Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 39)

3.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang

- Đánh giá điều kiện tự nhiên : vị trí địa lý, đất , khí hậu, địa hình, thủy văn. - Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế, thực trạng sản xuất nông nghiệp của thành phố, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dân số và lao động, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng.

Từ đó rút ra những thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với sử dụng đất nông nghiệp.

3.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang

- Hiện trạng sử dụng đất đai của thành phố Hà Giang.

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Hà Giang.

3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang - Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn thành phố Hà Giang. - Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn thành phố Hà Giang.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp.

3.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang thành phố Hà Giang

- Lựa chọn các loại sử dụng đất có hiệu quả cao.

- Các yếu tố hạn chế hiệu quả của các loại sử dụng đất được lựa chọn. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang.

3.3.1.Phƣơng pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thông tin, số liệu được thu thập từ tài liệu thống kê, các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của thành phố tại: Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Tài Nguyên môi trường, Phòng Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh,...

3.3.2. Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo từng vùng sản xuất, trên cơ sở kết quả của từng vùng sản xuất để tổng hợp đánh giá chung cho toàn thành phố.

Căn cứ vào điều kiện địa hình của thành phố, có thể chia thành 2 tiểu vùng, cụ thể:

+ Tiểu vùng 1: Có địa hình thung lũng, tương đối bằng phẳng, có điều kiện đất đai, tưới tiêu thích hợp cây rau bao gồm 5 phường: Ngọc Hà, Nguyễn Trãi,Quang Trung, Minh Khai, Trần Phú.

+ Tiểu vùng 2: Có địa hình núi thấp, có điều kiện đất đai, tưới tiêu thích hợp trồng lúa, màu, cây ăn quả và cây công nghiệp bao gồm 3 xã: Phương Độ, Phương Thiện, Ngọc Đường

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn thông qua việc đi thực địa quan sát, phỏng vấn người dân địa phương bằng phiếu với bộ câu hỏi soạn sẵn. Chọn các hộ điều tra đại diện cho các vùng theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là các hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích các cây trồng phổ biến, thuộc 5 xã, phường đại diện cho 2 tiểu vùng. Phỏng vấn 75 hộ, mỗi xã, phường phỏng vấn 15 hộ, t ểu vùng 1 điều tra ở 2 phường (Quang Trung, Ngọc Hà), t ểu vùng 2 điều tra ở 3 xã (Phương Độ, Phương Thiện, Ngọc Đường).

3.3.3. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất:

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và cách đánh giá

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Toàn bộ giá trị vật chất và dịch vụ được tạo ra trong quá trình sản xuất, thường tính cho 1 năm, được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra.

GTSX = SL*GB

Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất

SL: Sản lượng nông sản thu được /ha đất/năm GB: Giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (CPTG) : là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất, bao gồm chi phí vật chất+ các chi phí dịch vụ khác (mua hoặc thuê ngoài).

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là là phần thu nhập thuần tuý bao gồm cả công lao động gia đình tham gia sản xuất.

TNHH = GTSX – CPTG – KH – TH

Trong đó: KH là khấu hao tài sản cố định, TH: thuế

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC = TNHH/CLĐ

Trong đó: CLĐ là số công lao động cần thiết cho sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.

+ Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): TNHH/CPTG

Phân cấp chỉ tiêu (3 cấp: cao, trung bình, thấp) sẽ được thực hiện dựa vào số liệu điều tra đã được tổng hợp và xử lý. Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại (LUT)/kiểu sử dụng đất theo phương pháp cho điểm. Tiêu chí đạt hiệu quả cao: 3 điểm, hiệu quả trung bình: 2 điểm và hiệu quả thấp: 1 điểm.

+ Tổng hợp hiệu quả kinh tế của LUT/kiểu sử dụng đất: Là tổ hợp của 3 chỉ tiêu: GTSX, TNHH và HQĐV. Tổng số điểm cao nhất về hiệu quả kinh tế của 1 LUT là 9 điểm.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao, trung bình và thấp được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Cấp đánh giá Điểm GTSX (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (lần)

Cao 3 >180 >100 >1,0

Trung bình 2 90-180 50-100 0,5-1,0

Quy định:

Nếu số điểm của một LUT đạt từ > 75% tổng số điểm cao nhất (> 7 điểm): hiệu quả kinh tế cao;

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 50 – 75% tổng số điểm cao nhất (5 – 7 điểm): hiệu quả kinh tế trung bình;

Nếu số điểm của một LUT đạt từ< 50% tổng số điểm cao nhất (<5 điểm): hiệu quả kinh tế thấp.

- Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả xã hội và cách đánh giá

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người dân tính bằng số công lao động /ha/ năm.

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC = TNHH/ số công lao động Phân cấp chỉ tiêu (3 cấp: cao, trung bình, thấp) sẽ được thực hiện dựa vào số liệu điều tra đã được tổng hợp và xử lý. Đánh giá hiệu quả xã hội của LUT/kiểu sử dụng đất theo phương pháp cho điểm tương tự đánh giá hiệu quả kinh tế.

+ Tổng hợp hiệu quả xã hội của LUT/kiểu sử dụng đất. Tổng số điểm cao nhất về hiệu quả kinh tế của 1 LUT là 6 điểm.

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Cấp đánh giá Điểm CLĐ (Công) GTNC (1.000đ)

Cao 3 >500 >140

Trung bình 2 250 – 500 70 - 140

Thấp 1 < 250 < 70

Nếu số điểm của một LUT đạt từ > 75% tổng số điểm cao nhât (> 5 điểm): hiệu quả xã hội cao;

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 50 – 75% tổng số điểm cao nhất (3 – 5 điểm): hiệu quả xã hội trung bình;

Nếu số điểm của một LUT đạt từ < 50% tổng số điểm cao nhất (<3 điểm) : hiệu quả xã hội thấp.

- Duy trì, cải thiện độ phì nhiêu đất đánh giá bằng cách so sánh mức sử dụng phân bón của người dân với khuyến cáo sử dụng phân bón của Phòng k nh tế của thành phố.

+ Hiệu quả cao: nằm trong định mức (phân vô cơ và phân hữu cơ)

+Hiệu quả trung bình: trong định mức phân vô cơ, không đủ phân hữu cơ +Hiệu quả thấp: dưới định mức

- Mức độ gây ô nhiễm đất: đánh giá bằng cách so sánh mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân với khuyến cáo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Phòng kinh tế thành phố.

+ Hiệu quả cao: Sử dụng phương pháp phòng trừ sinh học hoặc sử dụng các thuốc thảo mộc.

+ Hiệu quả trung bình: chỉ sử dụng thuốc hoá học theo đúng khuyến cáo. + Hiệu quả thấp: Sử dụng thuốc không đúng theo khuyến cáo. - Khả năng che phủ đất (KCCP): Được tính bằng tỷ lệ % thời gian cây trồng có mặt trên đồng ruộng trong 1 năm

KNCP (%) = (Số tháng cây trồng có mặt trên đồng ruộng x 100)/12

Đánh giá hiệu quả môi trường của LUT/kiểu sử dụng đất theo phương pháp cho điểm tương tự đánh g á h ệu quả k nh tế.

Bảng 3.3: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng

Cấp đánh giá Điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc BVTV Khả năng che phủ Cao 3

Theo khuyến cáo về phân vô cơ, hữu cơ của Trung tâm khuyến nông

Sử dụng thuốc thảo dược hoặc phòng trừ bằng phương pháp sinh học

> 70%

Trung

bình 2

Sử dụng phân vô cơ trong định mức của trung tâm khuyến nông, phân hữu cơ thấp hơn định mức của Trung tâm khuyến nông

Theo khuyến cáo của Chi cục BVTV

50 - 70%

Thấp 1

Sử dụng cả phân vô cơ, hữu cơ không theo khuyến cáo của Trung tâm khuyến nông

Không theo khuyến cáo

* Tổng hợp hiệu quả của các LUT/kiểu sử dụng đất: theo phương pháp cho điểm.

Hiệu quả của 1 LUT/kiểu sử dụng đất là tổ hợp của 8 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Vì vậy, tổng hợp 8 tiêu chí ta kết luận được hiệu quả của 1 LUT, LUT có số điểm tối đa là 24 điểm (=100% tổng số điểm).

