Cơ cấu sửdụng đất thành phố Hà Giang năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 56)

Thành phố Hà giang có tổng diện tích đất nơng nghiệp 11.170,81 ha chiếm 83,70% % tổng diện tích đất tự nhiên tồn thành phố. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.4 và hình 4.3.

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang năm 2017 năm 2017 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 11.170,81 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.742,02 15,6

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.400,11 12,54

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 880,78 7,89

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 411,98 3,69

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 468,80 4,2

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 519,33 4,65

1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 228,07 2,04

1.1.1.2.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 291,26 2,61

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 341,90 3,06

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 9.365,90 83,84 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 4.848,10 43,40 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.786,60 24,90 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.731,20 15,54 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 61,34 0,55 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,55 0,01 Nguồn: Phòng TNMT thành phố Hà Giang (2017)

Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp năm 2017

Diện tích đất nơng nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã: Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện và phường Quang Trung

- Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 83,84 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố

- Đất sản xuất nơng nghiệp có diện tích là 1.106,06 ha chiếm 15,6 %, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm chiến 12,54 % tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố.

4.2.3. Biến động quỹ đất nông nghiệp của thành phố

Bảng 4.5. Tình hình biến động đất nơng nghiệp thành phố Hà Giang năm 2014 và năm 2017 STT Loại đất Diện tích năm 2017 So với năm 2014 Diện tích năm 2014 Tăng (+) Giảm(-) 1 Đất nông nghiệp 11.170,81 11.437,19 - 266,38

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.742,02 1.808,16 - 66,14

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.400,11 1.486,11 -86,00

1.1.1.1 Đất trồng lúa 880,78 894,24 - 13,46

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 411,98 426,87 - 14,89

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 468,80 467,37 + 1,43

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,00 9,58 - 9,58

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 519,33 582,29 - 62,96

1.1.1.3.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 228,07 304,15 - 76,08

1.1.1.3.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 291,26 278,14 + 13,12

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 341,90 322,05 + 19,85

1.2 Đất lâm nghiệp 9.365,90 9.546,07 - 180,17 1.2.1 Đất rừng sản xuất 4.848,10 4.597,83 + 250,27 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.786,60 3.196,71 - 410,11 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.731,20 1.751,53 - 20,33 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 61,34 82,82 - 21,48 1.4 Đất nông nghiệp khác 1,55 0,14 + 1,41 Nguồn:Phòng TNMT thành phố Hà Giang (2017)

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố thì nhu cầu về đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các cơng trình phục vụ cho sản xuất tăng mạnh đã làm cho quỹ đất nông nghiệp của thành phố giảm đi đáng kể.

Qua bảng số liệu 4.5 ta có thể thấy rằng từ năm 2014 đến năm 2017 diện tích đất nơng nghiệp của thành phố năm 2017 giảm 266,38 ha so với năm 2014 . Cụ thể như sau:

- Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp giảm 66,14 ha, bình quân mỗi năm giảm 13,2 ha. Trong đó đất trồng lúa giảm 13,46 ha và các loại đất trồng cây hàng năm khác giảm 62,96 ha. Đất trồng cây lâu năm tăng 19,85 ha so với năm 2014.

- Đất lâm nghiệp giảm 180,17 ha, trong đó giảm mạnh nhất là đất rừng phịng hộ 410,11 ha.

- Đất ni trồng thủy sản giảm 21,48 ha. - Đất nông nghiệp khác tăng 1,41 ha.

Đất nông nghiệp của thành phố giảm chủ yếu chuyển sang đất ở và xây dựng các cơng trình cơng cộng phục vụ q trình đơ thị hóa.

4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ GIANG PHỐ HÀ GIANG

4.3.1. Hiện trạng các loại sử dụng đất (LUT) thành phố Hà Giang *Loại sử dụng đất 2 vụ lúa *Loại sử dụng đất 2 vụ lúa

Loại này phân bố chủ yếu tại các xã Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ trên khu vực đất có địa hình vàn hoặc vàn thấp, có chế độ tưới chủ động. Loại sử dụng đất này tồn tại từ rất nhiều năm.

- Vụ xuân: Thời vụ cấy trong khoảng tháng 2, giống được sử dụng phổ biến trong sản xuất là giống lúa thuần bản địa và giống lúa Khang dân 18, có thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày.

