Khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học của thóc mầm và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và sử dụng thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà thịt thương phẩm (Trang 47 - 50)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học của thóc mầm và

HỌC CỦA THÓC MẦM VÀ NGÔ MẦM

4.1.1. Khả năng sinh trưởng của thóc mầm và ngô mầm

Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của thóc mầm và ngô mầm. Hàng ngày, chúng tôi tiến hành đo và ghi chép chiều cao của thóc mầm và ngô mầm. Từ đó xác định thời điểm thu hoạch của thóc mầm và ngô mầm để dùng làm thức ăn cho gà thí nghiệm.

Trong quá trình theo dõi ta tiến hành đo và ghi chép mầm ngày một lần vào 4h buổi chiều để biết được tốc độ sinh trưởng của mầm. Kết quả được trình bày trong bảng 4.1, 4.2 như sau:

Bảng 4.1. Chiều cao của thóc mầm

ĐVT:cm

Ngày Chiều cao mầm thóc

1 Gieo hạt nảy mầm 3 1,5-2 5 5-7 6 7-8 9 9-10 10 10-12 11 12-15 12 13-16

Bảng 4.2. Chiều cao của ngô mầm

ĐVT:cm

Ngày Chiều cao mầm ngô

1 Gieo hạt nảy mầm 2 1-3 3 4-7 4 9-12 5 13-16 6 18-20 7 19-22 8 20-23

Từ bảng kết quả trên cho thấy thóc mầm và ngô mầm có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cụ thể, chiều cao ở 1 ngày tuổi là 0,5cm ở cả thóc mầm và ngô mầm. Khi kết thúc ở 12 ngày tuổi thóc mầm đạt chiều cao từ 13cm đến 16cm và ngô mầm ở 8 ngày tuổi từ 20cm đến 23cm. Thông qua kết quả theo dõi sinh trưởng có thể thấy quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cây mầm rất tốt phù hợp với sự phát triển của cây mầm.

4.1.2. Thành phần hóa học của thóc mầm và ngô mầm

Để có thể sản xuất cỏ mầm thích hợp cho gà thịt cần xác định thành phần hóa học. Cỏ mầm phải đảm bảo giàu protein, caroten nhưng ít xơ.

Kết quả phân tích thành phần hóa học trong ngô mầm và thóc mầm theo ngày tuổi được trình bày ở bảng (bảng 4.3.) cho thấy thời gian thu hoạch cỏ mầm khác nhau thì thành phần hóa học cũng khác nhau.

Bảng 4.3. Ngày tuổi và thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của ngô mầm và thóc mầm Chỉ tiêu Ngô mầm Thóc mầm Ngày thứ 6 Ngày thứ 7 Ngày thứ 8 Ngày thứ 10 Ngày thứ 11 Ngày thứ 12 Chiều cao (cm) 18,50 19,63 21,01 11,4 12,6 13,3 Độ ẩm (%) 81,20 81,03 80,50 83,04 81,02 80,07 Caroten, mg/kg tươi 136,5 128,5 124,6 54,3 56,9 57

Thành phần hóa học % theo vật chất khô

Protein 10,93 10,21 9,89 10,88 10,68 9,88 Lipit thô 1,74 1,54 1,47 2,47 2,07 2,05 Tro thô 2,56 2,38 2,19 10,3 12,2 12,67 Xơ thô 7,73 8,01 8,16 27,64 28,24 29,64 ME, kcal/kgVCK* 1762 1417 1068 - - - Caroten (ppm) 700 650 620 320 300 286

* Ước tính theo Peer and Leeson (1985)

Hàm lượng protein thô trong ngô mầm giảm dần từ 10,93 % (tính theo 100% VCK) ở 6 ngày tuổi xuống 10,21 ở 7 ngày tuổi và chỉ còn 9,89% ở 8 ngày tuổi. Tương tự ở thóc mầm từ 10,88 % ở 10 ngày tuổi xuống còn 10,68 % ở 11 ngày tuổi và đến 12 ngày tuổi chỉ còn 9,88 %. Tương tự, hàm lượng

caroten trong ngô mầm và thóc mầm cũng giảm khi ngày tuổi tăng lên. Hàm lượng caroten trong ngô mầm ở 6 ngày tuổi là 700 mg/kg VCK, giàm xuống 650 mg ở 7 ngày tuổi và còn 620 mg ở 8 ngày tuổi, còn hàm lượng caroten trong thóc mầm thấp hơn so với ngô mầm và cũng giảm theo ngày tuổi thu hoạch: 10 ngày tuổi 320 mg/kg VCK đến 12 ngày tuổi còn 286 mg/kg VCK. Tuy nhiên, hàm lượng xơ trong ngô mầm và thóc mầm lại tăng lên theo ngày tuổi. Hàm lượng xơ trong ngô mầm tăng dần từ 7,73 % ở 6 ngày tuổi lên 8,16 % ở 8 ngày tuôi, đối với thóc mầm cũng tương tự từ 27,64% ở 10 ngày tuổi tăng lên 29,64% ở 12 ngày tuổi. Hàm lượng xơ tăng trong ngô mầm và thóc mầm sẽ làm giảm giá trị ME (kcal/kg VCK) ngô mầm. Peer và Leeson (1985) cho biết hàm lượng tinh bột và giá trị năng lượng của cỏ mầm từ hạt đại mạch giảm theo thời gian làm cỏ mầm, nhưng hàm lượng xơ trong cỏ mầm lại tăng cao khi tuổi của cỏ mầm tăng lên. Theo Moran, (1982) ở gia cầm khả năng tiêu hóa xơ rất thấp, khi tuổi cỏ mầm tăng làm giảm tinh bột, giảm năng lượng. Giá trị ME của ngô mầm giảm dần theo ngày tuổi thu hoạch, giá trị ME tương ứng ở 6, 7 và 8 ngày tuổi là 1762; 1417 và 1068 kcal/kg VCK. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Peer và Leeson, (1985) biến động giá trị ME tương ứng của cỏ mầm từ đại mạch theo 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày tuổi là 2701, 3537, 3298, 2725, 2079, 1625 và 1577 kcal/kg VCK.

