Đánh giá tốc độ sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và sử dụng thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà thịt thương phẩm (Trang 36 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và các yếu tố

2.4.3. Đánh giá tốc độ sinh trưởng

- Sinh trưởng tích luỹ: Là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các chiều do trong một đơn vị thời gian nhất định. Khối lượng cơ thể ở tại một thời điểm nào đó là chỉ tiêu được sử dụng quen thuộc nhất để chỉ khả năng sinh trưởng. Xác định được khối lượng cơ thể sau các khoảng thời gian khác nhau như: 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi .... sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng tích luỹ. Đối với gà thịt, sinh trưởng tích luỹ là chỉ số năng suất quan trọng nhất làm căn cứ để so sánh các cá thể, các dòng hoặc giống với nhau.

Đối với gà đẻ trứng sinh trưởng tích luỹ (đặc biệt giai đoạn hậu bị) liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản của gà ở giai đoạn đẻ trứng. Nếu khối lượng cơ thể nhỏ thì khả năng sinh sản thấp, nếu khối lượng cơ thể lớn thì tiêu tốn thức ăn tăng. Như vậy khối lượng cơ thể gà mái đẻ trứng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế.

Trần Long (1994) đã nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các dòng gà V1, V3, V5 thuộc sống gà Hybro (HV 85), đường cong sinh trưởng của 3 dòng gà có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và mái cũng có sự khác nhau: Tốc độ sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 - 7 tuần đối với gà mái.

Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabon.

Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hyperbon.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và sử dụng thóc mầm và ngô mầm làm thức ăn cho gà thịt thương phẩm (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)