Hiệu quả kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 64 - 68)

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất là một công tác hết sức quan trọng và là một trong những cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các LUT có triển vọng trong tương lai.

Trong nghiên cứu này chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế gồm: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn. Các chỉ tiêu đánh giá được định lượng bằng tiền theo đơn giá hiện hành năm 2017.

4.3.2.1. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất ở tiểu vùng 1

Ở tiểu vùng 1 có 3 loại sử dụng đất với 4 kiểu sử dụng đất.. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất của tiểu vùng 1 được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (tiểu v ng 1)

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (Tr.đ) CPTG (Tr.đ) TNHH (Tr.đ) HQĐV (lần) Tổng điểm Cấp đánh giá

Chuyên rau Các loại rau 304,94 146,20 158,74 1,08 9 Cao

Trung bình 122,55 54,11 68,43 1,33

Cây ăn quả Chuối 95,10 37,33 57,76 1,55 7 Trung

bình Ổi 150,00 70,89 79,11 1,12 7 Trung bình Cây công nghiệp hàng năm Mía 105,93 35,43 70,50 1,99 7 Trung bình Nguồn: số liệu điều tra 2017 thành phố Hà Giang Số liệu bảng 4.7chỉ ra rằng:

- LUT chuyên rau: Các chỉ tiêu bao gồm GTSX, TNHH, HQĐV đạt được đều ở mức cao. GTSX và TNHH của LUT này lần lượt là 304,94 triệu đồng/ha/năm và 158,74 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,08 lần.

- LUT cây ăn quả có GTSX trung bình là 122,55 triệu đồng/ha/năm, TNHH trung bình là 68,43 triệu đồng/ha/năm với 2 kiểu sử dụng đất là cây chuối và cây ổi, các chỉ tiêu của 2 kiểu sử dụng đất như sau:

Các chỉ tiêu GTSX và TNHH của cây chuối đều ở mức trung bình, lần lượt là 95,10 triệu đồng/ha/năm và 68,43 triệu đồng/ha/năm, tuy nhiên HQĐV của cây chuối lại ở mức cao 1,55 lần do CPTG thấp (57,76 triệu đồng/ha/năm).

GTSX của cây ổi là 150,00 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 79,11 triệu đồng/ha/năm, các chỉ tiêu này ở mức trung bình, HQĐV đạt được là 1,12 lần.

- LUT cây công nghiệp hàng năm với kiểu sử dụng đất đặc trưng là cây mía. Hai chỉ tiêu GTSX và TNHH đều ở mức trung bình, tuy nhiên do CPTG thấp nên HQĐV của LUT này lại ở mức cao. GTSX là 105,93 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 70,50 triệu đồng, HQĐV đạt 1,99 lần.

4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất tiểu vùng 2

Tiểu vùng 2 có 7 LUT với 8 kiểu sử dụng đất. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất tiểu v ng 2

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (Tr.đ) CPTG (Tr.đ) TNHH (Tr.đ) HQĐV (lần) Tổng điểm Cấp đánh giá

Chuyên lúa Lúa xuân - lúa

mùa 90,64 59,99 30,65 0,51 5

Trung bình

Trung bình 144,35 91,27 53,08 0,58

2 lúa – 1 màu Lúa xuân – lúa

mùa – khoai lang 125,74 86,21 39,53 0,46 4 Thấp

Lúa xuân – lúa

mùa – khoai tây 162,97 96,33 66,64 0,69 6

Trung bình

Trung bình 55,96 34,60 21,35 0,7

Chuyên màu Ngô – lạc 74,17 49,21 24,96 0,51 4 Thấp

Sắn 37,75 19,94 17,81 0,89 4 Thấp

Cây ăn quả Chuối 94,65 36,19 58,45 1,62 7 Trung

bình

Cây CNHN Mía 109,31 39,04 70,27 1,80 7 Trung

bình Cây CNLN Chè 90,60 49,68 40,92 0,82 5 Trung bình Rừng sản xuất Keo 114,40 53,12 61,27 1,15 7 Trung bình

Số liệu bảng 4.8 cho thấy:

- Loại sử dụng đất chuyên lúa có GTSX 90,64 triệu đồng/ha/năm; TNHH đạt 30,65 triệu đồng/ha/năm; HQĐV chỉ đạt 0,51 lần.

- LUT 2 lúa – 1 màu có GTSX trung bình là 144,35 triệu đồng/ha/năm, TNHH trung bình là 53,08 triệu đồng/ha/năm, HQĐV trung bình là 0,58 lần.LUT này có hai kiểu sử dụng đất chính là lúa xuân – lúa mùa – khoai lang và lúa xuân – lúa mùa – khoai tây. Các chỉ tiêu cụ thể của hai kiểu sử dụng đất như sau:

+ Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa - khoai lang có GTSX là 125,74 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 39,53 triệu đồng/ha/năm; HQĐV ở mức thấp, chỉ đạt 0,46 lần.

+ Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – khoay tây: GTSX là 162,97 triệu đồng/ha/năm; chỉ tiêu TNHH là 66,64 triệu đồng/ha/năm, HQĐV chỉ đạt 0,69 lần.

- LUT chuyên màu với 2 kiểu sử dụng đất là ngô – lạc và sắn với các chỉ tiêu trung bình như sau, GTSX trung bình là 55,96 triệu đồng/ha/năm, TNHH trung bình là 21,35 triệu đồng/ha/năm, HQĐV trung bình đạt 0,7 lần. Cụ thể từng kiểu sử dụng đất:

+ Kiểu sử dụng đất ngô – lạc có GTSX và TNHH lần lượt là 74,27 triệu đồng/ha/năm và 24,96 triệu đồng/ha/năm, HQĐV ở mức thấp 0,51 lần.

+ Kiểu sử dụng đất chuyên sắn có GTSX, TNHH thấp hơn kiểu sử dụng đất ngô – lạc, GTSX là 37,75 triệu đồng/ha/năm, TNHH ở mức 17,81 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 0,89 lần.

- LUT cây ăn quả với cây trồng chính là cây chuối có GTSX là 94,65 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt được là 58,45 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,62 lần.

- Cũng như tiểu vùng 1, ở tiểu vùng 2 mía vẫn là kiểu sử dụng đất chính của LUT cây CNHN với các chỉ tiêu đạt được như sau, GTSX 109,31 triệu đồng/ha/năm, TNHH ở mức cao là 70,27 triệu đồng/ha/năm, HQĐV ở mức cao 1,80 lần.

- LUT cây công nghiệp lâu năm có kiểu sử dụng đất chính là cây chè. Với thời gian từ khi trồng mới đến lúc được thu hoạch là 3 năm, ba chỉ tiêu GTSX, TNHH, HQĐV của 3 năm lần lượt là 90,60 triệu đồng/ha và 40,92 triệu đồng/ha , HQĐV đạt 0,82 lần.

- LUT rừng sản xuất có cây trồng chính là cây keo lai, sau 7 năm được thu hoạch đạt được các chỉ tiêu như sau GTSX là 114,40 triệu đồng/ha, TNHH ở ngưỡng trung bình 61,27 triệu đồng/ha, HQĐV đạt được là 1,15 lần.

* Đánh giá chung hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa àn thành phố

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của 2 tiểu vùng trên địa bàn thành phố cho thấy:

- Tiểu vùng 1 có điều kiện phát triển mạnh nhất loại hình sử dụng đất chuyên rau và cây ăn quả, loại sử dụng đất cây công nghiệp hàng năm cũng là 1 thế mạnh của vùng.

+ LUT chuyên rau có hiệu quả kinh tế ở mức cao (9 điểm) + LUT cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế trung bình:

Kiểu sử dụng đất trồng cây chuối đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình (7 điểm)

Kiểu sử dụng đất trồng cây ổi đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình (7 điểm) + LUT cây CNHN với tổng số điểm là 7 điểm cũng đạt hiệu quả kinh tế trung bình.

- Tiểu vùng 2 phát triển LUT cây ăn quả, LUT cây công nghiệp, LUT rừng sản xuất. Tuy nhiên LUT chuyên lúa có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho thành phố nên vẫn cần tiếp tục sử dụng và phát triển. Bên cạnh việc giữ lại LUT chuyên lúa thì thành phố cũng cần có các biện pháp nghiên cứu về giống lúa, thời vụ, biện pháp canh tác, phân bón và ứng dụng khoa học kỹ thuật để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ LUT chuyên lúa đạt 5 điểm, ở mức hiệu quả kinh tế trung bình. + LUT 2 lúa – 1 màu

Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa - khoai lang đạt hiệu quả kinh tế thấp, với tổng điểm 4 điểm.

Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – khoay tây đạt hiệu quả kinh tế trung bình (5 điểm).

+ LUT chuyên màu đạt hiệu quả kinh tế thấp,hiệu quả kinh tế của hai kiểu sử dụng đất ngô – lạc và chuyên sắn đều ở mức thấp.

+ LUT cây ăn quả, LUT cây CNHN, LUT rừng sản xuất đều đạt hiệu quả kinh tế trung bình với tổng số điểm mỗi LUT là 7 điểm.

+ LUT cây CNLN có hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với số điểm là 5 điểm.

Từ thế mạnh của mỗi vùng trên địa bàn trên địa bàn có thể nhận thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp của thành phố Hà Giang tập trung vào: mở rộng diện tích cây rau, cây ăn quả, công nghiệp, duy trì diện tích cây lương thực để đảm bảo an ninh lương thực trong vùng. Bên cạnh đó, diện tích đất trồng rừng sản xuất cũng được mở rộng trên địa bàn tiểu vùng 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)