Tình hình nghiên cứu nâng cao sửdụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 31 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao sửdụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.2.1. Trên thế giới

2.2.1.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới

Tổng số diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 149 triệu km2

, trong đó đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (đất phù sa, đất rừng nâu, đất đen) chiếm 12,6%, còn các loại đất xấu (như tuyết, băng hà, đất hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên) chiếm đến 40,5%.(FAO, 1990).

Đất đai phân bố khơng đều giữa các Châu lục,bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ có 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ cịn 0,12 ha. Theo tính tốn của Tổ chức Nơng Lương thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.

Theo FAO/UNESCO (Arens P.L, 1997) trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện tích đất bị suy thối vì lý do tác động con người, trong đó suy thối vì xói mịn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trơi 12,2% diện tích. Ở Trung Quốc, diện tích đất bị suy thối là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị xói mịn

nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu ha đất bị úng, lầy. Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 ha đất đã bị hoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. Theo kết quả điều tra của FAO, do chế độ canh tác khơng tốt đã gây xói mịn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng đất dốc. Mỗi năm lượng đất bị xói mịn tại các châu lục là: châu Âu, châu Úc, châu Phi: 5 - 10 tấn/ha, châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; châu Á: 30 tấn/ha (FAO, 1992).

Việc sử dụng thuốc BVTVmột cách thái quá đã tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm đất. Theo ước lượng của tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu.

Tồn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng, hàng năm bị mất đi trên 15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm. Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở vùng châu Mỹ – Latinh và châu Á.

Bên cạnh đó xói mịn rửa trơi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất, mơi năm rửa trơi xói mịn chiếm 15% ngun nhân thối hố đất. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mịn rửa trơi 1,8 -3,4 tấn/hecta/năm.

Bước vào thế kỷ XXI dân số ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu của con người tăng theo đã gây sức ép lớn đến quỹ đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nơng nghiệp bị thối hố đã làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực dẫn đến cuộc sống của con người bị đe doạ.

Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới đã bị suy thối nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mịn, rửa trơi, sa mạc hố, chua hố, mặn hố, ơ nhiễm môi trường, đây cũng là một nguyên nhân làm cho diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới ngày càng bị thu hẹp. Khoảng 40% đất nơng nghiệp đã bị suy thối mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hố do biến đổi khí hậu và khai thác sử dụng khơng hợp lý.

Tóm lại, diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới đã khơng cịn nhiều so với tổng diện tích đất tụ nhiên, kèm theo đó là bị sử dụng kém hiệu quả đã dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu cho hiện tại và tương lai, nguyên nhân chủ yếu là do con người gây ra.

2.2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới

Với diện tích đất có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là

vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mơ phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chun gia... Bằng những phương pháp đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Theo hướng đó, hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn trước. Viện Lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều cơng trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nơng thơn tồn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nơng dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển KT-XH nơng thơn phát triển tồn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000).

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngồi hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây khơng thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn. Một trong chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Ở Malaixia: Tập trung sản xuất hàng hố có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao. Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng ñịa phương.

Ở Philippin phát huy thế mạnh sẵn có xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị. Tăng cường ñầu

tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nơng. Thay đổi chiến lược chính sách nơng nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh..

Ở Ấn Độ, việc đánh giá đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất được áp dụng các phương pháp tham biến biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình tốn học kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng %, chia làm 6 nhóm:

- Nhóm thượng hảo hạng: Có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao.

- Nhóm tốt: Trồng được bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng suất thấp hơn nhóm thượng hạng.

- Bốn nhóm cịn lại là nhóm trung bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm khơng thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Ở Hoa Kỳ, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, phân hạng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử dụng đất hợp lý đã được chú ý. Hiện nay, ở Hoa Kỳ đang áp dụng rộng rãi hai phương pháp:

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn. Trong đánh giá đất đai người ta đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.

- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% làm mốc so sánh với đất khác.

Ở các nước Châu Âu đánh giá đất phổ biến theo hai chiều hướng:

- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng định tính).

- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)