Đánh giá tổng hợp hiệu quả các LUT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 77)

Dựa vào đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp mức độ hiệu quả của các LUT như sau:

- Tiểu vùng 1: Nhìn chung với sự lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của loại đất, địa hình, điều kiện sinh hoạt thì các LUT ở tiểu vùng này cho hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thuộc mức cao. Cụ thể:

+ LUT có số điểm cao nhất là LUT chuyên rau với 22 điểm.

+ LUT cây ăn quả có số điểm trung bình là 19,5 điểm; kiểu sử dụng đất cây chuối đạt 19 điểm, kiểu sử dụng đất cây ổi đạt được 20 điểm.

+ LUT cây CNHN đạt được 18 điểm . - Tiểu vùng 2:

+ LUT đạt hiệu quả cao nhất là LUT cây ăn quả với tổng số điểm là 19 điểm, đạt hiệu quả cao

+ Tiếp đến là LUT cây CNHN và LUT rừng sản xuất có số điểm là 18 điểm, đạt hiệu quả cao.

+ LUT cây CNLN có tổng số điểm là 16 điểm đạt hiệu quả ở mức trung bình. + LUT 2 lúa – 1 màu có tổng số diểm trung bình là 15,5 điểm, trong đó kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – khoai tây được 17 điểm, kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – khoai lang được 14 điểm.

+ 13,5 là tổng số điểm của LUT chuyên màu do đó LUT đạt hiệu quả trung bình. + LUT chuyên lúa chỉ đạt 14 điểm, chỉ đạt hiệu quả trung bình. Tuy nhiên đây vẫn là LUT được người dân lựa chọn vì nó mang đậm tính truyền thống trong tập quán canh tác của người dân địa phương và đây cũng là LUT cung cấp, đảm bảo an ninh lương thực cho thành phố.

Bảng 4.15. Tổng hợp hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các LUT thành phố Hà Giang

LUT Kiểu sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội

Hiệu quả môi

trƣờng Tổng số điểm Đánh giá

TV 1 TV2 TV 1 TV2 TV

1 TV2 TV 1 TV2 TV 1 TV2

Tiểu v ng 1

Chuyên rau Rau đông – rau xuân 9 - 6 7 22 Cao

Trung bình 7 - 5,5 7 19,5

Cây ăn quả Chuối 7 - 5 7 19 Cao

Ổi 7 - 6 7 20 Cao

Cây CNHN Mía 7 - 5 6 18 Cao

Tiểu v ng 2

Chuyên lúa Lúa xuân – lúa mùa 5 4 5 14 Trung bình

Trung bình 5 4,5 6 15,5

2 lúa – 1 màu Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang 4 4 6 14 Trung bình

Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây 6 5 6 17 Trung bình

Trung bình 4 3,5 6 13,5

Chuyên màu Ngô –lạc 4 4 6 14 Trung bình

Sắn 4 3 6 13 Trung bình

Cây CNHN Mía

7 5 6 18 Cao

Cây ăn quả Chuối 7 5 6 18 Cao

Cây CNLN Chè 5 5 6 16 Trung bình

Rừng sản xuất Keo 7 5 7 19 Cao

4.4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ GIANG

4.4.1. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Hà Giang

Thành phố Hà Giang là một phần trực thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh với nhiệm vụ chủ đạo là phát triển cây lương thực, cây ăn quả và chăn nuôi hàng hóa.

Trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp của thành phố ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nên hướng phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới theo hướng hàng hóa, có năng suất chất lượng cao, tăng giá trị làm ra trên 1 ha canh tác. Hình thức các vùng chuyên môn hóa về lương thực thực phẩm, cây rau mùa, cây ăn quả, cây chè với khả năng thâm canh lớn, trở thành vành đai cung cấp sản phẩm nông nghiệp, rau thực phẩm cho các khu công nghiệp, đô thị. Hình thành các vùng rau, quả sạch phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thành phố và các vùng lân cận.

Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường là phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững có hệ thống cây trồng đa dạng, ổn định kết hợp hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.

Định hướng sẽ hình thành các vùng trồng lương thực, chè tập trung với mức đầu tư thâm canh cao để có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn. Bên cạnh đó phát huy lợi thế các tiểu vùng sinh thái để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung (lúa năng suất cao, lúa chất lượng cao, rau an toàn,…) gắn với hệ thống chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm tiện lợi cho người dân.

Duy trì diện tích đất trồng lúa (đặc biệt là đất chuyên lúa), đất chuyên rau màu hiện có nhằm đảm bảo an ninh lương thực của thành phố. Cải tạo vườn tạp thành vườn cây có giá trị thu nhập cao, hình thành các trang trại cây ăn quả vừa và nhỏ ở những vùng đất cao.

Thực hiện chuyển đổi các khu vực bị hạn sang cây trồng khác (trồng mía, trồng rau, trồng cỏ,...).

