Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới hai xã
4.4.3. Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn xã
xã Nguyên Lý và xã Nhân Bình
4.4.3.1. Ý kiến đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của người dân tại xã Nguyên Lý và xã Nhân Bình
a. Cách thức tổ chức thực hiện
Việc xây dựng NTM trên địa bàn các xã được triển khai theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” vì cộng đồng dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động phát triển nông thôn, sự phát triển chung của khu vực nông thôn phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi người dân trong cộng đồng vì vậy công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về NTM để người dân hiểu được lợi ích, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng từ đó tích cực tham gia thực hiện chương trình. Tuy nhiên, không phải BCĐ xây dựng NTM ở địa phương nào cũng hoạt động hiệu quả. Tùy theo cách tiếp cận thông tin về NTM của người dân khác nhau mà hiệu quả hoạt động của nhân dân khi tham gia ở mỗi nơi lại khác nhau.
* Cách thức tiếp cận thông tin về NTM
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến về cách thức tiếp cận thông tin NTM
Nội dung Nguyên Lý Nhân Bình
Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
Chính quyền xã 39 78,0 43 86,0
Các tổ chức đoàn thể 17 34,0 32 64,0
Phương tiện thông tin đại chúng 31 62,0 40 80,0
Nguồn khác 0 0,0 0 0,00
Tổng số hộ dân khi được hỏi 50 50
Qua bảng trên ta thấy, sự chênh lệch giữa các cách tiếp cận thông tin của 2 xã là khá nhiều. Có thể đánh giá Ban phát triển thôn, BCĐ NTM xã Nhân Bình đã chú trọng nhiều hơn đến công tác tuyên truyền về NTM cho nhân dân toàn diện trên nhiều hình thức, cụ thể: khi được hỏi có tới 86% hộ dân xã Nhân Bình đều được tiếp cận thông tin qua chính quyền xã, 64% là tiếp cận qua các tổ chức đoàn
thể và trong số đó còn có rất nhiều hộ được tiếp cận qua tổng hợp cả 3 hình thức. Còn xã Nguyên Lý khi được hỏi thì có 78% hộ dân là tiếp cận qua chính quyền xã, chỉ có 34% là tiếp cận qua các tổ chức đoàn thể. Thực tế ở xã Nguyên Lý nhiều bà con có biết đến Chương trình MTQG xây dựng NTM chỉ qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh xã, các bằng rôn, áp phích cổ động tuyên truyền nên cách thức để tham gia, để thực hiện cũng như hiệu quả thiết thực mà nó mang lại cho cuộc sống của nhân dân thì không nắm rõ.
* Sự tham gia vào xây dựng NTM
Do cách tiếp cận thông tin về NTM khác nhau nên việc tham gia của người dân vào xây dựng NTM tại địa phương cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến về sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM
Nội dung Nguyên Lý Nhân Bình
Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
Có tham gia 48 96,00 50 100,00
Không tham gia 2 4,00 0 0,00
Tổng số 50 100,00 50 100,00
Qua bảng trên thấy, tỷ lệ người dân xã Nhân Bình khi được hỏi có tham gia vào chương trình xây dựng NTM của xã không thì đạt 100%, trong khi đó xã Nguyên Lý đạt có 96%.
* Hình thức khi tham gia vào xây dựng NTM
Bảng 4.17. Nội dung tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM
Nội dung Nguyên Lý Nhân Bình
Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
Trông coi, giám sát, quản lý 7 14,00 13 26,00 Góp ngày công lao động 46 92,00 50 100,00
Góp tiền, vốn 23 46,00 50 100,00
Hiến đất 3 6,00 18 36,00
Qua bảng trên thấy, nội dung tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM (phần nhiều cho công tác làm đường giao thông) chủ yếu là góp tiền, vốn và đóng góp ngày công lao động, còn nội dung trông coi (nguyên vật liệu xây dựng), giám sát, quản lý rất ít. Tuy nhiên người dân ở xã Nhân Bình tham gia tích cực hơn người dân xã Nguyên Lý: 100% người dân xã Nhân Bình khi được hỏi đều tham gia góp tiền và góp ngày công lao động, 36% người dân tham gia hiến đất làm đường; Trong khi đó xã Nguyên Lý có 84% tham góp tiền vốn, 92% góp ngày công lao động và chỉ có 6% tham gia hiến đất.
