Đánh giá thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 53 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Đánh giá thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông

4.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân

4.3.1.Đánh giá thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông

HUYỆN LÝ NHÂN

4.3.1. Đánh giá thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới thôn mới

Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm:

+ Nhóm tiêu chí về quy hoạch;

+ Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội; + Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất; + Nhóm tiêu chí về văn hoá – xã hội – môi trường; +Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị.

4.3.1.1. Nhóm tiêu chí về quy hoạch

Công tác quy hoạch là nội dung hết sức quan trọng, quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở cho việc triển khai các nội dung tiếp theo. Quy hoạch nông thôn mới bao gồm quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường; quy hoạch phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện có...

Trên cơ sở kinh nghiệm trong chỉ đạo lập đồ án quy hoạch nông thôn mới của xã làm điểm Nhân Bình, việc xây dựng đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã phải thể hiện được ý tưởng quy hoạch là của cấp ủy, chính quyền địa phương và chọn lọc các ý kiến đóng góp của nhân dân và có tính khả thi cao; cơ quan tư vấn chỉ hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn.

* Kết quả thực hiện: Do tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo nên trong năm 2011, 100% các xã đã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới, được công khai rộng rãi và triển khai ra thực địa để làm cơ sở chỉ đạo tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch. Sau khi Đồ án quy hoạch được phê duyệt, các xã đã thực hiện công khai để nhân dân biết và xây dựng, ban hành Quy chế quản lý quy hoạch. Trên cơ sở Đồ án quy hoạch nông thôn mới, các xã đã và đang từng bước triển khai thực hiện theo quy hoạch, nhất là các công trình hạ tầng nông thôn, trụ sở làm việc, nhà văn hóa, trường học... Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch của

các xã có chuyển biến hơn. Trong quá trình triển khai thực hiện, một số điểm quy hoạch chưa phù hợp hằng năm đã kịp thời được rà soát, bổ sung và đề nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện chỉ đạo các xã xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020. Trong Đề án đã đánh giá cụ thể thực trạng, mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu. Nội dung Đề án xây dựng nông thôn mới của 22/22 xã được lấy ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân địa phương, các ngành liên quan xem xét, thẩm định và được UBND huyện phê duyệt trong năm 2011.

* Đánh giá: Chất lượng lập quy hoạch của các xã cơ bản đảm bảo theo

yêu cầu. Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra như việc cắm mốc quy hoạch ở một số xã thực hiện chưa được tốt hay như công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện đề án ở nhiều xã chưa được quan tâm đúng mức.

4.3.1.2. Nhóm tiêu chí về phát triển hạ tầng cơ sở

Tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn lực khác, chỉ đạo các xã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, trường học, nhà văn hoá, cải tạo khu dân cư hiện có... để từng bước đạt các tiêu chí nông thôn mới, tạo sự phấn khởi trong nhân dân.

* Tiêu chí 2: Giao thông

Hình 4.1. Thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn tại xã Hòa Hậu Hòa Hậu

Bảng 4.4. Hiện trạng đường giao thông trên địa bàn huyện Lý Nhân TT Chỉ tiêu Tổng số TT Chỉ tiêu Tổng số (km) Số km đã được bê tông hóa, nhựa hóa Số km chưa được cứng hóa Số km đạt chuẩn Tỷ lệ % đạt chuẩn 1 Quốc lộ 31,10 31,10 0,00 31,10 100 2 Tỉnh lộ 92,40 74,03 18,37 74,03 80,12 3 Đường trục xã, liên xã 315,13 149,75 165,38 149,75 47,52 4 Đường trục thôn, xóm 403,832 394,102 9,73 394,102 97,59 Tổng cộng 842,462 648,982 193,48 648,982 77,03

