4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Thông qua tỷ lệ nuôi sống người chăn nuôi có thể đánh giá khả năng thích nghi,
khả năng chống chịu bệnh tật, sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời nó còn phản ánh chất lượng của con giống, trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý của cơ sở chăn nuôi.
Để theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn gà ở các lô thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi chính xác số gà chết hàng tuần. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm giai đoạn từ 8 đến 18 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tỉ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm (từ 8-18 tuần tuổi)
(n= 600con)
Tuần tuổi
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Số gà (con) Tỷ lệ sống (%) Số gà (con) Tỷ lệ sống (%) Số gà (con) Tỷ lệ sống (%) 8 600 100 600 100 598 99,67 9 594 99,00 596 99,33 590 98,33 10 587 97,83 589 98,17 581 96,83 11 576 96,00 581 96,83 577 96,17 12 570 95,00 573 95,50 571 95,17 13 559 93,17 563 93,83 564 94,00 14 551 91,83 552 92,00 555 92,50 15 541 90,17 547 91,17 545 90,83 16 531 88,50 537 89,50 534 89,00 17 520 86,67 529 88,17 522 87,00 18 511 85,17 519 86,50 514 85,67
Qua bảng ta thấy tỉ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của 3 lô thí nghiệm là tương đương nhau. Trung bình lúc 18 tuần tuổi thì tỷ lệ nuôi sống ở lô ĐC là 85,17%, lô TN1 là 86,50 % và lô TN2 là 85,67 %.
Việc bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm vào thức ăn hỗn hợp không ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống của đàn gà. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011) cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà lai F1(Hồ- Lương Phượng) với gà Mía lúc 12 tuần tuổi là 91,7%. Tỷ lệ nuôi sống của gà Isa- Brown giai đoạn từ 1 đến 20 tuần tuổi là 94,34%. Như vậy, kết quả về tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm là thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả trên.
4.2.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm giai đoạn từ 8 - 18 tuần tuổi
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, chỉ tiêu về khối lượng cơ thể được các nhà chăn nuôi quan tâm vì nó phản ánh sức sản xuất thịt
của gia cầm. Đặc biệt là trong chăn nuôi gà thịt (gà broiler) thì chỉ tiêu này là rất quan trọng bởi vì khối lượng cơ thể gà cũng chính là khối lượng sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi.. Để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung thóc mầm, ngô mầm vào trong khẩu phần ăn đến việc tăng khối lượng gà chúng tôi tiến hành cân gà thí nghiệm hàng tuần vào một ngày nhất định. Kết quả về sinh trưởng tích lũy của đàn gà thí nghiệm gia đoạn từ 8 đến 18 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm giai đoạn từ 8 - 18 tuần tuổi(n=50)
ĐVT: g/con
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tuần tuổi Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
8 782,20 3,60 769,40 4,56 792,24 2,04 9 902,54 4,24 892,16 5,16 916,26 4,28 10 1035,6 4,39 1021,1 4,39 1046,0 5,27 11 1176,4 5,27 1158,3 7,18 1185,5 6,03 12 1313,3 8,14 1294,5 10,84 1319,3 8,32 13 1443,1 8,75 1422,2 11,98 1448,5 10,18 14 1564,4 10,45 1544,2 9,80 1570,1 13,71 15 1676,4 11,92 1659,4 12,04 1688,0 9,09 16 1779,3 13,49 1769,2 6,90 1799,2 11,41 17 1875,4 12,82 1877,4 13,57 1899,4 7,09 18 1966,2 9,88 1974,2 10,36 1992,4 8,49
Từ kết quả ở bảng 4.6 cho thấy khối lượng cơ thể gà giữa các lô TN là tương đương nhau và đều tăng dần qua các tuần tuổi. Cụ thể, khối lượng cơ thể gà trung bình bắt đâù thí nghiệm lúc tuần 8 ở lô ĐC là 782,20g/con, lô TN1 là 769,40g/con và lôTN2 là 792,24g/con. Khi kết thúc giai đoạn nuôi ở tuần thứ 18, khối lượng trung bình của lô ĐC đạt 1966,20g/con, lô TN1 là 1974,20g/con và cao nhất ở lô TN2 là 1992,40g/con. So sánh khối lượng cơ thể gà giữa lô ĐC, lô TN1 và lô TN2 chúng tôi nhận thấy trong giai đoạn từ 8 – 18 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà ở lô TN1 bổ sung vào thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh bằng 5% thóc mầm và KL cơ thể gà ở lô TN2 bổ sung thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh bằng 10% ngô mầm có khối lượng cao hơn khối lượng cơ thể cao hơn so với lô ĐC.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hà và cs. (2013) cho biết sinh trưởng tích lũy của gà Mía lúc 8 tuần tuổi và 18 tuần tuổi lần lượt là
677,68g; 1658,71g. Tác giả Trịnh Thị Tú (2013) khi nghiên cứu trên gà Isa- Brown cho biết khối lượng lúc 8 tuần tuổi là 569,00 g và lúc 18 tuần tuổi là 1288g. Phạm Đức Vũ (2012) cho biết gà J-Dabaco có khối lượng lúc 8 tuần tuổi gà trống có khối lượng là 685g, con mái có khối lượng 722g. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng 5% thóc mầm ở lô TN1 và 10% ngô mầm ở lô TN2 đến khối lượng cơ thể gà được thể hiện rõ hơn trên hình 4.1.
