QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên tại resort furama đà nẵng (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây

Mơ ì b đầu

Thang đo ban đầu Nghiên cứ sơ bộ Thảo luận nhóm

Mơ ì đ ều chỉnh

Thang đo điều chỉnh Bản câu hỏi lần 1

Nghiên cứu thử nghiệm

Pilot Test (50 phần tử)

Mơ hình nghiên cứu chính thức Thang đo chính thức Bản câu hỏi chính thức Cronbach Alpha Phân tích khám phá nhân tố EFA

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

- Kiểm tra hệ số alpha

- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ. - Kiểm tra các yếu tố trích được. - Kiểm tra phương sai trích được.

Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Kiến nghị và kết luận

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sẽ tiến hành qua ba giai đoạn là: (1) Nghiên cứu định tính;

(2) Nghiên cứu thử nghiệm và (3) Nghiên cứu định lượng.

2.2.1. Nghiên cứu đ nh tính

Nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu sử dụng trong thiết kế nghiên cứu khám phá. Nghiên cứu định tính tập trung vào việc thu thập những yếu tố quan trọng của các dữ liệu sơ cấp từ các mẫu tương đối nhỏ của các chủ thể bằng cách hỏi những câu hỏi hoặc quan sát hành vi [Hair & ctg (2003)].

Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn sâu (n=5) theo một nội dung được chuẩn bị trước theo thang đo AJDI có sẵn.

Bản câu hỏi trước khi phát hành sẽ được tham khảo ý kiến chuyên gia và thu thập thử để kiểm tra cách thể hiện và ngơn ngữ trình bày.

Các thơng tin cần thu thập: Xác định xem những người được phỏng vấn hiểu về nhu cầu của người lao động với cơ quan như thế nào? Theo họ yếu tố nào làm tác động đến sự thỏa mãn trong công việc?

Đối tượng được phỏng vấn: 5 trưởng phòng và 5 nhân viên tại Resort Furama Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức.

Sau khi nghiên cứu sơ bộ thì kết quả cho thấy đa số người trả lời đều hiểu đúng ý câu hỏi và khơng gặp khó khăn khi trả lời. Do vậy, tác giả sẽ sử dụng mơ hình nghiên cứu, thang đo và bản câu hỏi trên để thực hiện nghiên cứu thử nghiệm.

(Dàn bài tham khảo ý kiến chuyên gia được trình bày ở phụ lục 1)

2.2.2. Nghiên cứu thử nghiệm

Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot test) được thực hiện bằng phương pháp ngiên cứu định lượng thông qua bản câu hỏi nhằm mục tiêu thử nghiệm nội dung bản câu hỏi, cách chọn và quy mô, tỉ lệ mẫu, phương pháp điều tra. Giai đoạn này giúp cho nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn và giảm thiểu những sai lầm trong quá trình điều tra.

Sau khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm với 50 phần tử mẫu là nhân viên tại resort (trong đó có 5 trưởng phịng, 5 phó phịng, 10 quản lý và 30 nhân viên), bằng hình thức phát bản câu hỏi, kết quả cho thấy bản câu hỏi tương đối dễ hiểu, cấu trúc logic nên đa số người trả lời đều hiểu đúng ý bản câu hỏi và khơng gặp khó khăn gì khi trả lời.

Do vây, tác giả sẽ sử dụng mơ hình nghiên cứu, thang đo và bản câu hỏi trên để thực hiện nghiên cứu định lượng.

2.2.3. Nghiên cứ đ lượng

Theo Hair & ctg (2003), nghiên cứu định lượng thường gắn liền với các cuộc điều tra hay thí nghiệm với mẫu lớn hơn nhiều lần so với nghiên cứu định tính. Mục tiêu chính của nghiên cứu định lượng là đưa ra các số liệu cụ thể, từ đó người ra quyết định có thể dự đốn chính xác về mối quan hệ giữa các nhân tố cần nghiên cứu cũng như có cái nhìn tồn vẹn hơn về các mối quan hệ đó.

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn một số nhân viên hiện đang làm việc tại Resort Furama Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Tổng thể nghiên cứu này có kích thước N= 200. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên tại resort furama đà nẵng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)