Phối hợp với các hợp tác xã, các công ty nông nghiệp để đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau công nghệ mới (rau hữu cơ) đây là mô hình điển hình, tạo điểm nhấn về phát triển kinh tế để triển khai nhân rộng ra các xã, phường trên địa bàn thành phố.

4.4.2. Đề xuất các loại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả

Việc lựa chọn, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho thành phố không những giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mà còn hạn chế được các yếu tố bất lợi và phát huy các yếu tố thuận lợi cho cây trồng mang lại năng suất và sản lượng cao, giảm thiểu chi phí sản xuất nâng cao thu nhập của người dân, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cây trồng và các nguồn lực của địa phương. Đây là những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

Các tiêu chí để lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả là:

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao. - Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao trình độ canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Hiệu quả về mặt môi trường: Bảo vệ đất tốt, nâng cao độ che phủ đối với đất, bảo vệ nguồn nước.

Trên quan điểm đề xuất và từ kết quả đánh giá tổng hợp khả năng sử dụng bền vững của các loại hình sử dụng đất sản xuất nêu trên, chúng tôi đề xuất một số LUT của thành phố tới năm 2020.

+ LUT chuyên rau: cần mở rộng thêm diện tích để phát triển vùng vành đai rau an toàn Vietgap. Do đây là LUT cho giá trị kinh tế cao nên cần phải mở rộng thêm vưag giải quyết công ăn việc làm cho người dân vừa góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

+ LUT cây ăn quả cần phát triển theo hướng chuyên canh, nhằm khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai hiện có, đáp ứng nhu cầu thị trường trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận.

+ Loại hình sử dụng đất chuyên lúa tuy có mức đánh giá hiệu quả thấp nhưng vẫn phải duy trì và sẽ được đầu tư (hệ thống tưới tiêu và các cơ sở hạ tầng khác) trồng thêm cây vụ đông là khoai tây. Vì đây là LUT mang tính truyền thống của người đân địa phương và đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm tại chỗ.

+ LUT 2 lúa – màu : Đây là LUT cần được khuyến khích và nhân rộng hơn nữa để tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, dần đưa sản xuất vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm. Lựa chọn tăng diện tích

kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – khoai tây vì đây là kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao hơn kiểu sử dụng lúa xuân – lúa mùa – khoai lang.

+ LUT rừng sản xuất thì đề nghị tăng thêm diện tích vì đây là một trong những thế mạnh của vùng, chiếm tới 40% diện tích đất nông nghiệp, người dân được giao đất giao rừng để phát triển nền “kinh tế xanh” góp phần nâng cao đời sống.

4.4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện

Từ kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác, sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở thành phố Hà Giang như sau:

Tiểu v ng 1

+ Đối với LUT chuyên rau: cần đưa vào sử dụng các loại giống cây trồng mới có năng suất cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh cao hơn. Tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến, hướng dẫn nông dân nên bón phân theo khuyến cáo của cơ quan chuyên ngành tại địa phương; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, nên sử dụng các chế phẩm sinh học góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường. Xây dựng hạ tầng thương mai, dịch vụ nông thôn gồm hệ thống các quầy hàng, cửa hàng bán lẻ ở các khu dân cư tập trung, xây dựng chợ trung tâm cho các xã để phục vụ tốt cho việc trao đổi nông sản. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại, dịch vụ; hướng dẫn tạo điều kiện để các hợp tác xã nông lâm nghiệp có thể đảm nhận được đầu ra cho sản phẩm hàng hóa.

+ LUT cây ăn quả: Cải tạo các vườn tạp của gia đình thành vườn cây có giá trị thu nhập cao.

- Tiểu v ng 2

+ LUT chuyên lúa: Thời gian tới thành phố cần khuyến khích người nông dân đưa các giống lúa mới cho năng suất chất lượng cao vào sản xuất trên diện rộng. Ngoài ra cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, chuyển đổi diện tích đất lúa 1 vụ sang trồng màu hoặc kết hợp 1 vụ lúa với 1 vụ màu để tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho vùng. Bên cạnh đó cần hạn chế thấp nhất việc chuyển diện tích đất trồng lúa sang mục đích khác.

+ Đối với LUT cây CNLN: cần tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng quy cách và liệu lượng tránh các tác động lên môi trường.

+ LUT 2 lúa – 1 màu: Tăng diện tíchbằng cách tận dụng tối đa các diện tích đất 2 lúa, thuận lợi tưới tiêu để bố trí các loại cây hàng hoá dễ làm như : ngô, lạc, khoai tây, ...

+ LUT cây ăn quả: Giống như tiểu vùng 1 cần phải cải tạo các vườn tạp của gia đình thành vườn cây có giá trị thu nhập cao, hình thành các trang trại cây ăn quả vừa và nhỏ ở những vùng đất cao.

