn hóa ngày trở nên phổ biến đã đặt ra vấn đề mỗi dân tộc phải có đủ bản lĩnh, năng lực, trình độ để biết chắt lọc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc mình;
Do vậy, sự vận động của nền kinh tế - chính trị - văn hóa trên thế giới và trong nước cùng với nhu cầu ngày càng mở rộng của sinh viên, buộc báo in phải có những biện pháp cụ thể, đa dạng hóa thơng tin trên mặt báo vừa thu hút sinh viên, vừa phát huy vai trị định hướng của báo chí với sinh viên trong mọi mặt đời sống.
Sự “bùng nổ thông tin” cùng với sự phát triển vượt bậc và được ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ web đã giúp con người có thể tiếp cận thơng tin và tri thức thuận lợi, dễ dàng hơn, đa chiều hơn.
Với mục tiêu xây dựng một Xã hội học tập, các quốc gia nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời. Học tập suốt đời sẽ đem lại khuôn khổ vững chắc cho sự phát triển bền vững nguồn nhân lực, tạo tăng trưởng kinh tế, phồn thịnh xã hội và cho phép các cá nhân có cơ hội học tập ở mọi giai đoạn của cuộc đời.
Đối với 3 tờ báo được khảo sát, cần tăng thêm số lượng tin, bài có nội dung rèn luyện, xây dựng kỹ năng đọc sách cho sinh viên, cân đối thông tin giữa các mảng, chú trọng nhất là các tin bài về sách giáo trình, thư viện và việc giáo dục kỹ năng đọc sách trong nhà trường, nêu gương điển hình về lĩnh vực văn hóa đọc trong giới trẻ. Mỗi bài viết phải có thơng điệp rõ ràng, có tính định hướng cho sinh viên trong rèn luyện việc đọc sách công cụ và sách giải trí phục vụ cho việc học tập.
Nội dung phổ biến văn hóa đọc cho sinh viên bao hàm nhiều vấn đề, vì vậy, mỗi báo nên có nhiều ấn phẩm, mỗi ấn phẩm đi chuyên sâu vào một vấn đề. Báo Tuổi Trẻ TP HCM tuy đã đã có nhiều chuyên trang, chuyên mục phản ánh rất rõ ràng và cụ thể về vấn đề cịn đang tồn tại của văn hóa đọc của sinh viên, nhưng tờ báo cần nâng cao tính chiến đấu hơn nữa, định hướng rõ ràng con
đường đúng đắn và cụ thể của việc làm thế nào để nâng cao kỹ năng đọc sách giáo trình, giúp sinh viên biết tiết chế việc giết thời gian lướt web hơn.
Duy trì các chuyên trang, chuyên mục đã làm nên thương hiệu của báo như
“Nhịp sống trẻ”, “Thế giới sách”, “Văn hóa – nghệ thuật – giải trí”. Trong các
trang mục này cần có nhiều bài viết về việc sinh viên cũng như xã hội đọc sách như thế nào để phản ánh rõ nét diện mạo chung của văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam thế kỷ XXI.
Phát triển chuyên mục “Thế giới trẻ”. Đây là chuyên mục rất hay và bổ ích nhưng chưa tạo được tác động mạnh trong sinh viên. Từ chun mục này có thể hình thành diễn đàn thường xuyên để sinh viên trao đổi kinh nghiệm học tập cũng như cách nhìn nhận về văn hóa đọc của chính những người viết sách.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến văn hóa đọc hơn nhữa cho sinh viên thông qua những bài viết ngắn gọn, phản ánh người thật, việc thật, cũng như các phong trào hưởng ứng ngày hội đọc sách do các tổ chức, các trường học thực hiện. Đây là nội dung rất quan trọng vì xã hội chúng ta đang sống là một xã hội hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa, hội nhập quốc tế. Việc hưởng ứng, xây dựng một xã hội đọc sách sẽ giúp sinh viên tự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giá trị biết đọc và học theo sách trong cuộc sống của chính mình.