- Về đường giao thông nông thôn: 6 năm qua, toàn huyện đã hoàn thành xây dựng đường giao thông nông thôn và thực hiện quyết toán hỗ trợ xi măng cho 23/23 xã, thị trấn. Tổng chiều dài đường giao thông đã xây dựng là 570,25 km, đạt 100% với 2.952 tuyến. Tổng số tiền đầu tư xây dựng là 447.226.854.000 đồng (trong đó hỗ trợ xi măng là 107.577,9 tấn, tương đương với 132.288.508.000 đồng, chiếm tỷ lệ 29,7%; còn lại do nhân dân đóng góp và một phần hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân là 314.938.346.000 đồng). Các tuyến đường cơ bản đảm bảo B-mặt rộng từ 3m trở lên, dày trên 16cm. Đến nay, toàn huyện có 149,75/315,13 km đường trục xã đạt chuẩn; 394,102/403,832km đường trục thôn, xóm đạt chuẩn; 100% đường ngõ xóm không lầy lội về mùa mưa. Do khó khăn về nguồn kinh phí nên các tuyến đường của xã, huyện quản lý còn nhiều tuyến chưa đạt chuẩn, vì vậy trên địa bàn toàn huyện hiện mới có 05/22 xã (Nhân

Bình, Nhân Nghĩa, Nhân Mỹ, Công Lý, Nhân Đạo) đạt tiêu chí về giao thông.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giải phóng mặt bằng để mở rộng đường giao thông thôn, xóm đạt kết quả thiết thực. Các hộ dân đều tự nguyện phá tường, dịch giậu, chặt cây... để giải phóng mặt bằng mà không đòi hỏi tiền đền bù. Tổng diện tích đất người dân trong huyện đã hiến để làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi là 167,5ha (trong đó có 12,2ha làm đường trục xã, 20,1ha làm đường thôn, xóm, 123,5ha làm đường trục chính nội đồng, 11,7ha xây dựng công trình phúc lợi); dịch 115.976,3m tường xây, 25.507,3m giậu cây, chặt 10.739 cây; di chuyển 689 công trình; đóng góp

182.200,5m3 vật tư,... Kết quả làm đường giao thông nông thôn của huyện Lý Nhân đã được Bộ Giao thông Vận tải tặng Cờ thi đua xuất sắc và UBND tỉnh Hà Nam tặng Bằng khen.

- Về đường trục chính nội đồng: Huyện đã ban hành Quyết định phê duyệt 432 tuyến đường trục chính nội đồng với chiều dài 238,39 km trên địa bàn 22 xã. Triển khai đắp nền đường và từng bước cứng hóa mặt đường. Đến nay, toàn huyện đã đắp nền đường được 196,39/238,39km = 82,4%; trong đó có 47,93km được cứng hóa (16,64 km bê tông, 31,29 km rải đá cấp phối), đạt tỷ lệ 20,1%.

* Tiêu chí 3: Thủy lợi

Hình 4.2. Nạo vét, kiên cố hóa kênh T5-1 xã Nhân Mỹ

Trong những năm gần đây, bằng các nguồn vốn lồng ghép, toàn huyện đã kiên cố hóa được 390,38/476,6 km kênh, đạt tỷ lệ 81,9%, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước tưới tiêu trong sản xuất của người dân. Đến nay có 22/22 xã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi, tăng 22 xã so với năm 2011.

* Tiêu chí 4: Điện

Bảng 4.5. Hiện trạng hệ thống điện trên địa bàn huyện Lý Nhân

TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2016 ĐVT

1 - Số xã có hệ thống điện đạt chuẩn - Số xã có điện lưới quốc gia

22/22 22/22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Xã

2 Số trạm biến áp 301 Trạm

3 - Số km đường dây trung áp (35 KV, 10 KV) - Số km đường dây 0,4 KV 286 134 Km Km 4 Số hộ sử dụng điện 98 %

Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Lý Nhân Đến nay, 100% hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện đã bàn giao hệ thống lưới điện hạ áp về ngành điện quản lý. 6 năm qua, ngành Điện đã đầu tư trên 160 tỷ đồng để xây dựng mới 91 trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp trên địa bàn huyện đến nay có 301 trạm, nhìn chung hệ thống điện đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, chất lượng điện được đảm bảo, hiện tượng quá tải từng bước được khắc phục. Đến nay, tiêu chí điện có 22/22 xã đạt chuẩn, tăng 20 xã so với năm 2011.

