Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 39 - 42)

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí tại huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam.

Tình hình thực hiện các phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm trên địa bàn huyện.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi không gian: Toàn bộ 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam.

Phạm vi thời gian: Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2016.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lý Nhân

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường: Xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện khí hậu, chế độ thủy văn, tài nguyên nhân văn, thực trạng cảnh quan và môi trường.

- Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội: Nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.

3.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam

3.3.2.1. Đánh giá thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới các xã trong huyện Lý Nhân (19 tiêu chí được phân thành 5 nhóm)

- Quy hoạch

- Hạ tầng kinh tế - xã hội - Kinh tế và tổ chức sản xuất - Văn hóa - xã hội - môi trường - Hệ thống chính trị

3.3.2.2. Đánh giá tình hình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

3.3.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nhân Bình và xã Nguyên Lý Nhân Bình và xã Nguyên Lý

3.3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Nhân Bình và xã Nguyên Lý

3.3.3.2. Tình hình thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nhân Bình và xã Nguyên Lý

3.3.3.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tại từng xã điều tra

3.3.3.4.Cách tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của từng xã. 3.3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp chọn điểm và đối tượng nghiên cứu

- Dựa trên sự khác nhau về đặc điểm từng vùng như điều kiện tự nhiên, thu nhập, tốc độ phát triển kinh tế, trình độ nhận thức của người dân..., chọn ra 2 xã đặc trưng nhất để điều tra thu thập thông tin về công tác tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đó là:

Xã Nhân Bình là xã đầu tiên đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới” trên địa bàn huyện Lý Nhân. Đến tháng 12/2016, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí theo quy chuẩn của Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới.

Xã Nguyên Lý là đại diện cho nhóm các xã gần như khó khăn nhất trên địa bàn huyện, trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn chậm tiến độ. Đến cuối năm 2016 xã mới đạt được 12 tiêu chí.

3.4.2. Điều tra, thu thập số liệu

Đây là phương pháp được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Một số phương pháp cụ thể đó là:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được tiến hành thu thập tại các cơ quan hữu quan: Phòng Kinh tế huyện Lý Nhân, Phòng Quản lý đô thị huyện Lý Nhân, Phòng Thống kê huyện Lý Nhân…và các xã của huyện Lý Nhân.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn những người có trách nhiệm về triển khai thực hiện phương án quy hoạch ở huyện. Qua đó tìm hiểu những mặt được và chưa được cũng như những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho những tồn tại công tác triển khai thực hiện phương án quy hoạch.

Thu thập số liệu thông qua 100 phiếu điều tra thiết kế sẵn, đối tượng lựa chọn khảo sát là người dân trên địa bàn 2 xã được chọn.

3.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu

- Để xây dựng báo cáo, nhiều tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong báo cáo. Đó là các nghiên cứu cùng đề tài của các tác giả đi trước, được thực hiện ở các địa phương khác. Kết quả nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhưỡng, về khí hậu thời tiết chi tiết của huyện Lý Nhân – tỉnh Nam Định cũng được kế thừa sử dụng, để làm rõ các đặc điểm của địa phương. Đồng thời, các tài liệu khác về địa phương như các số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, các bản đồ gốc của địa phương cũng được thu thập, sử dụng phục vụ tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

- Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài có tiến hành thống kê, so sánh số liệu giữa các năm trước và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

3.4.4. Phương pháp tiêu chí đánh giá

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lý Nhân bao gồm 3 loại hình quy hoạch: quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất. Trong đó:

+ Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, quy mô thực hiện, nguồn vốn thực hiện.

+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, địa điểm thực hiện, nguồn vốn thực hiện, cách thức thực hiện.

+ Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá theo chỉ tiêu diện tích thực hiện và tỷ lệ thực hiện.

- Công tác đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn mới được thực hiện dựa trên 5 nhóm tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; nhóm tiêu chí hạ tầng – kinh tế - xã hội; nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất; nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường và nhóm tiêu chí hệ thống chính trị với các chỉ tiêu: Tiến độ thực hiện, thời gian thực hiện, tỷ lệ hoàn thiện,...

- Đánh giá mức độ hoàn thiện các tiêu chí dựa theo bảng chấm điểm các tiêu chí đạt chuẩn NTM tỉnh Hà Nam (kèm theo Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày 23/01/2015 của UBND tỉnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)