ĐVT:%
Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
8 16,04 0,83 16,23 1,03 16,30 0,93 9 14,31 0,60 14,81 0,51 14,52 0,55 10 13,74 0,56 13,50 0,56 13,23 0,53 11 12,73 0,51 12,60 0,41 12,52 0,48 12 11,00 0,49 11,10 0,40 10,68 0,27 13 9,42 0,40 9,41 0,39 9,34 0,34 14 8,07 0,32 8,23 0,41 8,05 0,32 15 6,91 0,33 7,20 0,33 7,25 0,27 16 5,89 0,28 6,35 0,28 6,37 0,28 17 5,26 0,29 5,93 0,23 5,42 0,24 18 4,73 0,30 5,03 0,23 4,78 0,22
Qua bảng 4.8 ta thấy, tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở 3 lô giảm dần từ 8 đến 18 tuần tuổi. Cụ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối ở tuần tuổi thứ 8 với lô ĐC là 16,02% , lô TN1 là 16,23% và lô TN2 là 16,30%, sau đó giảm dần cho tới kết thúc TN ở tuần tuổi thứ 18 với lô ĐC 4,73%, lô TN2 là 4,78% và cao nhất ở lô TN1 là 5,03%. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hà và cs.(2013) sinh trưởng tương đối của gà Mía giai đoạn 16- 18 tuần
tuổi là 8,58%, gà Hồ 6,79%. Tác giả Phạm Thị Hiên (2015) cho biết sinh trưởng tương đối của gà Isa-Brown lúc 18 tuần tuổi là 3,89%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này là cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hiên (2015) và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hà và cs. (2013) và việc bổ sung 5% thóc mầm và 10% thóc mầm vào khẩu phần thức ăn cho gà đã ảnh hưởng đến sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm.
Kết quả về sinh trưởng tương đối của đàn gà TN còn được thể hiện rõ hơn qua hình 4.3.
Hình 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm
Qua hình 4.3 cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của ba lô là tương đương nhau giảm dần đến hết thời gian nuôi thí nghiệm.
4.2.5. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
4.2.5.1. Lượng thức ăn thu nhận
Lượng thức ăn thu nhận là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Nó không những giúp cho người chăn nuôi biết được tình trạng sức khoẻ của đàn gà mà còn là cơ sở để tính hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi. Kết quả theo dõi về lượng thức ăn thu nhận của đàn gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.9, 4.10 và 4.11.
Bảng 4.9. Lượng thóc mầm thu nhận của gà thí nghiệm (từ 8-18 tuần tuổi) ĐVT:g Tuần tuổi Thóc mầm (độ ẩm=83%) Ước lượng Thóc mầm (độ ẩm=12,5%) Mean ± SE Mean ± SE 8 2,79 0,043 0,42 0,007 9 3,03 0,093 0,46 0,014 10 3,29 0,035 0,50 0,005 11 3,51 0,054 0,53 0,008 12 3,64 0,062 0,55 0,009 13 3,76 0,015 0,57 0,002 14 3,91 0,037 0,59 0,006 15 4,08 0,025 0,61 0,004 16 4,21 0,032 0,63 0,005 17 4,27 0,029 0,64 0,004 18 4,43 0,041 0,67 0,006
Bảng 4.10. Lượng ngô mầm thu nhận của gà thí nghiệm (từ 8-18 tuần tuổi)
ĐVT:g
Tuần tuổi Ngô mầm (độ ẩm=80,5%)
Ước lượng Ngô mầm (độ ẩm=12,5%) Mean ± SE Mean ± SE 8 5,64 0,029 0,88 0,004 9 6,16 0,054 0,96 0,008 10 6,57 0,033 1,02 0,005 11 7,09 0,057 1,10 0,009 12 7,32 0,027 1,14 0,004 13 7,51 0,050 1,17 0,008 14 7,64 0,078 1,19 0,012 15 8,10 0,132 1,26 0,021 16 8,41 0,037 1,31 0,006 17 8,60 0,067 1,34 0,010 18 8,77 0,08 1,36 0,012
Qua bảng 4.9 và 4.10 ta thấy, lượng thóc mầm và ngô mầm thu nhận tăng dần qua các tuần tuổi. Tuy nhiên, để tính được lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ở lô TN1 và lô TN2 thì ta phải tính tổng lượng thức ăn thu nhận gồm thức
ăn hỗn hợp cơ sở, lượng thóc mầm và ngô mầm. Để tính lượng thóc mầm và ngô mầm thu nhận thì phải ước lượng thóc mầm ở độ ẩm 83% và ngô mầm ở độ ẩm 80,5% thành thóc mầm và ngô mầm có độ ẩm tương đương với độ ẩm của thức ăn hỗn hợp cơ sở là 12,5%. Cụ thể, tuần tuổi thứ 8 lượng thóc mầm thu nhận ở độ ẩm 83% là 2,79g tương đương với độ ẩm 12,5% là 0,42. Tương tự, ngô mầm thu nhận ở độ ẩm 80,5% là 5,64g tương đương với độ ẩm 12,5% là 0,88g.