* Tiêu chí 5: Trường học

6 năm qua, huyện đã triển khai xây dựng mới, nâng cấp 350 phòng học các cấp; đến nay, đã đưa vào sử dụng 333 phòng học (trong đó 179 phòng học mầm non, 93 phòng học tiểu học, 61 phòng học THCS). Toàn huyện có 53/76 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 69,74% (trong đó có 10/23 trường mầm non, 24/24 trường tiểu học, 17/25 trường THCS, 2/4 trường THPT). Đến nay, có 10/22 xã (Văn Lý, Công Lý, Chính Lý, Nhân Chính, Nhân Nghĩa, Nhân Khang,

Chân Lý, Nhân Bình, Xuân Khê, Nhân Mỹ) đạt tiêu chí về trường học, tăng 10 xã

so với năm 2011.

* Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá

Hình 4.5. NVH thôn Tân Hưng, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân

Trong 6 năm qua, toàn huyện nâng cấp, xây dựng mới 7 nhà văn hóa xã

(Nhân Bình, Nhân Khang, Tiến Thắng, Nhân Nghĩa, Bắc Lý, Công Lý, Nhân

Hưng); 123 nhà văn hoá thôn, xóm. Đến nay, có 8/22 xã (Công Lý, Văn Lý, Nhân

Khang, Nhân Mỹ, Đạo Lý, Chân Lý, Nhân Bình, Xuân Khê) đạt tiêu chí về cơ sở

* Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

Hình 4.6. Chợ Quán, xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân

Trên địa bàn huyện hiện có 21 chợ (trong đó chỉ có một số ít chợ nằm trong quy hoạch chợ nông thôn, còn chủ yếu là các điểm họp chợ). 6 năm qua, có 3 xã (Nhân Nghĩa, Nhân Đạo, Hợp Lý) đã tiến hành nâng cấp, cải tạo chợ trung tâm. Đến nay, 100% số xã trong quy hoạch có chợ nông thôn đều đạt tiêu chí chợ nông thôn.

* Tiêu chí 8: Bưu điện

22/22 xã đã đạt chuẩn khi điều tra đánh giá hiện trạng, đến nay các xã tiếp tục giữ vững và phát huy có hiệu quả. Các điểm bưu điện - văn hóa xã thường xuyên được nâng cấp và bổ sung trang thiết bị, mở rộng dịch vụ để phục vụ nhu cầu của nhân dân.

* Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư

Đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình xóa nhà tạm, nhà không an toàn trong khu dân cư, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cải tạo, nâng cấp nhà ở theo quy hoạch và đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, có 22/22 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư, tăng 13 xã so với năm 2011.

Đánh giá chung: Tính đến hết năm 2016, việc thực hiện nhóm tiêu chí này

của huyện Lý Nhân đạt mức khá so với toàn tỉnh Hà Nam. Cụ thể, tỷ lệ đạt được các tiêu chí trong nhóm này của các xã được thể hiện cụ thể trong phụ luc 13:

Ngoài ra, các hạng mục công trình như trụ sở UBND xã, trạm y tế xã được quan tâm đầu tư xây dựng. 6 năm qua, có 5 xã (Xuân Khê, Nhân Khang, Nhân

Chính, Đức Lý, Chính Lý) xây dựng mới, nâng cấp trụ sở UBND xã; 5 xã (Nhân

Khang, Nhân Chính, Văn Lý, Hợp Lý, Nhân Thịnh) xây dựng, nâng cấp trạm y tế.

Đến nay, đã hoàn thành 4 trụ sở UBND xã, 3 trạm y tế xã đạt chuẩn.

Nguyên nhân: Việc thực hiện chậm tiến độ đối với nhóm tiêu chí hạ tầng –

kinh tế - xã hội ở một số xã trên địa bàn huyện là do khối lượng đầu tư nguồn vốn xây dựng các tiêu chí này là rất lớn. Những công trình vượt quá khả năng ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng được hết, do vậy chậm tiến độ so với lộ trình như: giao thông, Trường học, NVH trung tâm xã…

4.3.1.3. Nhóm tiêu chí về Kinh tế và tổ chức sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp nên trong những năm qua, cơ cấu nông nghiệp của huyện có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác. Vụ đông được duy trì là vụ sản xuất chính trong năm, mở rộng diện tích cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao như: dưa chuột xuất khẩu, bí xanh, bí đỏ, rau an toàn... Đến nay, bình quân giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đạt 93 triệu đồng/ha, tăng 23 triệu đồng so với năm 2010. Các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ được duy trì và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. 6 năm qua, toàn huyện đã thành lập mới 98 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện đến nay là 238 doanh nghiệp; duy trì hoạt động có hiệu quả của 15 làng nghề truyền thống, 7 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 31 làng có nghề đã được UBND tỉnh công nhận.

