Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Hiệu quả bổ sung ngô mầm
Tính toán hiệu quả của việc bổ sung ngô mầm và thóc mầm vào trong khẩu phần thức ăn cho gà là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng. Từ đó người chăn nuôi có thể định hướng được việc phát triển mô hình chăn nuôi, đồng thời có thể ước tính được hiệu quả kinh tế.
Kết quả về ước tính hiệu quả bổ sung thóc mầm và ngô mầm trong khẩu phần thức ăn cho gà thịt thương phẩm được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Hiệu quả bổ sung thóc mầm và ngô mầm trong khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm
Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 KL cơ thể gà - g/con 1966,2 1974,2 1992,4 - TL % 100 100,41 101,33 TL nuôi sống (%) 85,17 86,5 85,67 KL xuất chuồng - Kg/lô 1004,73 1024,61 1024,09 - TL (%) 100 101,98 101,93 HQSDTA
- kg thức ăn/kg tăng khối lượng 4,63 4,44 4,50
- TL (%) 100 95,92 97,25
Chi phí thức ăn
-VNĐ/Kg thức ăn 10000 9957 10023
- VNĐ/Kg tăng k. lượng 46300 44211 45105
- TL (%) 100 95,49 97,42
Qua 4.14 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu của lô thí nghiệm TN1 và TN2 đều tốt hơn lô ĐC. Cụ thể, khối lượng gà TN ở lô TN1 là 1819g, lô TN2 là 1819g lớn hơn khối lượng gà ở lô ĐC là 1756g.
Ta thấy tỷ lệ sống của gà lô TN1 và lô TN2 cao hơn lô ĐC. Từ tỷ lệ nuôi sống và khối lượng của gà thí nghiệm ta tính được khối lượng gà xuất bán. Từ bảng trên ta thấy lô TN1 và lô TN2 có khối lượng xuất bán lớn hơn Lô ĐC.
Một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến giá trị kinh tế mà các nhà chăn nuôi đều phải quan tâm đó là chi phí thức ăn bởi thông thường chi phí cho thức ăn chiếm khoảng từ 60-70% trong tổng phần chi. Qua kết quả đạt được cho thấy chi phí thức ăn của gà cho 1kg tăng trọng của lô TN1 (44.211VNĐ) và lô TN2 (45.104VNĐ) nhỏ hơn so với lô ĐC (46.300 VNĐ). Vậy nếu bổ sung thóc mầm và ngô mầm vào thức ăn chăn nuôi sẽ giảm được chi phí thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn điều này mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.