b. Cách huy động vốn: Để đạt được kết quả như trên là do có sự góp kinh
phí của của nhân dân trong xã; sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân; sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tuy nhiên việc nhân dân đóng góp ít hay nhiều còn do sự hiểu biết của người dân thông qua công tác tuyên truyền của BCĐ NTM xã, hơn thế nữa còn là do tinh thần tự nguyện của mỗi người dân.
Bảng 4.18. Nguồn gốc của nguồn vốn xây dựng NTM Nội dung Nội dung Nguyên Lý Nhân Bình Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Ngân sách Nhà nước 50 100,00 50 100,00 Nhân dân đóng góp 42 84,00 50 100,00 Tổ chức tín dụng 29 58,00 22 44,00 Từ nguồn khác 15 30,00 13 26,00
Tổng số người dân được hỏi 50 50
Qua bảng 4.18 nhận thấy, nhận thức của người dân 2 xã về nguồn vốn, người kinh phí đầu tư cho xây dựng NTM tương đối giống nhau: 100% người dân xã Nhân Bình đều cho rằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và do nhân dân đóng góp, 44% là từ các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, 100% người dân xã Nguyên Lý cho rằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và 29% là từ tổ chức tín dụng, có 6% số người dân được hỏi cho rằng nguồn vốn không do nhân dân đóng góp.
Bảng 4.19. Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng NTM đến 31/12/2016 Nội dung Nội dung Nguyên Lý Nhân Bình Số tiền (tỷ đông) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nhân dân đóng góp 8,36 9,82 22,42 17,2 Doanh nghiệp 6,7 7,87 18,9 14,5 Nguồn vốn khác 40,56 47,63 42,8 32,8 Ngân sách nhà nước 29,531 34,68 46,006 35,5 - Ngân sách xã 9,135 10,73 17,168 13,5 - Ngân sách Tỉnh 12,544 14,73 22,726 17,4 - Ngân sách huyện 7,852 9,22 6,112 4,6 Tổng 85,151 100,00 130.126 100
Bảng 4.19 cho thấy, hai xã Nguyên Lý và Nhân Bình đã nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn khác nhau, tương ứng với các hạng mục công trình cần xây dựng trong kỳ quy hoạch xây dựng NTM. Xét về tỷ lệ giữa các loại nguồn vốn với nhau của 2 xã có thể thấy, nguồn kinh phí để xây dựng NTM của 2 xã vẫn dựa nhiều vào ngân sách nhà nước với 35.5& ở xã Nhân Bình và 34,68% ở xã Nguyên Lý. Tuy nhiên, nguồn kinh phí từ nhân dân đóng góp ở xã Nhân Bình tương đối cao, chiếm 17,2% tổng kinh phí toàn xã (22,42 tỷ đồng), trong khi nguồn này ở xã Nguyên Lý chỉ chiếm 9,82% (8,36 tỷ đồng).
Nguyên nhân của sự khác nhau trên giữa 2 xã là do:
* Cách thức tổ chức thực hiện của hai xã khác nhau:
Xã Nhân Bình thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ngoài việc phát động những phong trào của tỉnh, huyện, xã cũng có nhiều phong trào hay. Ngoài ra, việc tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, bảng tin tuyên truyền, tại các tuyến liên thôn có băng rôn, áp phích chiến lược về nội dung, ý nghĩa xây dựng NTM, ý nghĩa, tác dụng khi thực hiện từng công trình trong phương án quy hoạch, đặc biệt là việc làm đường, xây dựng NVH thôn, xóm…, những khó khăn khi giải phóng mặt bằng phải mở rộng, xây mới qua phần đất của nhân dân... Cán bộ chính quyền xã rất nhiệt tình tham gia tuyên truyền, làm gương cho bà con tham gia phong trào xây dựng NTM trên địa bàn, từ đó, tạo
hiệu ứng tích cực, khích lệ cho bà con cùng tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, ngày công lao động... Đặc biệt đối với những hộ còn chưa hiểu được chính xác mục đích, ý nghĩa của chương trình NTM nên chưa nhiệt tình tham gia thì Ban phát triển thôn tới tận nhà để tuyên truyền, vận động đối với những hộ đó.