Báo Thanh niên hướng tới đối tượng là các tầng lớp thanh niên trong xã
hội. Các bài viết về sinh viên và văn hóa đọc chủ yếu tập trung ở chuyên trang
“Thanh niên & cuộc sống”, “Thanh niên và giáo dục”, chuyên đề “Học hành,
thăng tiến và lập nghiệp”, “Văn hóa – Nghệ thuật”.
Trong các chuyên trang này cần có nhiều bài viết hơn nữa nhằm vào mục đích cụ thể và văn hóa đọc sách và những vấn đề đang tồn tại trong việc học tập, giải trí của sinh viên. Từ đó có sự tác động, định hướng hiệu quả và đúng đắn. Đây chính là ý nghĩa lớn trong giai đoạn đất nước đang đổi mới, mở cửa hội nhập. Trong khi đó sinh viên là đối tượng quan trọng, dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi các luồng tư tưởng từ bên ngoài.
Báo Tiền Phong là tờ báo chủ yếu phản ánh về giới trẻ. Các chuyên trang
chân thực và rõ nét về hiện trạng văn hóa đọc đang xuống cấp dần không chỉ với giới trẻ mà cịn là vấn nạn chung của tồn xã hội.
Số lượng tin, bài dành cho sinh viên cũng tương đối nhiều, thu hút được nhiều đối tượng bạn đọc, đặc biệt là sinh viên. Từ đó mà đưa ra những thơng điệp phù hợp. Tuy nhiên bài viết cần gần gũi với sinh viên hơn. Cần phải thấm nhuần rằng cách giáo dục trên mặt báo không giống với cách giáo dục trong nhà trường nên cách đặt vấn đề cho sinh viên khơng nên mang tính chất giáo huấn mà theo hướng gợi mở, có định hướng vì sinh viên là đối tượng đã có một trình độ nhận thức nhất định.
Báo cần có nhiều bài viết phản ánh kinh nghiệm xây dựng văn hóa đọc ở thế giới cho sinh viên. Đây là nội dung rất quan trọng. Vì chúng ta đang xây dựng con người mới trong quá trình hội nhập quốc tế, cần tới việc học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài, giúp họ thay đổi cách học tập đã cũ kĩ, thích ứng hơn trong thời kỳ bùng nổ thông tin và bước vào nền kinh tế tri thức.
Báo Tiền Phong cũng cần tăng thêm nhiều bài viết, phóng sự đề cập đến
việc sinh viên với văn hóa đọc sách ở thư viện, cũng như việc nhà trường cần chú ý và nâng cấp thư viện về cả nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu thiết thực của sinh viên trong q trình nghiên cứu sách cơng cụ và học tập.
Ngồi việc đa dạng hóa thơng tin trên mặt báo bằng cách duy trì các trang mục tốt, mở thêm các chuyên trang, chuyên mục phù hợp với sinh viên. Báo in cũng cần sử dụng linh hoạt các thể loại báo chí.
Để báo chí ngày càng hấp dẫn và lơi cuốn sinh viên, không chỉ chú trọng vấn đề đa dạng hóa thơng tin về mặt nội dung, mà cần quan tâm đến cả các khía cạnh hình thức thể hiện, chủ yếu là khai thác thế mạnh của một số thể loại báo chí phù hợp với mỗi tờ báo, đồng thời bổ sung thêm những thể loại mà thời gian qua các báo chưa chú ý sử dụng.
Báo Tiền Phong đã sử dụng một số thể loại báo chí như: tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh. Tuy nhiên, báo cần đưa nhiều tin sâu hơn, phản ánh rõ nét khơng khí hoạt động phong trào đọc sách trong cả nước, cũng như nhiều sự kiện liên quan khác. Phóng sự là một thể loại báo chí xuất hiện thương xuyên trên
báo với nhiều phát hiện mới lạ. Chính vì thế, báo cần duy trì và phát huy hơn nữa thể loại báo chí này.