- Vụ mùa: Thời vụ cấy trong vòng nửa cuối tháng 6, chủ yếu là giống lúa lai, điển hình là các giống Nhị ưu 838, Nhị ưu 63,… thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày.

Bảng 4.6. Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang thành phố Hà Giang

STT LUT Kiểu sử dụng đất

Tiểu v ng 1

1 Chuyên rau Các loại rau

2 Cây cơng nghiệp hàng năm Mía

3 Cây ăn quả Chuối, ổi

Tiểu v ng 2

4 2 lúa – 1 màu Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang

Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây

5 Chuyên lúa Lúa xuân – lúa mùa

6 Chuyên màu Ngô – lạc

Sắn

7 Cây ăn quả Chuối

8 Cây công nghiệp hàng năm Mía

9 Cây cây cơng nghiệp lâu năm Chè

10 Rừng sản xuất Keo

* Loại sử dụng đất 2 vụ lúa + 1 vụ màu

Loại sử dụng đất này được phân bố rải rác tại các xã Phương Thiện, Phương Độ, có chế độ nước tưới tiêu chủ động với 2 kiểu sử dụng đất là:

- Lúa xuân- lúa mùa- khoai lang; - Lúa xuân- lúa mùa- khoai tây;

- Vụ xuân: Trồng chính là các giống lúa thuần bản địa và lúa Khang Dân, thời vụ gieo trồng từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2,thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày.

- Lúa mùa: Thời vụ cấy từ 15 – 25/6 chủ yếu là giống lúa lai, gồm các giống: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63,… thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày

- Cây vụ đông: Chủ yếu trồng khoai tây, khoai lang, thời vụ trồng từ tháng 10 cho đến tháng 11.

+ Khoai tây: Thời vụ gieo từ tháng 10 cho đến tháng 11, giống sử dụng cho sản xuất là Diamant và giống KT3 có thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày. Năng suất trung bình đạt 70-75 tạ/ha.

+ Khoai lang: Thời vụ trồng từ cuối tháng 10 giống sử dụng là giống địa phương, trồng vừa lấy củ vừa lấy thân lá làm thức ăn chăn ni.Năng suất trung bình đạt từ 35 – 40 tạ/ha.

* Loại sử dụng đất chuyên rau

Loại sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở phường Ngọc Hà, rau được trồng liên tục quanh năm và chủ yếu các loại rau như: rau muống, su hào, bắp cải, rau mồng tơi, xà lách,…được trồng theo tiêu chuẩn của VietGAP và phương pháp trồng nhà lưới nên các loại rau ở đây phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất khá.

*Loại sử dụng đất chuyên màu

- Cây ngô: Thời vụ trồng ngô là từ tháng 2 đến tháng 3. Giống sử dụng trong sản xuất là giống ngô lai như : CP 999, CP 989, CPA 88,…thời gian sinh trưởng 115 – 125 ngày. Năng suất ngơ lai trung bình đạt từ 35 – 40 tạ/ha.

- Cây lạc: Thời vụ trồng thường từ cuối tháng 8 đến hết tháng 9, giống sử dụng là giống địa phương, thuốc bảo vệ thực vật được phun khi có sâu bệnh hại. Năng suất trung bình đạt 19,2 tạ/ha.

- Cây sắn: Thời vụ trồng từ tháng 2 – tháng 3, chu kỳ sinh trưởng trong vịng một năm, có khảăng chịu hạn tốt. Năng suất đạt 80-85 tạ/ha.

*Loại sử dụng đất cây cơng nghiệp hàng năm

- Cây mía: Được trồng nhiều ở xã Ngọc Đường và phường Quang Trung. Thời gian trồng cuối vụ mưa, từ tháng 9 đến tháng 11.

*Loại sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm

Với cây trồng chính là cây chè, được trồng nhiều ở xã Phương Độ và Phương Thiện, tuy nhiên cây chè chưa được người dân chăm sóc đúng cách nên năng suất thấp, gần 2 tấn/ha/vụ.

* Loại sử dụng đất cây ăn quả:

Với các loại cây ăn quả chủ yếu là chuối ( trồng nhiều ở xã Ngọc Đường, Phương Thiện) và cây ổi ( phường Quang Trung) được trồng trên đất đồi hoặc đất vườn của các hộ gia đình trong thành phố.

* Loại sử dụng đất rừng sản xuất:

Kiểu sử dụng đất đặc trưng là cây keo lai, tùy theo từng địa hình mà mật độ trồng trên 1 ha khác nhau.

