CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.6. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC
Trước khi tiến hành các hoạt động thống kê và phân tích, nghiên cứu sẽ thực hiện việ kiểm tra độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của các thang đo đã được sử dụng trong bảng câu hỏi. Tác giả sử dụng phần mềm phân tích, thống kê SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu. Hoạt động xử lý và phân tích dữ liệu được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
2.6.1. Mã hóa và nhập dữ liệu b n câu hỏi
Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu và thu hồi bản câu hỏi điều tra, dữ liệu sẽ được làm sạch và nhập vào cơ sở dữ liệu. Những bảng trả lời khơng đầy đủ hoặc có lỗi trả lời sẽ bị loại bỏ đảm bảo dữ liệu sau khi làm sạch có đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích.
2.6.2. P â íc ệ số cậy củ các g đ
Công cụ Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến. Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến cịn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó. Vì thế sau khi thu thập dữ liệu, bước đầu tiên tác giả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Theo Nunnally & Burnstein 1994). Nếu Cronbach’s Alpha 0,8 thì được coi là đạt độ tin cậy. Theo Hoàng Trọng (2005), các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với người được phỏng vấn. Đối với đề tài nghiên cứu mang tính chất khám phá thì sẽ lấy chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha 0,6.
2.6.3. P â íc â ố ám p á EFA (Exploratory Factor Analysis)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến khơng đảm bảo độ tin cậy, các biến cịn lại tiếp tục được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.
Giá trị KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải có giá trị từ 0,5 đến 1 thì phân tích nhân tố mới thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu.
Ngồi ra phân tích nhân tố cần dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mơ hình.
Một phần quan trọng trong bảng phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component matrix). Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố principal components nên các hệ số nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0,5 thì mới đạt yêu cầu.
2.6.4. P â íc ồ q y mức độ ưở g củ các â ố
Mục tiêu của bước này là đánh giá chi tiết mức độ tác động của từng nhân tố, nhóm nhân tố tới sự hài lịng của người lao động. Mức độ ảnh hưởng thể hiện thông qua các con số trong phương trình hồi quy. Những nhân tố nào có chỉ số Beta lớn hơn sẽ có mức độ ảnh hưởng cao hơn.
Phân tích hồi quy để xác định mức ý nghĩa Sig và hệ số xác định R2
để chứng tỏ sự phù hợp của mơ hình, xem xét giá trị sig đối với từng nhân tố và nếu sig >= 0,05 thì loại nhân tố đó ra khỏi mơ hình. Tiếp theo tiến hành các kiểm định các giả thuyết và kiểm định khắc phục các hiện tượng như đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai khơng đồng nhất (nếu có).
2.6.5. K ểm đ mố l ê ệ g ữ các b ế â ẩ ọc vớ sự ỏ mã củ â v ê
Đối với kiểm định một biến định tính và một biến định lượng, trong đó biến định tính chỉ có 2 sự lựa chọn (ví dụ giới tính Nam hoặc Nữ) ta sử dụng phương pháp kiểm định mối quan hệ bằng phương pháp T-Test for Independent Groups.
Còn đối với trường hợp kiểm định giữa một biến định lượng với một biến định tính có nhiều hơn hai sự lựa chọn ta sử dụng phương pháp kiểm định Oneway Anova.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 này trình bày tiến trình nghiên cứu để thu thập dữ liệu và chuẩn bị đưa dữ liệu vào phân tích. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thơng qua hai giai đoạn : Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua việc tham khảo các tài liệu được thu thập thông qua sách báo, Internet, tham khảo ý kiến các chuyên gia và các nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở cho thang đo và thiết kế bản câu hỏi. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua công cụ điều tra là bản câu hỏi. Quá trình điều tra người tiêu dùng được thực hiện với kích thước mẫu n=100. Chương này cũng trình bày về việc triển khai điều tra như thế nào, cũng như thời gian điều tra, mã hóa dữ liệu để tiến hành phân tích.
Chương sau trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm các số liệu thống kê mô tả, đánh giá thang đo, kiểm định các giả thuyết của mơ hình và các giả thuyết liên quan khác.