+ LUT rừng sản xuất: Thực hiện tốt chính sách giao đất giao rừng cho các tổ

chức cá nhân kinh doanh từ nghề rừng, triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nghề thủ công từ rừng. Thay thế các diện tích rừng trồng kém hiệu quả bằng việc trồng mới lại với các giống cây có năng suất cao hơn.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phố Hà giang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang , có diện tích 13392,89 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 86,13% trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp (chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên). Những năm qua, nông nghiệp của thành phố đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá.

2. Sử dụng đất của thành phố Hà Giang đa dạng với 8 LUT: chuyên rau, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, chuyên lúa, 2 lúa – 1 màu, chuyên màu, rừng sản xuất, cây công nghiệp lâu năm.

3. Hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp của thành phố như sau: - Hiệu quả kinh tế:

+ Tiểu vùng 1: LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT chuyên rau với GTSX đạt 304,94 triệu đồng/ha/năm, TNHH đạt 158,74 triệu đồng/ha/năm, HQĐV đạt 1,08 lần. Tiếp đến là các LUT cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm có hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với GTSX đạt ở mức từ 95,10 triệu đồng/ha/năm đến 150 triệu đồng/ha/năm; TNHH đạt từ 57,76 triệu đồng/ha/năm đến 79,11 triệu đồng/ha/năm; HQĐV đạt 1,12 lần đến 1,99 lần.

+ Tiểu vùng 2: LUT đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là các LUT: cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm, rừng sản xuất có GTSX lần lượt là 94,65 triệu đồng/ha/năm, 109,31 triệu đồng/ha/năm, 114,40 triệu đồng/ha/năm; TNHH lần lượt là 58,45 triệu đồng/ha/năm, 40,92 triệu đồng/ha/năm, 61,27 triệu đồng/ha/năm và HQĐV lần lượt là 1,62 lần, 1,80 lần và 1,15 lần. Tiếp đến là LUT cây CNLN đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với GTSX là 90,60 triệu đồng/ha/năm, TNHH 40,92 triệu đồng/ha/năm, HQĐV là 0,82 lần. LUT 2 lúa- 1 màu có GTSX trung bình là 144,35 triệu đồng/ha/năm, TNHH trung bình là 53,08 triệu đồng/ha/năm, HQĐV trung bình là 0,58 lần. LUT chuyên màu có hiệu quả kinh tế ở mức thấp với GTSX trung bình là 55,96 triệu đồng/ha/năm, TNHH trung bình là 21,35 triệu đồng/ha/năm, HQĐV là 0,7 lần.

- Hiệu quả xã hội:

+ Tiểu vùng 1: LUT có hiệu quả xã hội cao là chuyên rau. Tiếp đến là LUT cây ăn quả và LUT cây CNHN.

+ Tiểu vùng 2: Các LUT đều có hiệu quả xã hội ở mức trung bình. - Hiệu quả môi trường:

+ Tiểu vùng 1: Các LUT đều đạt hiệu quả môi trường ở mức trung bình. + Tiểu vùng 2: Cũng như tiểu vùng 1, các LUT ở tiểu vùng 2 đều đạt hiệu quả môi trường ở mức trung bình.

4. Định hướng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Giang trong thời

gian tới:

Duy trì diện tích LUT chuyên lúa, tuy LUT này có hiệu quả sử dụng đất không cao nhưng LUT này giúp đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thành phố, giải quyết một phần lao động nông nhàn. Thực hiện chuyển đổi các khu vưcj bị hạn sang cây trồng khác có năng suất cao hoen (trồng mía, trồng rau,...). Tiếp tục thực hiện tốt chính sách giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh từ nghề rừng.

5. Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất như: áp dụng các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến, hướng dẫn nông dân nên bón phân theo khuyến cáo của cơ quan chuyên ngành tại địa phương; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, nên sử dụng các chế phẩm sinh học góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường. Trồng xen một số loại cây ngắn ngày, cây họ đậu để che phủ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

5.2. KIẾN NGHỊ

Các nghiên cứu trên đấy mới là các đánh giá bước đầu đối với các loại sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng phát triển các loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững thành phố Hà Giang. Khi xây dựng kế hoạch phát triển cho địa phương cần có những nghiên cứu chi tiết hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013). Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất

nông nghiệp tại Yên Bái, giai đoạn 2012 - 2020, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên

2. Chu Văn Cấp (2001). Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển Nông nghiệp và Nông thôn nước ta hiện nay. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Đào Châu Thu (1999). Đánh giá đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đào Châu Thu (2002). Giáo trình: Hệ thống phát triển nông nghiệp dùng cho học

viên cao học. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

5. Đinh Duy Khát , Đoàn Công Quỳ (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

canh tác huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tạp chí Khoa học và Phát triển. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Số 4&5 – Năm 2006.

6. Đoàn Công Quỳ (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã

vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Số 25, (vie)-ISSNN0868-3743,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)