Từ các kết quả nghiên cứu sinh trưởng của ngô mầm, thóc mầm và thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng chúng tối đã xác định được thời gian thu hoạch thích hợp của ngô mầm là 6 ngày tuổi và thóc mầm là 10 ngày tuổi.

4.1.3. Năng suất chất xanh và chất khô của thóc mầm và ngô mầm

Tùy thuộc vào từng điều kiện gieo trồng, nhiệt độ, thời tiết và chế độ chăm sóc khác nhau mà năng suất chất xanh và năng suất chất khô thay đổi khác nhau. Nếu điều kiện tốt năng suất sẽ cao và ngược lại.

Năng suất chất xanh của cây mầm là khối lượng cây mầm thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Trong quy trình làm thóc mầm, ngô mầm chúng ta bắt đầu từ quá trình ngâm hạt, tiếp đến là ủ thành hạt mầm và cuối cùng là thành phẩm cây mầm. Vì vậy để tính được năng suất chất xanh cần quan tâm đến khối lượng hạt ban đầu trước khi ủ, khối lượng hạt nảy mầm sau khi ủ đem gieo trên một khay 55x60cm, khối lượng cây mầm thu được trên một khay 55x60cm. Sau đó tính được khối lượng cây mầm thu được trêm một m2 và cuối cùng là khối lượng cây mầm thu được so với 1kg hạt ban đầu.

Lượng hạt thóc mầm gieo cho mỗi khay là 495g( 940 hạt mầm) tương ứng 1,5 kg/m2. Tương tự, lượng hạt ngô mầm gieo cho mỗi khay là 480g( 7825 hạt mầm) tương ứng 1,38 kg/m2.

Năng suất chất xanh của ngô mầm và thóc mầm được trình bày trong bảng 4.4. Từ kết quả của bảng trên ta thấy, năng suất chất xanh trung bình của thóc mầm ở 10 ngày tuổi là 1,7kg/0,33m2 và ngô mầm ở 6 ngày tuổi là 1,59kg/0,33m2 cây. Từ đó, năng suất chất xanh trung bình trên 1m2 của thóc mầm ở 10 ngày tuổi là 5,15kg và ngô mầm ở 6 ngày tuổi là 5,91kg. Vậy, ta có thể tính được khối lượng cây mầm thu được so với 1kg hạt ban đầu của thóc hạt là 3,43kg và ngô hạt là 3,94kg.

Bảng 4.4. Năng suất chất xanh của thóc mầm và ngô mầm

Khay 1 Khay 2 Khay 3 Khay 4 Khay 5 Trung

bình SD ES CV % Kg tươi/khay (55x60x5 cm) (0,33m2) Ngô mầm * 1,88 2,11 1,9 2,05 1,81 1,95 0,112 0,056 5,74 Thóc mầm ** 1,55 1,8 1,68 1,82 1,65 1,7 0,100 0,05 5,87

Năng suất ngô mầm, thóc mầm tươi (kg/ m2)

Ngô mầm 5,70 6,39 5,76 6,21 5,48 5,91 0,38 0,19 6,42

Thóc mầm 4,70 5,45 5,09 5,52 5,00 5,15 0,34 0,17 6,56

Năng suất chất khô ngô mầm, thóc mầm (kg/ m2)

Ngô mầm 1,11 1,25 1,12 1,21 1,07 1,15 0,074 0,04 6,42 Thóc mầm 0,80 0,93 0,86 0,94 0,85 0,87 0,057 0,03 6,56

Hiệu quả sản xuất ngô mầm, thóc mầm (kg ngô mầm, thóc mầm/kg hạt)

Ngô mầm 3,80 4,26 3,84 4,14 3,66 3,94 0,25 0,13 6,42

Thóc mầm 3,13 3,64 3,39 3,68 3,33 3,43 0,23 0,11 6,56

* Ngô mầm 6 ngày tuổi; ** Thóc mầm 10 ngày tuổi

Năng suất chất khô của cây mầm được tính bằng tổng lượng vật chất khô có trong cây mầm trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Từ kết quả phân tích ngô mầm, thóc mầm ở bảng 4.3 ta có thể tính được năng suất chất khô tương ứng của ngô mầm thu hoạch ở 6 ngày tuôi và thóc mầm thu hoạch ở 10 ngày tuổi là 1,15 và 0,87 kg/ m2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và sử dụng thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà thịt thương phẩm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)