Trong khi đó, xã Nguyên Lý lại chưa làm thật tốt công tác tuyên truyền, vận động, xã mới chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện chung, có tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã, PANO,..nhưng lại chưa có những phong trào thiết thực, các kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền tới từng thôn, từng hộ một cách chi tiết, cụ thể dẫn đến Ban phát triển một số thôn còn thụ động, hạn chế trong cách thức truyền đạt thông tin tới bà con nhân dân. Hơn nữa, cán bộ trong BCĐ xã còn thiếu nhiệt tình trong quá trình vận động người dân tham gia xây dựng NTM.
* Công tác huy động nguồn vốn:
Xã Nhân Bình: Có những cách thức huy động nguồn vốn rất linh hoạt và sáng tạo hơn xã Nguyên Lý. Các vấn đề về kế hoạch cụ thể, mức đóng góp tiền, ngày công lao động, thời gian thu tiền của người dân, thời gian khởi công, hoàn thành, số vốn chi cho từng hạng mục công trình được thực hiện công khai, minh bạch, có giám sát của dân... để cho dân hiểu, dân tin và khi có các ý kiến thắc mắc sẽ được giải đáp ngay. Vận động các đồng chí cán bộ, đảng viên gương mẫu, cùng với đó là vận động người thân, gia đình, anh em của họ tham gia hưởng ứng, kêu gọi hỗ trợ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Có công khai, niêm yết các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp làm gương tiêu biểu. Ngoài ra, xã còn thực hiện cấp bù diện tích đất nông nghiệp ngoài đồng cho những hộ hiến đất ở để mở rộng đường. Kết quả: 100% hộ dân trong xã đều tham gia đóng góp quỹ xây dựng, tham gia hàng nghìn ngày công lao động, đóng góp nguyên vật liệu, đặc biệt là hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, liên thôn, nội đồng, nhiều hộ sẵn sàng hiến đất ở với diện tích lớn.
Trong khi đó xã Nguyên Lý, công tác vận động nhân dân đóng góp kinh phí và kêu gọi tài trợ cho việc xây dựng NTM còn thiếu tính sáng tạo và hiệu quả. Hàng năm tiền đóng góp của người dân là rất hạn chế, một vài hộ dân đồng ý hiến đất mở đường giao thông nhưng không nhiều, vẫn còn nhiều hộ vị lợi ích cá nhân mà không chấp nhận hiến đất, làm ảnh hưởng đến cả tuyến đường, trong đó có cả một số hộ là Đảng viên.
4.4.3.2. Đánh giá chung
a. Xã Nguyên Lý
* Xã Nguyên Lý là một trong những xã có tiến độ xây dựng NTM chậm nhất huyện Lý Nhân. Căn cứ vào tình hình thực hiện với yêu cầu đề ra thì tính đến thời điểm hết năm 2016, xã Nguyên Lý đã đạt được 12/19 tiêu chí. Trong 3 phương án quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và quy hoạch CSHT thì thì chỉ có quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp có tiến độ thực hiện tương đối tốt, 2 phương án quy hoạch còn lại thực hiện còn chậm. Cụ thể:
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp: Là một xã có vị trí tương đối thuận
lợi để giao lưu, thông thương với các thị trường tiêu thụ lớn về hàng hóa cũng như các sản phẩm về nông nghiệp nên việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp của xã được ưu tiên và bước đầu đạt được kế hoạch đề ra. Những vùng quy hoạch sản xuất được thực hiện và đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, đời sống ổn định. Tuy nhiên có vùng trồng màu và khu chăn nuôi tập trung lại chưa được thực hiện đúng tiến độ gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM.