Hình 4.1. Sinh trưởng tích lỹ của gà thí nghiệm từ 8-18 tuần tuổi
Qua hình 4.1 cho thấy, khối lượng gà ở các lô thí nghiệm là tương đương. Như vậy, việc bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm vào khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm đã làm tăng khối lượng.
4.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm giai đoạn từ 8 -18 tuần tuổi
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về KL, kích thước và thể tích của gia cầm trong một đơn vị thời gian, được tính bằng g/con/ngày. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau. Thường thì gia cầm non có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn so với gia cầm trưởng thành. Tốc độ sinh trưởng của đàn gà bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như tính biệt, lứa tuổi, dinh dưỡng thức ăn, bệnh tật, chế độ chăm sóc… trong đó thức ăn là yếu tố quan trọng nhất. Sinh trưởng tích lũy của đàn gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.2.
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm giai đoạn từ 8 -18 tuần tuổi
ĐVT:g/con/ngày
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tuần tuổi Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
8 16,56 0,84 16,43 1,02 17,03 0,95 9 17,19 0,71 17,54 0,58 17,72 0,67 10 19,01 0,77 18,41 0,75 18,53 0,74 11 20,11 0,80 19,60 0,63 19,93 0,74 12 19,56 0,87 19,46 0,70 19,11 0,48 13 18,54 0,77 18,25 0,75 18,46 0,68 14 17,33 0,69 17,42 0,87 17,37 0,69 15 15,99 0,77 16,47 0,75 16,85 0,62 16 14,53 0,68 15,56 0,70 15,86 0,71 17 13,73 0,75 15,46 0,61 14,32 0,64 18 12,97 0,83 13,82 0,64 13,29 0,63
Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm
Kết quả ở bảng 4.7 và hình 4.2 cho ta thấy tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm lúc 8 tuần tuổi ở lô ĐC là 16,56 g/con/ngày, lô TN1là 16,43
g/con/ngày và lô TN2 là 17,03 g/con/ngày. Sinh trưởng tuyệt đối tăng dần, đạt cao nhất ở tuần 11 và sau đó giảm dần. Đến tuần 18 thì sinh trưởng tuyệt đối ở lô TN2 là 13,82 g/con/ngày, tiếp đến là lô TN2 là 13,29 g/con/ngày và thấp nhất ở lô ĐC là 12,97 g/con/ngày. Như vậy, sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất ở lô có bổ sung 5% thóc mầm. So sánh với một số nghiên cứu khác, theo tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2013) sinh trưởng tích lũy của gà Mía lúc 8 tuần tuổi là 22,91 g/con/ngày và lúc 16-18 tuần tuổi là 9,75 g/con/ngày thì kết quả chúng tôi thu được là cao hơn.
4.2.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm giai đoạn từ 8 - 18 tuần tuổi
Trong chăn nuôi gia cầm, sinh trưởng tương đối được xác định theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là %. Kết quả về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 4.8 và hình 4.3.
Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm
ĐVT:%
Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
8 16,04 0,83 16,23 1,03 16,30 0,93 9 14,31 0,60 14,81 0,51 14,52 0,55 10 13,74 0,56 13,50 0,56 13,23 0,53 11 12,73 0,51 12,60 0,41 12,52 0,48 12 11,00 0,49 11,10 0,40 10,68 0,27 13 9,42 0,40 9,41 0,39 9,34 0,34 14 8,07 0,32 8,23 0,41 8,05 0,32 15 6,91 0,33 7,20 0,33 7,25 0,27 16 5,89 0,28 6,35 0,28 6,37 0,28 17 5,26 0,29 5,93 0,23 5,42 0,24 18 4,73 0,30 5,03 0,23 4,78 0,22
Qua bảng 4.8 ta thấy, tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở 3 lô giảm dần từ 8 đến 18 tuần tuổi. Cụ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối ở tuần tuổi thứ 8 với lô ĐC là 16,02% , lô TN1 là 16,23% và lô TN2 là 16,30%, sau đó giảm dần cho tới kết thúc TN ở tuần tuổi thứ 18 với lô ĐC 4,73%, lô TN2 là 4,78% và cao nhất ở lô TN1 là 5,03%. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hà và cs.(2013) sinh trưởng tương đối của gà Mía giai đoạn 16- 18 tuần
tuổi là 8,58%, gà Hồ 6,79%. Tác giả Phạm Thị Hiên (2015) cho biết sinh trưởng tương đối của gà Isa-Brown lúc 18 tuần tuổi là 3,89%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này là cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hiên (2015) và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hà và cs. (2013) và việc bổ sung 5% thóc mầm và 10% thóc mầm vào khẩu phần thức ăn cho gà đã ảnh hưởng đến sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm.
Kết quả về sinh trưởng tương đối của đàn gà TN còn được thể hiện rõ hơn qua hình 4.3.
Hình 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm
Qua hình 4.3 cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của ba lô là tương đương nhau giảm dần đến hết thời gian nuôi thí nghiệm.
4.2.5. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
4.2.5.1. Lượng thức ăn thu nhận
Lượng thức ăn thu nhận là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Nó không những giúp cho người chăn nuôi biết được tình trạng sức khoẻ của đàn gà mà còn là cơ sở để tính hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi. Kết quả theo dõi về lượng thức ăn thu nhận của đàn gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.9, 4.10 và 4.11.
Bảng 4.9. Lượng thóc mầm thu nhận của gà thí nghiệm (từ 8-18 tuần tuổi) ĐVT:g Tuần tuổi Thóc mầm (độ ẩm=83%) Ước lượng Thóc mầm (độ ẩm=12,5%) Mean ± SE Mean ± SE 8 2,79 0,043 0,42 0,007 9 3,03 0,093 0,46 0,014 10 3,29 0,035 0,50 0,005 11 3,51 0,054 0,53 0,008 12 3,64 0,062 0,55 0,009 13 3,76 0,015 0,57 0,002 14 3,91 0,037 0,59 0,006 15 4,08 0,025 0,61 0,004 16 4,21 0,032 0,63 0,005 17 4,27 0,029 0,64 0,004 18 4,43 0,041 0,67 0,006
Bảng 4.10. Lượng ngô mầm thu nhận của gà thí nghiệm (từ 8-18 tuần tuổi)
ĐVT:g
Tuần tuổi Ngô mầm (độ ẩm=80,5%)
Ước lượng Ngô mầm (độ ẩm=12,5%) Mean ± SE Mean ± SE 8 5,64 0,029 0,88 0,004 9 6,16 0,054 0,96 0,008 10 6,57 0,033 1,02 0,005 11 7,09 0,057 1,10 0,009 12 7,32 0,027 1,14 0,004 13 7,51 0,050 1,17 0,008 14 7,64 0,078 1,19 0,012 15 8,10 0,132 1,26 0,021 16 8,41 0,037 1,31 0,006 17 8,60 0,067 1,34 0,010 18 8,77 0,08 1,36 0,012
Qua bảng 4.9 và 4.10 ta thấy, lượng thóc mầm và ngô mầm thu nhận tăng dần qua các tuần tuổi. Tuy nhiên, để tính được lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ở lô TN1 và lô TN2 thì ta phải tính tổng lượng thức ăn thu nhận gồm thức
ăn hỗn hợp cơ sở, lượng thóc mầm và ngô mầm. Để tính lượng thóc mầm và ngô mầm thu nhận thì phải ước lượng thóc mầm ở độ ẩm 83% và ngô mầm ở độ ẩm 80,5% thành thóc mầm và ngô mầm có độ ẩm tương đương với độ ẩm của thức ăn hỗn hợp cơ sở là 12,5%. Cụ thể, tuần tuổi thứ 8 lượng thóc mầm thu nhận ở độ ẩm 83% là 2,79g tương đương với độ ẩm 12,5% là 0,42. Tương tự, ngô mầm thu nhận ở độ ẩm 80,5% là 5,64g tương đương với độ ẩm 12,5% là 0,88g.