Báo cũng chưa khai thác nhiều các thể loại chính luận báo chí. Nội dung của các thể loại chính luận đem lại khả năng định hướng tư tưởng rất cao, rất phù hợp khi đề cập đến các nội dung giáo dục tư tưởng và hành động cho sinh viên. Chính vì vậy, báo Tiền Phong cũng nên tăng cường tần suất xuất hiện các thể loại chính luận.
Báo Thanh Niên cũng đã khai thác khá triệt để các thể loại báo chí. Tuy
nhiên, báo cần cân đối việc sử dụng các thể loại. Tuy bài báo là một thể loại có nhiều ưu thế trong việc phản ánh, tuyên truyền, phổ biến những nội dung định hướng, xây dựng kỹ năng đọc sách cho sinh viên là cần thiết. Cần tăng số lượng bài thuộc các thể loại phỏng vấn, ký chân dung nhằm đa dạng hóa hình thức thể hiện và phương thức chuyển tải thơng điệp giáo dục.
Báo Tuổi Trẻ TP HCM sử dụng nhiều nhất các thể loại bài báo, hình thức
thể hiện khá phong phú và đa dạng. Cách thức chuyển tải thơng điệp của báo khá linh hoạt, có sức thuyết phục, khơng rập khn, máy móc như một số tờ báo in khác. Báo đã chú trọng đến việc thơng tin những sự kiện quan trọng về văn hóa đọc đối với giới sinh viên. Báo cần phát huy hơn nữa việc chuyển tải thông tin thêm sinh động, hấp dẫn và dễ dàng đi vào suy nghĩ, lối sống và cách học của sinh viên.
Bên cạnh việc sử dụng linh hoạt và phát huy tối đa lợi thế của mỗi thể loại báo chí, mỗi tờ báo cũng cần tạo điều kiện để sinh viên trực tiếp tham gia vào việc định hướng rèn luyện kỹ năng đọc sách cho sinh viên.
Chính sự tham gia của đơng đảo bạn đọc, đặc biệt là sinh viên đã làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để họ phát biểu tâm tư, nguyện vọng của mình. Hơn ai hết, chính sinh viên là những người hiểu rõ nguyện vọng, lối sống và cách học của mình nhất. Việc tạo điều kiện cho sinh viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động truyền thông trên báo chí có tác dụng phản ánh thực tế nhất đời sống sinh viên, là nơi sinh viên bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình;
từ đó, báo in có thể xác định được phương pháp, hướng đi đúng đắn nhất trong q trình thơng tin, định hướng những giá trị về văn hóa đọc.
Cả ba tờ báo Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh Niên, Tiền Phong đều có rất nhiều
cộng tác viên là sinh viên của nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, các báo cần chú trọng hơn việc bồi dưỡng cho cộng tác viên. Thêm vào đó, tạo nên những diễn đàn trao đổi để thu được nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau của sinh viên trên cả nước.
Xu hướng tăng cường đổi mới chất lượng thơng tin về văn hóa đọc trong tác phẩm được báo in rất quan tâm và chú trọng. Đây được coi là một yếu tố sống còn trong cuộc cạnh tranh giữa các nền báo chí. Việc tăng cường chất lượng thông tin bao gồm yếu tố về nội dung và hình thức của tác phẩm. Xu hướng này có liên quan tới xu hướng đa dạng về thể loại báo chí. Đây cũng chính là việc khai thác những nguồn thông tin phong phú về một xã hội đọc một cách hiệu quả hơn, chất lượng hơn.
Chất lượng thông tin trong tác phẩm được thể hiện ở sự hấp dẫn, lý thú và bổ ích. Đặc biệt hơn là yêu cầu về giá trị của thông tin đối với xã hội của nó tạo ra với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Đây là một thách thức đối với các nhà báo khi tác nghiệp về định hướng giáo dục và xây dựng lại nền móng kỹ năng đọc sách cho giới trẻ.
Với bối cảnh báo chí hiện đại, các tờ báo ln tìm cách đổi mới, nâng cao chat lượng thông tin cho tờ báo của mình.