Hình 4.4. Loại sử dụng đất chuyên rau (Tổ 8- phƣờng Ngọc Hà)

Hình 4.6. Loại sử dụng đất trồng cây CNHN (thơn Bản Cƣởm 2 – xã Ngọc Đƣờng)

Hình 4.7. Loại sử dụng đất trồng r ng sản xuất (thôn Tha – xã Phƣơng Độ)

4.3.2. Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất là một công tác hết sức quan trọng và là một trong những cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các LUT có triển vọng trong tương lai.

Trong nghiên cứu này chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế gồm: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn. Các chỉ tiêu đánh giá được định lượng bằng tiền theo đơn giá hiện hành năm 2017.

4.3.2.1. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất ở tiểu vùng 1

Ở tiểu vùng 1 có 3 loại sử dụng đất với 4 kiểu sử dụng đất.. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất của tiểu vùng 1 được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (tiểu v ng 1)

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (Tr.đ) CPTG (Tr.đ) TNHH (Tr.đ) HQĐV (lần) Tổng điểm Cấp đánh giá

Chuyên rau Các loại rau 304,94 146,20 158,74 1,08 9 Cao

Trung bình 122,55 54,11 68,43 1,33

Cây ăn quả Chuối 95,10 37,33 57,76 1,55 7 Trung

bình Ổi 150,00 70,89 79,11 1,12 7 Trung bình Cây cơng nghiệp hàng năm Mía 105,93 35,43 70,50 1,99 7 Trung bình Nguồn: số liệu điều tra 2017 thành phố Hà Giang Số liệu bảng 4.7chỉ ra rằng:

- LUT chuyên rau: Các chỉ tiêu bao gồm GTSX, TNHH, HQĐV đạt được đều ở mức cao. GTSX và TNHH của LUT này lần lượt là 304,94 triệu đồng/ha/năm và 158,74 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,08 lần.

- LUT cây ăn quả có GTSX trung bình là 122,55 triệu đồng/ha/năm, TNHH trung bình là 68,43 triệu đồng/ha/năm với 2 kiểu sử dụng đất là cây chuối và cây ổi, các chỉ tiêu của 2 kiểu sử dụng đất như sau:

Các chỉ tiêu GTSX và TNHH của cây chuối đều ở mức trung bình, lần lượt là 95,10 triệu đồng/ha/năm và 68,43 triệu đồng/ha/năm, tuy nhiên HQĐV của cây chuối lại ở mức cao 1,55 lần do CPTG thấp (57,76 triệu đồng/ha/năm).

GTSX của cây ổi là 150,00 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 79,11 triệu đồng/ha/năm, các chỉ tiêu này ở mức trung bình, HQĐV đạt được là 1,12 lần.

- LUT cây công nghiệp hàng năm với kiểu sử dụng đất đặc trưng là cây mía. Hai chỉ tiêu GTSX và TNHH đều ở mức trung bình, tuy nhiên do CPTG thấp nên HQĐV của LUT này lại ở mức cao. GTSX là 105,93 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 70,50 triệu đồng, HQĐV đạt 1,99 lần.

4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất tiểu vùng 2

Tiểu vùng 2 có 7 LUT với 8 kiểu sử dụng đất. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất tiểu v ng 2

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (Tr.đ) CPTG (Tr.đ) TNHH (Tr.đ) HQĐV (lần) Tổng điểm Cấp đánh giá

Chuyên lúa Lúa xuân - lúa

mùa 90,64 59,99 30,65 0,51 5

Trung bình

Trung bình 144,35 91,27 53,08 0,58

2 lúa – 1 màu Lúa xuân – lúa

mùa – khoai lang 125,74 86,21 39,53 0,46 4 Thấp

Lúa xuân – lúa

mùa – khoai tây 162,97 96,33 66,64 0,69 6

Trung bình

Trung bình 55,96 34,60 21,35 0,7

Chuyên màu Ngô – lạc 74,17 49,21 24,96 0,51 4 Thấp

Sắn 37,75 19,94 17,81 0,89 4 Thấp

Cây ăn quả Chuối 94,65 36,19 58,45 1,62 7 Trung

bình

Cây CNHN Mía 109,31 39,04 70,27 1,80 7 Trung

bình Cây CNLN Chè 90,60 49,68 40,92 0,82 5 Trung bình Rừng sản xuất Keo 114,40 53,12 61,27 1,15 7 Trung bình

Số liệu bảng 4.8 cho thấy:

- Loại sử dụng đất chuyên lúa có GTSX 90,64 triệu đồng/ha/năm; TNHH đạt 30,65 triệu đồng/ha/năm; HQĐV chỉ đạt 0,51 lần.