Bảng 4.11. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm (từ 8-18 tuần tuổi)
ĐVT: g
Tuần tuổi
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
TĂHH TĂHH Thóc mầm TĂHH Ngô mầm
8 56,01 56,56 0,42 56,29 0,88 9 60,03 61,27 0,46 61,24 0,96 10 67,03 65,5 0,50 65,3 1,02 11 73,21 70,29 0,53 70,99 1,1 12 75,04 72,26 0,55 73,1 1,14 13 78,01 75,17 0,57 75,04 1,17 14 80,47 78,37 0,59 76,99 1,19 15 83,43 81,07 0,61 80,86 1,26 16 84,13 83,41 0,63 83,77 1,31 17 86,35 85,33 0,64 85,79 1,34 18 89,01 87,43 0,67 87,77 1,36 8-18 75,70 74,24 0,57 74,29 1,16
Qua bảng ta nhận thấy lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ở cả ba lô tăng theo thời gian nuôi và khối lượng của gà thí nghiệm. Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận cao nhất ở 18 tuần tuổi với lô ĐC là 89,01g/con/ngày, lô TN1 là 88,10g/con/ngày và lô TN2 là 89,13g/con/ngày. Trung bình cho cả giai đoạn thí nghiệm từ 8 đến 18 tuần tuổi thì lượng thức ăn thu nhận ở lô ĐC là 75,70 g, lô TN 1 là 74,24g và lô TN 2 là 74,29 g. Tuy nhiên, sự sai này không có ý nghĩa thống kê với mức P>0,05.
4.2.5.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật hết sức quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng. Trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể. Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn được trình bày ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR )
ĐVT: kg thức ăn/kg tăng khối lượng
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tuần
tuổi Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
8 3,4 0,01 3,44 0,01 3,23 0,11 9 3,5 0,01 3,5 0,02 3,52 0,02 10 3,53 0,02 3,57 0,02 3,58 0,02 11 3,64 0,03 3,61 0,03 3,62 0,03 12 3,92 0,02 3,84 0,02 3,95 0,02 13 4,13 0,03 4,04 0,04 4,05 0,03 14 4,61 0,02 4,5 0,02 4,5 0,02 15 5,15 0,03 4,95 0,04 4,85 0,03 16 5,92 0,04 5,52 0,02 5,46 0,02 17 6,29 0,01 5,55 0,03 6,07 0,03 18 6,84 0,03 6,33 0,02 6,7 0,02 8-18 4,63 0,02 4,44 0,02 4,50 0,03
Qua bảng 4.12 ta thấy hiệu quả sử dụng thức ăn của gà ở cả ba lô tăng dần theo tuần tuổi. Cụ thể, ở tuần tuổi 8 HQSDTA của lô ĐC là 3,40kg, lô TN1 là 3,44kg và lô TN2 là 3,23kg, sau đó tăng dần tới kết thúc TN ở tuần tuổi thứ 18 HQSDTA của lô ĐC là 6,84kg, lô TN1 là 6,33kg và lô TN2 là 6,70kg. Sau 11 tuần thí nghiệm, tiêu tốn thứ ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể trung bình của 3 lô thí nghiệm từ 4,44kg đến 4,63kg. Cao nhất ở lô ĐC là 4,63kg, tiếp đến là lô TN2 là 4,50 và thấp nhất là lô TN1 là 4,44kg. Như vậy, nếu so với lô đối chứng thì tiêu tốn thứ ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể của lô TN1 thấp hơn 0,19kg và lô TN2 thấp hơn 0,13kg nhưng sự sai khác của ba lô TN là chưa rõ rệt P>0,05.
Vì vậy, việc bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm vào thức ăn hỗn đã làm giảm tiêu tốn thứ ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể.
4.3. KẾT QUẢ MỔ KHẢO SÁT GÀ THÍ NGHIỆM Ở 18 TUẦN TUỔI
Năng suất thịt gà là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến năng suất thịt như: giống, tuổi giết thịt, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, chất lượng thức ăn… Một trong các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất thịt là chất lượng của thức ăn. Sau khi kết thúc TN
ở 18 tuần tuổi, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát để đánh giá chất lượng thịt. Chọn