Phần 3 Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm bổ sung thóc mầm, ngô mầm cho gà thịt
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với mô hình bố trí thí nghiệm một nhân tố.
a. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm trên đàn gà thương phẩm J-Dabaco(Mía x ISA JA57) được nuôi theo phương thức công nghiệp, kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên với phương thức nuôi trên nền chuồng có đệm lót.
- Tổng số gà thí nghệm là 1800 con ở 8 tuần tuổi . Chia đàn gà thí ngiệm thành 3 lô, mỗi lô 600 con được thực hiện lặp lại 3 lần, mỗi lần 200 con. Các lô thí nghiệm chỉ khác nhau về tỷ lệ bổ sung thóc mầm và ngô mầm. Các yếu tố khác đảm bảo đồng đều giữa các lô thí nghiệm. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y theo đúng quy trình nuôi gà thịt thương phẩm của Xí nghiệp gà giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh. Bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thí nghiệm bổ sung thóc mầm và ngô mầm cho gà thịt thương phẩm từ 8 - 18 tuần tuổi
Chỉ tiêu Lô 1 (Lô
ĐC) Lô 2 (Lô TN1) Lô 3 (Lô TN2)
Thức ăn thí nghiệm
TAHHCS* TAHHCS + 5% thóc mầm TAHHCS + 10% ngô
mầm
Số gà thí nghiệm 200 200 200
Giống gà Mía x ISA
JA57
Mía x ISA JA57 Mía x ISA JA57
Số lần lặp lại 03 03 03
* TAHHCS: Thức ăn hỗn hợp cơ sở
b. Thức ăn của gà thí nghiệm
Thức ăn hỗn hợp cơ sở của gà thí nghiệm
Các nguyên liệu thức ăn sau khi phối trộn được viên tại Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO - Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam (Cụm Công nghiệp Khắc Niệm - TP.Bắc Ninh - Bắc Ninh). Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Năng lượng trao đổi kcal/kg TA 3100
Protein tối thiểu % 18
Xơ tối đa % 4,8
Lipit tối thiểu % 5,1
Ca % 0,85 -1,1
Phot pho tối thiểu % 0,73
Muối ăn % 0,36 – 0,46
Lysine tổng số tối thiểu % 0,94
Methionin + Cystin tổng số tối thiểu % 0,6
Độ ẩm tối đa % 13
Chlotetracyline mg/kg 50
Cách sử dụng thóc mầm và ngô mầm bổ sung vào trong thức ăn của gà thí nghiệm:
- Hàng ngày, thóc mầm và ngô mầm khi đã được thu hoạch ta tiến hành thu hoạch bằng cách nhổ từng khóm. Do sử dụng toàn bộ cây thóc mầm, ngô mầm gồm: rễ, thân và lá nên phải rửa thật sạch và để ráo nước. Chúng ta tiến hành băm thái và sử dụng ngay. Đối với gà chúng ta thái hoặc băm cây mầm với độ dài 0,5->1 cm không băm nát hoặc dài quá. Băm nát quá gà sẽ bới nát và không ăn vì tập tính của gà là ăn mổ. Dài quá nó gà sẽ khó mổ, nó sẽ lôi ngô mầm khỏi máng ăn làm bẩn và thậm chí là không ăn. Sau khi thái xong ta tiến hành cân khối lượng thóc mầm 5% so với khối lượng thức ăn hỗn hợp. Tức là khi cho gà ăn 1kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thì ta sẽ cân thêm 50g thóc mầm bổ sung. Tương tự, cân khối lượng ngô mầm 10% so với khối lượng thức ăn hỗn hợp. Tức là khi cho gà ăn 1kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thì ta sẽ cân thêm 100g ngô mầm.
- Cách cho gà ăn thóc mầm và ngô mầm bằng cách ta chia làm 2 máng, 1 máng để thức ăn hỗn hợp cơ sở và 1 máng ta để thóc mầm với lô TN1 hoặc ngô mầm với lô TN2 . Hằng ngày ta cân thức ăn cho gà ăn vào buổi sáng, đồng thời sau mỗi ngày ta phải tiến hành cân lại thức ăn còn thừa để biết và điều chỉnh lượng thóc mầm, ngô mầm và thức ăn cho phù hợp.