Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sửdụng đẩt nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 28 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Một số vấn đề cơ bản về sửdụng đất nông nghiệp

2.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sửdụng đẩt nông nghiệp

a. Yêu cầu lựa chọn các chỉ tiêu

Để có một hệ thống chí tiêu đúng đắn, phù hợp với điều kiện sản xuất của đơn vị của ngành thì chúng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế quốc dân.

- Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống.

- Đảm bảo tính khoa học, đơn giản và khả thi.

Hệ thống chỉ tiêu kinh tế được bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả, đó là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra. Hay nói cách khác là giữa chi phí và các kết quả thu được từ chi phí đó. Tùy theo các hệ thống tính tốn mà các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sẽ có sự khác nhau.

b. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất * Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế:

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 năm trên 1 ha đất.

GTSX = SL x GB

Trong đó: SL - Sản lượng;

GB - Giá bán sản phẩm.

- Chi phí trung gian (CPTG): Là tồn bộ các khoản chi phí vật và cơng lao động th ngồi trong q trình sản xuất của 1 loại hình sử dụng đất trong 1 năm trên 1 ha đất.

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

TNHH = GTSX - CPTG

- Hiệu quả đồng vốn (TNHH/CPTG): đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sửdụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

-Giá trị ngày công lao động (TNHH/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểusử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của ngườilao động.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất.

Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được

Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nơng nghiệp.

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau (Theo Nguyễn Đình Hợi, 1993):

+ Đảm bảo an tồn lương thực, gia tăng lợi ích của nguời nơng dân; + Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;

+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nơng dân; + Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, khơng phải bất kỳ loại hình sử dụng đất nào cũng đạt được đầy đủ các chỉ tiêu xã hội nêu trên. Tùy theo yêu cầu nghiên cứu hay mục tiêu xây dựng dự án, người đánh giá có thể khơng lựa chọn chỉ tiêu này mà lựa chọn chỉ tiêu kia để đưa vào đánh giá.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi truờng:

- Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường: phân tích hiệu quả mơi trường đối với các loại sử dụng đất nằm trong khuôn khổ của nội dung đánh giá tác động môi trường các phương án sử dụng đất hay dự án phát triển nông nghiệp. Trong những đánh giá chi tiết và các dự án mang tính khả thi thì việc phân tích hiệu quả mơi trường là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của loại sử dụng đất được lựa chọn đưa vào bố trí. Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm: + Tỷ lệ che phủ tối đa: tính bằng % diện tích mặt đất mà loại sử dụng đất nhất định tạo ra, khả năng chống xói mịn rửa trơi (lượng đất mất do xói mịn).

+ Nguy cơ gây ơ nhiễm hoặc phú dưỡng nguồn nước do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hay do nước thải.

+ Nguy cơ làm tái nhiễm mặn hoặc tái nhiễm phèn do thay đổi phương thức sử dụng đất, do sử dụng nước tưới không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép...

+ Chiều hướng biến động độ phì tự nhiên của đất qua một số mốc thời gian trong chu kỳ kinh doanh hoặc suốt thời kỳ kinh doanh đối với cây lâu năm; qua một số vụ (năm) canh tác đối với loại sử dụng đất cây trồng ngắn ngày...

Tác động thay đổi về sử dụng đất đến mơi trường có thể chia làm 2 nhóm yếu tố: tác động trực tiếp đến môi trường vùng nghiên cứu và tác động gián tiếp đến môi trường vùng nghiên cứu.

+ Tác động trực tiếp: gây rửa trơi, xói mịn, thối hóa đất, sức sản xuất của đất, những đất có vấn đề, nước, sự xuất hiện của lụt lội, khô hạn, bồi lắng cặn phù sa làm giảm cơng suất của các cơng trình thủy lợi, chất lượng nước, độ che phủ, cấu trúc đa dạng hóa cây trồng...

+ Tác động gián tiếp: ảnh hưởng đến dịng chảy hạ lưu, tình trạng ơ nhiễm nước ngầm do sự thẩm thấu của thuốc trừ sâu, phân bón, sự suy giảm tài nguyên động thực vật do chặt phá rừng...

Việc xác định hiệu quả về mơi trường của q trình sử dụng đất là rất phức tạp, khó định lượng, nó địi hỏi phải thực hiện nghiên cứu trong thời gian dài. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá xem xét tùy từng trường hợp cụ thể ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)