Bảng 4.11. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm (từ 8-18 tuần tuổi)
ĐVT: g
Tuần tuổi
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
TĂHH TĂHH Thóc mầm TĂHH Ngô mầm
8 56,01 56,56 0,42 56,29 0,88 9 60,03 61,27 0,46 61,24 0,96 10 67,03 65,5 0,50 65,3 1,02 11 73,21 70,29 0,53 70,99 1,1 12 75,04 72,26 0,55 73,1 1,14 13 78,01 75,17 0,57 75,04 1,17 14 80,47 78,37 0,59 76,99 1,19 15 83,43 81,07 0,61 80,86 1,26 16 84,13 83,41 0,63 83,77 1,31 17 86,35 85,33 0,64 85,79 1,34 18 89,01 87,43 0,67 87,77 1,36 8-18 75,70 74,24 0,57 74,29 1,16
Qua bảng ta nhận thấy lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ở cả ba lô tăng theo thời gian nuôi và khối lượng của gà thí nghiệm. Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận cao nhất ở 18 tuần tuổi với lô ĐC là 89,01g/con/ngày, lô TN1 là 88,10g/con/ngày và lô TN2 là 89,13g/con/ngày. Trung bình cho cả giai đoạn thí nghiệm từ 8 đến 18 tuần tuổi thì lượng thức ăn thu nhận ở lô ĐC là 75,70 g, lô TN 1 là 74,24g và lô TN 2 là 74,29 g. Tuy nhiên, sự sai này không có ý nghĩa thống kê với mức P>0,05.
4.2.5.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật hết sức quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng. Trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể. Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn được trình bày ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR )
ĐVT: kg thức ăn/kg tăng khối lượng
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tuần
tuổi Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
8 3,4 0,01 3,44 0,01 3,23 0,11 9 3,5 0,01 3,5 0,02 3,52 0,02 10 3,53 0,02 3,57 0,02 3,58 0,02 11 3,64 0,03 3,61 0,03 3,62 0,03 12 3,92 0,02 3,84 0,02 3,95 0,02 13 4,13 0,03 4,04 0,04 4,05 0,03 14 4,61 0,02 4,5 0,02 4,5 0,02 15 5,15 0,03 4,95 0,04 4,85 0,03 16 5,92 0,04 5,52 0,02 5,46 0,02 17 6,29 0,01 5,55 0,03 6,07 0,03 18 6,84 0,03 6,33 0,02 6,7 0,02 8-18 4,63 0,02 4,44 0,02 4,50 0,03
Qua bảng 4.12 ta thấy hiệu quả sử dụng thức ăn của gà ở cả ba lô tăng dần theo tuần tuổi. Cụ thể, ở tuần tuổi 8 HQSDTA của lô ĐC là 3,40kg, lô TN1 là 3,44kg và lô TN2 là 3,23kg, sau đó tăng dần tới kết thúc TN ở tuần tuổi thứ 18 HQSDTA của lô ĐC là 6,84kg, lô TN1 là 6,33kg và lô TN2 là 6,70kg. Sau 11 tuần thí nghiệm, tiêu tốn thứ ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể trung bình của 3 lô thí nghiệm từ 4,44kg đến 4,63kg. Cao nhất ở lô ĐC là 4,63kg, tiếp đến là lô TN2 là 4,50 và thấp nhất là lô TN1 là 4,44kg. Như vậy, nếu so với lô đối chứng thì tiêu tốn thứ ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể của lô TN1 thấp hơn 0,19kg và lô TN2 thấp hơn 0,13kg nhưng sự sai khác của ba lô TN là chưa rõ rệt P>0,05.
Vì vậy, việc bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm vào thức ăn hỗn đã làm giảm tiêu tốn thứ ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể.