Quy hoạch sử dung đất xã Nguyên Lý: Công tác thực hiện theo phương án
quy hoạch trong 5 năm 2011- 2015 và kế hoạch năm 2016 của xã Nguyên Lý có chất lượng còn thấp, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất chưa đạt mục tiêu, tiến độ đặt ra, như: Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất giao thông, đất cơ sở văn hóa, giáo dục, đất thể dục thể thao.
Quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật: Tình hình thực hiện quy
hoạch CSHT của xã cũng rất chậm. Tính đến nay mới chỉ có hạng mục cơ sở y tế, bưu điện văn hóa xã, chợ nông thôn, hệ thống cấp nước, điện và hệ thống đài truyền thanh xã là hoàn thành. Các hạng mục khác đều đang thực hiện hoặc chưa được thực hiện.
* Nguyên nhân:
Chất lượng quy hoạch xây dựng NTM còn thấp, đôi chỗ chưa có sự thống nhất giữa đề án quy hoạch NTM với bản đồ thể hiện, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
BCĐ xây dựng NTM và Ban phát triển thôn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. Vai trò của một số cấp uỷ, chi bộ và một số cán bộ đảng
viên và nhân dân còn hạn chế, nhận thức về xây dựng NTM chưa đầy đủ, công tác chỉ đạo ở một số xóm còn lúng túng đặc biệt là trong công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp.
Trong công tác tuyên truyền vận động một số đơn vị xóm thực hiện chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Nhân dân tham gia các hội nghị họp xóm để bàn bạc dân chủ công khai còn vắng thiếu nhiều nên có một bộ phận đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa có đủ nhận thức về chương trình xây dựng NTM. Vì thế, một bộ phận người dân trên địa bàn xã cho rằng xây dựng NTM là của nhà nước, sẽ do nhà nước đầu tư nên họ vẫn còn thụ động, mang tư tưởng trông chờ vào ngân sách của Trung ương và địa phương.
Do điều kiện KT- XH của xã còn khó khăn, là một xã nông nghiệp, nguồn thu nhập thấp nên việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mặc dù được tỉnh, huyện hỗ trợ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vì vốn đầu tư quá lớn so với mức thu nhập của xã. Bên cạnh đó, có rất ít doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên kết quả thu được từ việc huy động sự ủng hộ của doanh nghiệp cũng thấp.
Chính quyền xã chưa đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư để thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn, chưa biết khéo léo lồng ghép những dự án xóa đói giảm nghèo với công tác xây dựng NTM để tăng thêm nguồn vốn có thể sử dụng. Việc huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn khá thấp, việc huy động nguồn lực của nhân dân cũng chưa đạt được mức tối đa, trong khi đó khối lượng vốn đầu tư cần có là rất lớn, nhất là xây dựng cơ bản, có những công trình vượt quá ngân sách của địa phương, do vậy tiến độ thực hiện chậm so với lộ trình. Đây có thể coi là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện công tác quy hoạch xây dựng NTM xã Nguyên Lý.
b. Xã Nhân Bình
* Sau quá trình triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM xã Nhân Bình đã có sự thay đổi toàn diện. Từ diện mạo nông thôn đến nhận thức của người dân, bản sắc văn hóa dân tộc có chuyển biến tích cực, góp phần phát triển KT- XH, nâng cao thu nhập cho người dân, đời sống vật chất, tinh thần, an ninh trật tự được ổn định. Và thành quả tốt nhất mà xã Nhân Bình đạt được đó là xã đầu tiên của huyện Lý Nhân được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Hay nói cách khác là công tác thực hiện quy hoạch xây dựng NTM của xã Nhân Bình cũng đạt và vượt tiến độ rất nhanh. Cụ thể:
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp: Tiến độ thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp xã Nhân Bình rất tốt. Các vùng sản xuất nông nghiệp đều có quy mô, diện tích theo đúng kế hoạch đề ra. Những vùng quy hoạch được hoàn thiện và đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, giúp nâng cao thu nhập cho người dân và ổn định đời sống.
Quy hoạch sử dụng đất xã Nhân Bình: chất lượng thực hiện quy hoạch sử