Nếu số điểm của một LUT >75% tổng số điểm (tương ứng > 18 điểm): Hiệu quả cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 50 - 75% tổng số điểm (tương ứng 12 - 18 điểm): Hiệu quả trung bình

Nếu số điểm của một LUT đạt <50% tổng điểm (tương ứng <12 điểm): Hiệu quả thấp.

Bảng 3.4. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Thành phố Hà Giang

Tổng điểm Đánh giá chung

>18 Cao

12 – 18 Trung bình

< 12 Thấp

3.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu:

Xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Office Excel.

3.3.5. Phƣơng pháp so sánh

Nhằm so sánh các kết quả tính toán được về hiệu quả sử dụng đất với các định mức hiệu quả sử dụng đất ở bảng 3.1; 3.2; 3.3; 3.4.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ GIANG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Giang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang trong tọa độ địa lý từ 22045' đến 22048' vĩ độ Bắc và từ 104047' đến 105003' kinh độ Đông. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Vị Xuyên; phía Đông Nam giáp huyện Bắc Mê (hình 4.1).

Nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ 23 km và cách thành phố Tuyên Quang khoảng 153 km. Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Hiện nay, thành phố bao gồm 08 đơn vị hành chính cấp xã (05 phường và 03 xã).

Hình 4.1. Vị trí địa lý thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

4.1.1.2. Địa hình

Nằm trong vùng chuyển tiếp của các núi đá vùng cao và các núi đất vùng thấp, thành phố Hà Giang có địa hình tương đối phức tạp theo hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải hoặc lượn sóng ven sông Lô và sông Miện. Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước nên hầu hết đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu

- Địa hình đồi núi thấp: Tập trung nhiều ở khu vực phía Tây xã Phương Độ, một phần ở xã Ngọc Đường và xã Phương Thiện, địa hình này có độ cao thay đổi từ 100 - 700 m, địa hình đồi bát úp hoặc lượn sóng.

4.1.1.3. Khí hậu

Hà Giang nằm ở phía Đông Bắc nên mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa. Thành phố Hà Giang là thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi lớn như Núi Cấm, Núi Mỏ Neo nên hưởng khí hậu mát mẻ, không gay gắt. Đặc điểmm khí hậu của thành phố như sau:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 22,70C, nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.2000C.

- Lượng mưa bình quân hằng năm 2.430 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng.

- Lượng bốc hơi bình quân của thành phố bằng 63,8% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, trong đó tháng lớn nhất là 87% (tháng 7 và tháng 8) mùa khô, độ ẩm trung bình chỉ còn khoảng 79% (tháng 3). Độ ẩm cao không diễn ra vào các tháng cuối mùa đông mà diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ (tháng 7 và 8).

- Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

4.1.1.4. Chế độ thủy văn

Thành phố Hà Giang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thuỷ văn của hệ thống các sông và suối nhỏ, trong đó sông Lô là lớn nhất, đoạn chảy qua thành phố dài gần 30 km. Đặc điểm của các sông, suối ở đây là lòng hẹp và khá dốc, do

đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Thành phố Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 13.345,89 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2016) được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của thành phố thành 4 nhóm đất chính

- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Có diện tích không đáng kể, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố chủ yếu ở khu vực xã Ngọc Đường và Phương Thiện dọc theo các sông Lô và sông Miện. Phản ứng của đất thay đổi từ trung bình đến khá; lân và kali tổng số trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo; thành phần cơ giới biến động phức tạp, thay đổi từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đây là nhóm đất thích hợp với các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lương thực.

- Nhóm đất gley (Gleysols): Có diện tích chiếm khoảng 3,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở chủ yếu ở khu vực xã có địa hình thấp trũng như Phương Thiện và một phần xã Phương Độ dọc theo Ba Khuổi My cho đến chân núi Pù Ké Kiếm. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động phức tạp, chủ yếu là trung bình và nặng. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nước, đất thường chặt, bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hoá.

- Nhóm đất xám (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích khá lớn, chiếm đến 89,8% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố, đặc biệt có nhiều tại xã Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ, phường Minh Khai, Nguyễn Trãi. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Vùng đất có địa hình thấp thích hợp với các cây ngắn ngày, cây hoa màu; vùng địa hình cao phù hợp trồng cây lâu năm.

- Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Chiếm 5,3% diện tích tự nhiên, phân bố chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)