4.3. KẾT QUẢ MỔ KHẢO SÁT GÀ THÍ NGHIỆM Ở 18 TUẦN TUỔI
Năng suất thịt gà là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến năng suất thịt như: giống, tuổi giết thịt, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, chất lượng thức ăn… Một trong các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất thịt là chất lượng của thức ăn. Sau khi kết thúc TN
ở 18 tuần tuổi, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát để đánh giá chất lượng thịt. Chọn ngẫu nhiên mỗi lô 3 mái , gà được chọn có khối lượng gần với khối lượng trung bình của toàn đàn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13.
Tại thời điểm giết mổ lúc 18 tuần tuổi khối lượng gà trung bình ở lô TN2 đạt 2065,03 g, lô TN1 đạt 2015,02 g và lô ĐC là 1997,50 g.
Bảng 4.13. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ở 18 tuần tuổi (n=3)
Chỉ tiêu ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
Khối lượng sống g/con 1997,50 ± 12,50 2015,02±15,01 2065,03 ± 15,02 Khối lượng thân thịt g/con 1335,02 ± 5,02 1351,53 ± 16,5 1355,00 ± 13,10 Khối lượng thịt lườn g/con 152,51 ± 0,52 154,04 ± 6,07 159,10 ± 1,08 Khối lượng thịt đùi g/con 215,05 ± 1,02 217,00 ± 3,05 219,10 ± 3,19 Khối lượng mỡ bụng g/con 31,75 ± 1,18 30,00 ± 1,93 30,50 ± 1,65
Tỷ lệ thân thịt % 66,84 ± 0,11 67,07± 0,18 65,62 ± 0,15
Tỷ lệ thịt lườn % 11,42 ± 0,12 11,39 ± 0,39 11,73 ± 0,22
Tỷ lệ thịt đùi % 16,10 ± 0,11 16,06 ± 0,36 16,16 ± 0,42
Tỷ lệ mỡ bụng % 2,35 ± 0,04 2,24 ± 0,03 2,27 ± 0,05
Màu da gà Đơn vị 7,00 ± 0,28 8,00 ± 0,32 8,00 ± 0,30
Các chỉ tiêu như tỷ lệ thân thịt, tỉ lệ thịt lườn, tỷ lệ thịt đùi của ba lô thí nghiệm tương đương nhau và sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Riêng chỉ tiêu về màu sắc da gà có sự chênh lệch giữa lô ĐC với lô có bổ sung ngô mầm và thóc mầm. Cụ thể màu da gà ở lô ĐC là 7, lô TN1 và TN2 bằng nhau và bằng 8. Như vậy, việc bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm trong khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng đến chất lượng thịt gia cầm.
4.4. HIỆU QUẢ BỔ SUNG NGÔ MẦM
Tính toán hiệu quả của việc bổ sung ngô mầm và thóc mầm vào trong khẩu phần thức ăn cho gà là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng. Từ đó người chăn nuôi có thể định hướng được việc phát triển mô hình chăn nuôi, đồng thời có thể ước tính được hiệu quả kinh tế.
Kết quả về ước tính hiệu quả bổ sung thóc mầm và ngô mầm trong khẩu phần thức ăn cho gà thịt thương phẩm được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Hiệu quả bổ sung thóc mầm và ngô mầm trong khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm
Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 KL cơ thể gà - g/con 1966,2 1974,2 1992,4 - TL % 100 100,41 101,33 TL nuôi sống (%) 85,17 86,5 85,67 KL xuất chuồng - Kg/lô 1004,73 1024,61 1024,09 - TL (%) 100 101,98 101,93 HQSDTA
- kg thức ăn/kg tăng khối lượng 4,63 4,44 4,50
- TL (%) 100 95,92 97,25
Chi phí thức ăn
-VNĐ/Kg thức ăn 10000 9957 10023
- VNĐ/Kg tăng k. lượng 46300 44211 45105
- TL (%) 100 95,49 97,42
Qua 4.14 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu của lô thí nghiệm TN1 và TN2 đều tốt hơn lô ĐC. Cụ thể, khối lượng gà TN ở lô TN1 là 1819g, lô TN2 là 1819g lớn hơn khối lượng gà ở lô ĐC là 1756g.
Ta thấy tỷ lệ sống của gà lô TN1 và lô TN2 cao hơn lô ĐC. Từ tỷ lệ nuôi sống và khối lượng của gà thí nghiệm ta tính được khối lượng gà xuất bán. Từ bảng trên ta thấy lô TN1 và lô TN2 có khối lượng xuất bán lớn hơn Lô ĐC.