* Tiêu chí 10: Thu nhập

Là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên thu nhập bình quân đầu người thấp. Sau 6 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đã tăng 14 triệu đồng/người, từ 14,5 triệu đồng/người năm 2011 lên 28,5 triệu đồng/người năm 2016. Đến nay, toàn huyện có 22/22 xã đạt tiêu chí về thu nhập, tăng 22 xã so với năm 2011.

Kết quả thực hiện các chương trình, đề án phát triển sản xuất:

+ Đề án chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học: Đến hết tháng 9/2015, toàn huyện đã làm được 720 mô hình và nghiệm thu được 713 mô hình (năm

2011: 29 mô hình, năm 2012: 307 mô hình, năm 2013: 319 mô hình, năm 2014:

53 mô hình, năm 2015: 5 mô hình) với tổng diện tích 13.398,06m2; số tiền hỗ trợ

là 2.576.310.000 đồng.

+ Mô hình trồng nấm: Đến hết tháng 9/2015, toàn huyện có 309 mô hình trồng nấm ăn đã và đang triển khai sản xuất nấm ăn các loại (năm 2012: 34 mô

hình, năm 2013: 98 mô hình, năm 2014: 160 mô hình, năm 2015: 17 mô hình)

với tổng số tiền hỗ trợ 4.109.351.000 đồng.

+ Mô hình cánh đồng mẫu: Năm 2014 huyện Lý Nhân triển khai 3 cánh đồng mẫu tại 3 xã Nhân Mỹ, Nhân Bình, Xuân Khê: tổng diện tích 95,285 ha, kinh phí hỗ trợ 701.318.000 đồng; năm 2015 tiếp tục triển khai cánh đồng mẫu tại một số xã như Xuân Khê, Nhân Mỹ.

+ Đề án chăn nuôi bò sữa: Đến ngày 10/10/2015, trên địa bàn huyện có 18 hộ dân đang nuôi 344 con bò sữa (169 con bò, 78 con bê tơ, 97 con bê con). Số bò sữa trên đều đã được đeo thẻ tai, phát sổ theo dõi phối giống thụ tinh nhân tạo. Đã phê duyệt dự án chăn nuôi bò sữa cho 6 hộ dân; triển khai hướng dẫn quy chế mua bò Úc cho các hộ đăng ký mua năm 2015 (đến nay có 08 hộ đóng tiền đặt cọc mua bò Úc với 10% giá trị con bò tương đương với số tiền 776 triệu đồng.

Thực hiện theo cơ chế hỗ trợ của Đề án, UBND huyện đã chỉ đạo các xã thành lập Hội đồng nghiệm thu và tổ chức nghiệm thu tại các hộ dân đảm bảo tiêu chí của Đề án. Kết quả nghiệm thu được 13 hộ/18 hộ chăn nuôi ở 5 xã với số kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1.118.171.000 đồng (trong đó mới đề nghị hỗ trợ lãi suất và công cụ máy băm cỏ hoặc máy vắt sữa, chưa đề xuất kinh phí hỗ trợ xây

dựng hầm Biogas); còn lại 5 hộ dân do chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư chưa

đảm bảo theo quy định nên không được hỗ trợ.

+ Mô hình cung ứng thức ăn chăn nuôi: Toàn huyện có 411 hộ dân thuộc 15 xã đăng ký tham gia, trong đó có 271 hộ/11 xã đã nhận cám với số lượng 2.694 tấn cám (trong đó Công ty Hoàn Dương 2.565 tấn, Công ty Hồng Hà 129 tấn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 53 - 68)