- LUT 2 lúa – 1 màu có GTSX trung bình là 144,35 triệu đồng/ha/năm, TNHH trung bình là 53,08 triệu đồng/ha/năm, HQĐV trung bình là 0,58 lần.LUT này có hai kiểu sử dụng đất chính là lúa xn – lúa mùa – khoai lang và lúa xuân – lúa mùa – khoai tây. Các chỉ tiêu cụ thể của hai kiểu sử dụng đất như sau:

+ Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa - khoai lang có GTSX là 125,74 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 39,53 triệu đồng/ha/năm; HQĐV ở mức thấp, chỉ đạt 0,46 lần.

+ Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – khoay tây: GTSX là 162,97 triệu đồng/ha/năm; chỉ tiêu TNHH là 66,64 triệu đồng/ha/năm, HQĐV chỉ đạt 0,69 lần.

- LUT chuyên màu với 2 kiểu sử dụng đất là ngô – lạc và sắn với các chỉ tiêu trung bình như sau, GTSX trung bình là 55,96 triệu đồng/ha/năm, TNHH trung bình là 21,35 triệu đồng/ha/năm, HQĐV trung bình đạt 0,7 lần. Cụ thể từng kiểu sử dụng đất:

+ Kiểu sử dụng đất ngơ – lạc có GTSX và TNHH lần lượt là 74,27 triệu đồng/ha/năm và 24,96 triệu đồng/ha/năm, HQĐV ở mức thấp 0,51 lần.

+ Kiểu sử dụng đất chuyên sắn có GTSX, TNHH thấp hơn kiểu sử dụng đất ngô – lạc, GTSX là 37,75 triệu đồng/ha/năm, TNHH ở mức 17,81 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 0,89 lần.

- LUT cây ăn quả với cây trồng chính là cây chuối có GTSX là 94,65 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt được là 58,45 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,62 lần.

- Cũng như tiểu vùng 1, ở tiểu vùng 2 mía vẫn là kiểu sử dụng đất chính của LUT cây CNHN với các chỉ tiêu đạt được như sau, GTSX 109,31 triệu đồng/ha/năm, TNHH ở mức cao là 70,27 triệu đồng/ha/năm, HQĐV ở mức cao 1,80 lần.

- LUT cây công nghiệp lâu năm có kiểu sử dụng đất chính là cây chè. Với thời gian từ khi trồng mới đến lúc được thu hoạch là 3 năm, ba chỉ tiêu GTSX, TNHH, HQĐV của 3 năm lần lượt là 90,60 triệu đồng/ha và 40,92 triệu đồng/ha , HQĐV đạt 0,82 lần.

- LUT rừng sản xuất có cây trồng chính là cây keo lai, sau 7 năm được thu hoạch đạt được các chỉ tiêu như sau GTSX là 114,40 triệu đồng/ha, TNHH ở ngưỡng trung bình 61,27 triệu đồng/ha, HQĐV đạt được là 1,15 lần.

* Đánh giá chung hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa àn thành phố

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của 2 tiểu vùng trên địa bàn thành phố cho thấy:

- Tiểu vùng 1 có điều kiện phát triển mạnh nhất loại hình sử dụng đất chuyên rau và cây ăn quả, loại sử dụng đất cây công nghiệp hàng năm cũng là 1 thế mạnh của vùng.

+ LUT chuyên rau có hiệu quả kinh tế ở mức cao (9 điểm) + LUT cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế trung bình:

Kiểu sử dụng đất trồng cây chuối đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình (7 điểm)

Kiểu sử dụng đất trồng cây ổi đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình (7 điểm) + LUT cây CNHN với tổng số điểm là 7 điểm cũng đạt hiệu quả kinh tế trung bình.

- Tiểu vùng 2 phát triển LUT cây ăn quả, LUT cây công nghiệp, LUT rừng sản xuất. Tuy nhiên LUT chuyên lúa có vai trị đảm bảo an ninh lương thực cho thành phố nên vẫn cần tiếp tục sử dụng và phát triển. Bên cạnh việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)