Một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến giá trị kinh tế mà các nhà chăn nuôi đều phải quan tâm đó là chi phí thức ăn bởi thông thường chi phí cho thức ăn chiếm khoảng từ 60-70% trong tổng phần chi. Qua kết quả đạt được cho thấy chi phí thức ăn của gà cho 1kg tăng trọng của lô TN1 (44.211VNĐ) và lô TN2 (45.104VNĐ) nhỏ hơn so với lô ĐC (46.300 VNĐ). Vậy nếu bổ sung thóc mầm và ngô mầm vào thức ăn chăn nuôi sẽ giảm được chi phí thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn điều này mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
5.1.1. Thành phần hóa học giá trị dinh dưỡng, năng suất của ngô mầm và thóc mầm
Kết quả phân tích thành phần hóa học trong ngô mầm và thóc mầm theo ngày tuổi cho thấy thời gian thu hoạch cỏ mầm khác nhau thì thành phần hóa học cũng khác nhau.
- Thời gian thu hoạch thích hợp của ngô mầm là 6 ngày và thóc mầm là 10 ngày. Hàm lượng protein thô, xơ thô tương ứng của ngô mầm là 10,93 và 7,73% và thóc mầm là 10,68 và 27,64% (tính theo 100% VCK); Giá trị ME của ngô mầm là 1762 kcal/kg VCK. Hàm lượng caroten của ngô mầm và thóc mầm tương ứng là 700 và 320 mg/kg VCK.
- Năng suất ngô mầm thu hoạch ở 6 ngày tuổ và thóc mầm tươi thu hoạch ở 10 ngày tuổi là 5,91 và 5,15 (kg/ m2), tương ứng năng suất chất khô là 1,15 và 0,87 kg VCK/ m2.
- Hiệu quả sản xuất ngô mầm thu hoạch ở 6 ngày tuổi là 3,94 kg tươi/kg hạt và thóc mầm thu hoạch ở 10 ngày tuổi là 3,43 kg tươi/kg hạt.
5.1.2. Sử dụng ngô mầm và thóc mầm cho gà thịt
Kết quả sử dụng ngô mầm và thóc mầm trong khẩu phần ăn cho gà thịt thương phẩm cho thấy:
- Bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm trong khẩu phần ăn cho gà thịt đã cho sinh trưởng tốt hơn so với lô ĐC. Khối lượng cơ thể gà lúc 18 tuần tuổi lô TN1 là 1974,2g, lô TN2 là 1992,4g và lô ĐC là 1966,2g.
- Bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm trong thức ăn hỗn hợp đã làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn là tốt hơn.
- Bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm trong thức ăn cho gà thịt đã mang lại hiệu quả tốt trong chăn nuôi gà thịt từ 8– 18 tuần tuổi giúp giảm chi phí sản xuất.
- Bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm giúp giảm giá thành sản phẩm, hơn nữa thóc mầm và ngô mầm là một loại thức ăn sẵn có rất thích hợp đển sử dụng.
- Bổ sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm trong thức ăn hỗn hợp đã không tới năng suất thịt, nhưng làm cho màu vàng da tăng 1 đơn vị ở gà thương phẩm.
- Bổ sung 5% thóc mầm mang lại hiệu quả tốt hơn so với bổ sung 10% ngô mầm.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Cần tiến hành thí nghiệm bổ sung thóc mầm và ngô mầm vào khẩu phần ăn với nhiều tỷ lệ khác nhau, trên những đối tượng, giống gia cầm khác để tìm ra tỷ lệ phù hợp nhất bổ sung có hiệu quả nhất cho từng giống, từng đối tượng, từng giai đoạn nuôi phù hợp.
Ứng dụng thực tiễn việc bổng sung 5% thóc mầm và 10% ngô mầm trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chỉ phù hợp với quy mô nhỏ, nông hộ, không phù hợp với quy mô lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2013 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2. Dương Thanh Liêm (1987). Cây cỏ được nghiên cứu để sản xuất bột thức ăn xanh nuôi gà thì chỉ có bột lá sắn, bột lá bình linh và bột cây đậu Đồ.
3. Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). Đề án nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bản dự thảo lần 1.
4. Đặng Vũ Bình (2002). Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi, giáo trình sau đại học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Lê Hòa Bình và Nguyễn Ngọc Hà (1993). Khảo sát cây thức ăn mới nhập ở một số vùng và trong nông hộ chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Viện chăn nuôi.
6. Lê Văn An và Đặng Thị Diệu (2008). “Khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng cây cỏ Alfalfa (Medicago sativa L.) trồng tại Lâm Đồng”. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
7. Nguyễn Đức Hùng (2005). Xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng của bột lá keo dậu (Leucaenanlecocephala) đã qua xử lý đến sức sản xuất của gà broiler và gà sinh sản. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.